VHO- Vào chiều tối ngày 22/01/2021, trong khuôn khổ Lễ hội Tết Việt 2021 tại công viên Lê Văn Tám, TP.HCM, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã xác lập Kỷ lục “Sự kiện chế biến và công diễn các món Xôi – Chè Cung đình và Dân gian truyền thống Việt Nam cùng lúc nhiều nhất” đến ba đơn vị đồng sở hữu.
.jpg)
Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, triều Nguyễn được coi là một trong những triều đại vô cùng quan trọng trong lịch sử nước ta bởi đây không chỉ là triều đại Quân chủ Phong kiến cuối cùng tại Việt Nam mà còn là dấu mốc chói lọi trong quá trình định hình và phát triển nền ẩm thực của nước nhà. Văn hóa ẩm thực trong giai đoạn này thường gắn liền với các món ăn đặc trưng chuyên được chế biến để tiến vua. Những món ăn này đều thuộc loại cao lương mỹ vị, được chế biến công phu, cầu kỳ nhằm đạt đến những chuẩn mực cao nhất là vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng và vừa bổ dưỡng, và cũng từ đó mà khái niệm “Ẩm thực Cung đình” nổi tiếng ra đời và được xem là một kho tàng di sản văn hóa cực kỳ quý báu của Việt Nam.
Trong hàng ngàn các món ăn của Huế nói riêng, Việt Nam nói chung, các món xôi chè Cung đình và Dân gian truyền thống được coi là một phạm trù vô cùng độc đáo với đầy đủ tính “âm dương, ngũ hành”. Có thể gọi đây là một bộ món ăn mang lại cho người dùng sức khỏe và ngon miệng một cách thú vị mà mùa nào cũng có thể sử dụng được.
Trên cơ sở và mục tiêu đó, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam phối hợp với Sở Văn Hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế và Trường Cao Đẳng Du lịch Huế đồng nghiên cứu sưu tầm và thực hiện sự kiện ẩm thực chế biến, công diễn các món xôi chè Cung đình và truyền thống dân gian trong khuôn khổ Lễ hội Tết Việt 2021 tại công viên Lê Văn Tám – TP Hồ Chí Minh.
.jpg)

Sự kiện có sự tham gia của 25 nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực tại ba miền Bắc Trung Nam trực tiếp chế biến và công diễn


Theo đó, đã có 50 món xôi chè Cung đình và Dân gian truyền thống được lựa chọn thực hiện tại sự kiện. Các món được làm từ nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau. Đa phần các món chè xôi được chế biến qua lửa và được phân thành nhiều công đoạn do 25 nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực, nhà giáo ẩm thực, nhà nghiên cứu, đầu bếp và các nhà chuyên môn trực tiếp chế biến và tham gia công diễn.

Theo ông Lê Tân, hoạt động này không chỉ nhằm mục đích bảo tồn, nhân rộng nhận thức về một trong những nét di sản văn hóa ẩm thực của nước ta mà còn hướng tới mục tiêu nâng tầm ẩm thực Việt Nam lên một tầm cao mới cũng như giới thiệu đến với cả thế giới những đặc trưng độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Sau đó, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã xác lập Kỷ lục Sự kiện chế biến và công diễn các món Xôi – Chè Cung đình và Dân gian truyền thống Việt Nam cùng lúc nhiều nhất đến ba đơn vị đồng sở hữu gồm Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam; Sở Văn Hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế và Trường Cao Đẳng Du lịch Huế.
.jpg)
.jpg)
.jpg)

Buổi biểu diễn được đánh giá là một sự kiện ẩm thực độc đáo, tạo sức làn tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng cũng như là tiền đề cho nhiều sự kiện liên quan đến văn hóa ẩm thực, giới thiệu đặc sản ẩm thực sau này của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Theo Kyluc.vn