Phi Hề Bất Thành Chèo
Giới thiệu chung
Nhà hát Chèo Việt Nam là nơi sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn gìn giữ và phát triển nghệ thuật Chèo Việt Nam. Nhà hát Chèo Việt Nam là 1 trong 12 cơ quan chủ quản trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Nhà hát Chèo Việt Nam chính là cái nôi của nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, là nơi dàn dựng và biểu diễn các vở kinh điển nổi tiếng của môn nghệ thuật chèo. Không chỉ vậy, Nhà hát Chèo Việt Nam còn có lực lượng đi biểu diễn và truyền dạy thường xuyên cho các nhà hát chèo địa phương, được xem là anh cả của các nhà hát Chèo.
Đến năm 2024, Nhà hát Chèo Việt Nam đã có tới 73 nghệ sĩ ưu tú và 21 nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân qua ác thời kỳ, tiêu biểu như: NSND Trần Thị Dịu (Dịu Hương), NSND Trịnh Thị Lan (Cả Tam), NSND Tống Văn Ngũ (Năm Ngũ), NSND Nguyễn Văn Thịnh (Trùm Thịnh), NSND Nguyễn Thị Lý (Minh Lý) Nguyễn Mầm (Lý Mầm), NSND Vũ Văn Nghị (Tư Liêm), NSND Ngô Thị Quắm (Thanh Hoài), NSND Chu Văn Thức, NSND Bùi Trọng Đang, NSND Lê Tuấn Cường, NSND Nguyễn Đức Thỉnh (Mạnh Tuấn), NSND Bùi Đắc Sừ, NSND Đinh Mạnh Phóng, NSND Trần Thị Quyền (Vân Quyền), NSND Vũ Thúy Ngần (Thúy Ngần), NSND Minh Thu, NSND Thanh Ngoan, NSND Khắc Tư, NSND Diễm Lộc, NSND Minh Trí…, NSƯT Phúc Lợi, NSƯT Kim Liên, NSƯT Phú Kiên, NSƯT Vũ Bá Dũng, NSƯT Tuấn Tài, NSƯT Vũ Tất Dũng…
Ngoài biểu diễn trong nước, Nhà hát Chèo Việt Nam đã lưu diễn ở nhiều nước Châu Âu và Châu Á.
Lịch sử phát triển
Trung tâm biểu diễn, nghiên cứu và đào tạo nghệ thuật Chèo
Nhà hát Chèo Việt Nam là trung tâm biểu diễn, nghiên cứu và bảo tồn và phát triển nghệ thuật Chèo, tiền thân là Tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, thành lập năm 1951 tại Việt Bắc. Nhà hát Chèo Việt Nam là nhà hát Chèo chuyên nghiệp hoạt động trên diện rộng ngay sau năm 1951. Nhà hát Chèo Việt Nam được thành lập từ năm 1951 hiện nằm tại Tổ 16 khu văn hóa nghệ thuật Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Thành lập Nhà hát Chèo Việt Nam
Ngày 6 tháng 5 năm 1964, Bộ Văn hóa ra Quyết định số: 14-VH-QĐ thành lập Nhà hát Chèo Việt Nam trên cơ sở các đơn vị sau đây:
- Đoàn Chèo 1;
- Đoàn Chèo 2.
- Ban Nghiên cứu Chèo;
- Khoa Chèo thuộc Trường Nghệ thuật Sân khấu.
Chức năng & Nhiệm vụ
Bảo tồn nghệ thuật chèo
Từ ngày đầu thành lập, Nhà hát đã tập hợp các nghệ nhân ưu tú trong một chương trình khai thác và học tập vốn cổ trong nghệ thuật Chèo. Trên cơ sở đó, Nhà hát đã phục hồi, chỉnh lý, cải biên thành công những vở Chèo truyền thống tiêu biểu như: “Quan Âm Thị Kính”, “Lưu Bình – Dương Lễ”, “Xuý Vân”, “Từ Thức”, “Trương Viên”… “Chu Mãi Thần” “ Tôn Mạnh – Tôn Trọng ”
Đơn vị đầu ngành
Với vai trò một đơn vị đầu ngành, Nhà hát Chèo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật, với những vở diễn luôn theo sát những nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Các vở diễn với mục đích đưa nghệ thuật Chèo truyền thống phát triển và thích ứng với thời đại mới. Nhiều vở diễn đã được đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ thuật, đã được tặng huy chương vàng, bạc và các giải thưởng cao trong các kì hội diễn, liên hoan sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc: “Chị Trầm”, “Con trâu hai nhà”, “Cô gái Sông Lam”, “Tình rừng”, “Lọ nước thần”, “Sông Trà Khúc”, “Vòng phấn Cáp-ca-dơ”, “Thái hậu Dương Vân Nga”, “Lý Nhân Tông kế nghiệp”, “Tô Hiến Thành”, “Hồ Xuân Hương”, “Vua Chổm”…
Phát triển, lưu truyền nghệ thuật chèo
Nhà hát Chèo Việt Nam đã lưu diễn phục vụ nhân dân khắp mọi miền Việt Nam, đồng thời cũng có mặt ở nhiều nước trên thế giới, giới thiệu nghệ thuật Chèo truyền thống của Việt Nam với bè bạn khắp năm châu.
Thành tích khen thưởng
Nhà hát Chèo Việt Nam đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng ban như Ban Giám đốc, Phòng Nghệ thuật, Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Kế toán – Tài chính, Phòng Đào tạo và các đơn vị liên quan khác. Thể hiện theo sơ đồ dưới đây