VHO- Hiểu về truyền thống một cách thấu đáo trong mối quan hệ hài hòa với dòng chảy của thời đại, các nhà thiết kế có thể tìm thấy chất liệu, cảm hứng sáng tạo trong kho báu di sản đồ sộ của dân tộc, từ đó cho ra đời các sản phẩm mang đậm hơi thở cuộc sống hiện nay, nhưng vẫn chuyển tải nét độc đáo của hồn cốt Việt.
Trong 5 – 10 năm trở lại, sự trỗi dậy của bản sắc văn hóa dân tộc đã thổi một luồng gió mới cho những người sáng tạo. Một số NTK đã biết đánh thức nét đẹp tiềm ẩn và khơi dậy cảm hứng từ những giá trị văn hóa đặc trưng. Chẳng hạn, NTK Minh Hạnh đưa nét đẹp thổ cẩm vào thiết kế của mình, gây ấn tượng mạnh mẽ khi được trình diễn tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ) cũng như nhiều sàn diễn thời trang trên thế giới. Bà cho biết: “Tôi không thể lấy hết được chất liệu của 54 dân tộc nhưng những chất liệu và màu sắc đặc trưng nhất, phù hợp với khuynh hướng thời trang hiện nay nhất thì tôi đặt trong bộ trình diễn của mình”.
Hay như gần đây, dự án Hoa văn Đại Việt được khởi xướng bởi nhóm Đại Việt Cổ Phong đã nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng, với cách thể hiện chính là sử dụng vector để vẽ lại những hoa văn dân tộc, ứng dụng vào rất nhiều sản phẩm hàng ngày: Quần áo, giày dép, khăn thời trang… Tương tự, dự án Họa sắc Việt cũng được dư luận quan tâm. NTK đồ họa Trịnh Thu Trang, người sáng lập dự án chia sẻ: “Chúng tôi luôn rất chú trọng đến việc làm thế nào để các giá trị cổ truyền có cuộc sống mới và phù hợp với hiện tại. Để những điều xưa cũ trở nên mới mẻ, các sản phẩm ứng dụng được sáng tạo ra để mọi người có thể cảm nhận rõ hơn về tính ứng dụng của các họa tiết truyền thống”.
Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình thiết kế sáng tạo những sản phẩm, đồ dùng hàng ngày mang giá trị thương hiệu Việt Nam, cuộc thi Designed by Vietnam 2021 vừa được Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Bộ VHTTDL phối hợp cùng nhiều đối tác chuyên môn phát động. Với chủ đề Đánh thức truyền thống (Awakening Traditions), cuộc thi được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam – VNDW 2021, dự kiến diễn ra từ ngày 15 đến 21.11, tại Hà Nội, Huế và TP.HCM. Cuộc thi được tổ chức dưới sự dẫn dắt của các NTK có tầm ảnh hưởng trong 5 lĩnh vực Thiết kế Truyền thông (Communication design), Thiết kế Đồ nội thất (Living design), Thiết kế Vật dụng trang trí (Decor & Object design), Thiết kế Trang phục (Clothing design), Thiết kế công cộng (Public design). “Chúng tôi đang mong chờ những thiết kế sống động và tươi trẻ của ngày hôm nay dựa trên sự tìm tòi có chọn lọc, sự tinh giản có ý tứ, sự cô đọng “có nghề” về hành trình tìm lại truyền thống dù bằng cách này hay cách khác, cá nhân hay đồng đội, để tạo ra được “mật mã truyền thống” của riêng mình bằng những bộ màu, chất liệu, hình dáng, chuyển động, âm thanh, dẫn dắt ý tưởng… cho những thiết kế truyền thông Created & Crafted in Vietnam, NTK Từ Phương Thảo, Giám đốc thiết kế Sadec District chia sẻ.
Trong đó, nói về hạng mục Thiết kế Đồ nội thất, bà Nguyễn Phan Thùy Dương, Chủ biên tạp chí ELLE Decoration Vietnam cho biết, có lẽ chưa bao giờ, trên phạm vi toàn thế giới, quan niệm về không gian sống lại được tái định nghĩa và chiêm nghiệm nhiều đến thế, kể từ thời điểm mà Covid-19 chạm ngõ nhân loại. Thách thức của việc phải từ bỏ tự do đi lại, dẫu chỉ trong thời gian nhất định khiến người ta quan tâm hơn đến việc tối ưu hóa diện tích mà mình sinh hoạt hằng ngày và phối hợp nó với những chức năng/ nhiệm vụ tích hợp và cộng hưởng. Nếp sống ấy tưởng chừng mới mẻ nhưng nếu nhìn về truyền thống tổ chức cuộc sống và lao động của ông cha ta chỉ khoảng hơn 100 năm trước thôi, thì lại rất nhiều điểm tương đồng. Ngôi nhà không chỉ là nơi chở che lưu trú mà còn là địa điểm sản xuất, hội họp, là kho thực phẩm và cũng là nơi thờ phụng thần linh và tổ tiên… Mong rằng những điều đó sẽ được “đánh thức” trong cuộc thi năm nay.
Khi nghe từ “truyền thống”, chúng ta thường nghĩ đến những thứ thuộc về quá khứ – của một thời gian và không gian cố định nào đó, làm như vậy dễ dẫn đến nguy cơ bỏ qua tính liên tục, tính thích ứng và tính biến đổi vốn có của truyền thống. NTK Vũ Thảo, Giám đốc thiết kế tại Kilomet109, người dẫn dắt trong lĩnh vực Thiết kế trang phục của cuộc thi cho rằng: Mỗi thế hệ sẽ có một cách tiếp nhận, nuôi dưỡng truyền thống khác nhau, và cả bồi đắp thêm những địa tầng mới cho giá trị truyền thống. Với thiết kế, nếu được nhìn nhận một cách nghiêm túc với tinh thần tôn trọng lịch sử và tổ tiên nhưng vẫn mạnh dạn đổi mới, NTK sẽ giúp truyền thống được tiếp nối trong xã hội đương đại.
VHO- Một trong những nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là “Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Tuy nhiên, theo tôi, đến nay chúng ta cũng chưa thực sự có những cơ chế chính sách cho du lịch và vì du lịch.
Du thuyền sang trọng trên vịnh Lan Hạ (Hải Phòng). Ảnh H.P
Định vị thương hiệu quốc gia là điểm đến di sản
Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Điều này không ai có thể phủ nhận. Thậm chí nhiều hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, chúng ta chưa phát triển du lịch xứng tầm với những tiềm năng chúng ta có. Điều này ai cũng công nhận. Việt Nam có 4 điểm khác biệt, nổi trội để phát triển du lịch là: thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực và con người. Nhưng bao nhiêu năm nay, chúng ta cứ loay hoay trong việc chọn điểm mạnh nhất để xây dựng sản phẩm, xúc tiến, quảng bá. Cuối cùng, cũng không thể dũng cảm mà chọn ra một sản phẩm nào nhất để xây dựng thành thương hiệu du lịch quốc gia, để cứ nhắc đến Việt Nam người ta phải nhắc đến sản phẩm ấy. Từ du lịch di sản, có thể kết nối, khai thác các loại hình du lịch golf, nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe; đăng cai các sự kiện lớn như đua xe công thức 1, đạp xe, marathon…
Theo nhiều năm kinh nghiệm làm du lịch của tôi, bằng tình yêu với du lịch và sự hiểu biết về đất nước mình, Việt Nam nên định vị thương hiệu quốc gia là điểm đến di sản. Di sản dù lớn hay nhỏ, vật thể hay phi vật thể, vùng miền nào cũng có, nhiều địa phương không những có mà có rất nhiều. Đây là thứ đáng để chúng ta chọn, để chúng ta thể hiện trách nhiệm với di sản của đất nước mình. Khi chọn được rồi, phải dồn lực để mà làm nổi bật điểm đến đó lên. Phải làm hình ảnh thật tốt để nó xứng đáng là thương hiệu du lịch quốc gia, điểm đến phải đẹp, không gian rộng mở, nhìn vào đã thấy sự tinh khiết, kỳ diệu, màu trời, màu nước thật lung linh… tất cả, phải ở sự trải nghiệm của khách, tuyệt đối không phải là hình ảnh photoshop. Chỉ cần nhìn vào những hình ảnh đấy, khách sẽ phải thốt lên “Đẹp quá! Ở đâu đấy? Nhất định mình phải đến đấy, đúng giờ đó”.
Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình). Ảnh NGUYỄN TRỌNG KHÁNH
Khách du lịch giờ rất mẫn cảm với sự thật- giả, được- mất, vui- buồn nên đừng bao giờ làm cho họ cảm thấy bị lừa gạt, bị tổn thương, lúc nào họ cũng phải được tôn trọng nhất, chăm chút nhất. Hãy luôn coi khách hàng là trung tâm.
Chọn di sản để xây dựng thành thương hiệu du lịch quốc gia nhưng phải sáng tạo, không “ăn mày di sản”, cũng không phải thay vì làm đẹp hơn thì lại phá đi mà phải làm tăng giá trị di sản, để khách du lịch khắp nơi trên thế giới được chiêm ngưỡng di sản, thưởng thức giá trị đó. Tôi lấy ví dụ, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) với vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) thông nhau nhưng bao nhiêu năm nay, cùng 1 chuyến tàu, khách vẫn chỉ đi được 1 vịnh. Muốn đi vịnh kia phải là một chuyến tàu khác, bến khác, tuyến khác. Đến giờ tôi vẫn không hiểu, sao lại có cảnh “ngăn sông cấm chợ này”? Chẳng nhẽ Quảng Ninh với Hải Phòng nói chuyện với nhau khó đến thế, những xung đột lợi ích không thể giải quyết khiến không thể thông thương, thông bến? Trong khi ai cũng hiểu, nếu liên kết, cùng khai thác, thống nhất các tiêu chí, quy chuẩn thì sẽ tạo ra được các sản phẩm đa dạng hơn, khách có nhiều lựa chọn hơn. Cái này có thể làm ngay, chỉ cần vài chữ ký.
Hay như vẫn một bản nhạc, nghe ở Phú Quốc, Nha Trang khác, nghe ở Đà Lạt khác, nghe ở Sa Pa lại khác nữa; nghe khi bình minh khác mà nghe lúc hoàng hôn khác. Cái chính là người làm du lịch phải chạm được vào cảm xúc của khách, mang tới cho khách những cảm nhận, trải nghiệm mới. Khung cảnh tại điểm đến, âm nhạc và thái độ của nhân viên phục vụ là những yếu tố có thể gây thương nhớ, mang tới những trải nghiệm đắt giá cho du khách.
Khách quốc tế mặc trang phục áo dài trong hành trình khám phá điểm đến Việt Nam. Ảnh H.P
Có những thời điểm, tour du thuyền Emperor ngắm hoàng hôn trên vịnh Nha Trang của chúng tôi phải đặt vài tháng mới có chỗ. Khách du lịch được trải nghiệm những dịch vụ cao cấp trên du thuyền độc bản và như được ngược dòng lịch sử về với thời vua Bảo Đại những năm 30 của thế kỷ trước, thưởng ngoạn thiên đường Nha Trang, thành phố từ biển Đông trong nền nhạc sống (violon và guitar), thưởng thức bữa tối sang trọng với các món hảo hạng…. Chỉ với 4 tiếng, khách du lịch phải trả 120 usd nhưng nó thực sự đáng giá.
Ở Việt Nam, tôi thấy có nhiều cái rất đáng tiếc, rất muốn làm mà không sao làm được. Tất cả các thành phố nổi tiếng trên thế giới: Venice (Ý), St. Peterburg (Nga), London (Anh), Paris (Pháp, Amsterdam (Hà Lan), Thượng Hải, Phượng Hoàng (Trung Quốc), Vienna (Áo), Bangkok (Thái Lan), Bruges (Bỉ), Stockholm (Thụy Điển)… đều lấy sông, hồ làm trung tâm, riêng Việt Nam gần như quay lưng lại với sông, hồ. Tôi luôn mơ ước cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền ở sông Hồng, từ Hà Nội đi Hạ Long hay đi Hưng Yên- Thái Bình, ngược lên Phú Thọ…; trên hành trình ấy ngắm những cây cầu vắt qua 2 thế kỷ như: Long Biên, Thăng Long; nghe những câu chuyện dời đô nghìn năm trước, nhớ về cội nguồn từ thủa các vua Hùng… Hay những nơi thật êm đềm, sang trọng ở Hồ Tây, ngắm hoàng hôn rơi theo tiếng chuông chùa Trấn Vũ. Tôi chờ mãi chưa thấy Hà Nội có chủ trương kêu gọi đầu tư, xây dựng những bến du thuyền, nơi ngắm cảnh ở Hồ Tây. Nếu có, tôi sẽ là người đầu tiên đầu tư vào Hồ Tây.
Di sản văn hóa thế giới Hội An (Quảng Nam) luôn thu hút bước chân khách du lịch. Ảnh ĐINH HÀI
Phải có tầm nhìn và hành động cụ thể
Trở lại việc xác định Việt Nam là điểm đến di sản, ngoài việc tập trung xây dựng sản phẩm du lịch di sản- văn hóa, quảng bá cho thương hiệu quốc gia, mỗi địa phương cũng phải tìm ra được sự độc đáo của tỉnh, thành mình để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng. Có thể đến Hà Nội giữa 36 phố phường thưởng thức những món ngon, đi làng cổ Đường Lâm nghe câu chuyện xứ Đoài mây trắng. Đến Hội An, bên bờ sông Hoài ngắm nhìn những căn nhà cổ nở đầy hoa giấy, nơi có biết bao tâm tư, tình cảm, điệu bài chòi của người dân nơi đây, nhớ về thương cảng xưa sầm uất… Chúng ta có thể có những sản phẩm du lịch triệu usd, tại sao không? Nhưng muốn thương hiệu đó được nhiều người biết đến, ghi sâu vào tâm trí của khách, việc quảng bá, xúc tiến vô cùng quan trọng.
Vẻ đẹp hùng vĩ của điểm đến Việt Nam. Ảnh H.P
Người làm du lịch phải có nghệ thuật bán hàng tốt, hướng dẫn viên phải hiểu về điểm đến của mình, truyền tải một cách hấp dẫn các thông điệp của điểm đến. Điều này chúng ta phải học Thái Lan. Họ làm rất tốt. Họ tôn vinh khách hàng nhưng thực ra là họ đang tôn vinh họ. Ví dụ như chiến dịch Discover Thainess, quảng bá về lối sống và văn hóa của người Thái. Khi đó, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) tổ chức cuộc thi “One and Only” (một lần và duy nhất) nhằm khám phá và đưa lại những trải nghiệm về tất cả những gì gọi là “Thainess”, nghĩa là những gì mang đậm chất Thái và chỉ có ở Thái Lan. Tham gia cuộc thi, du khách sẽ được khám phá Thái Lan qua: Muay Thái, điệu nhảy truyền thống Thái, ẩm thực Thái, làm vòng hoa kiểu Thái và nói tiếng Thái.
Trước đó, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã rất thành công với chiến dịch “Tôi ghét Thái Lan” (I hate Thailand)- một chiến dịch quảng bá du lịch Thái cực kì ấn tượng. Trong suốt chiến dịch, TAT cho sản xuất 1 video, đăng tải và lan truyền video đó dưới hình thức ẩn danh, điều này khiến công chúng ngỡ như đoạn video quảng cáo là của một cá nhân nào đó ghi lại. Nội dung video nói về một du khách nước ngoài tên James đến Thái Lan du lịch lần đầu tiên và dự định ở lại đó một tuần. Mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ khi anh bị mất túi, trong đó có toàn bộ giấy tờ, điện thoại, tiền mặt… James bắt đầu trở nên bực tức, anh đi lang thang, chửi thề, và nói rằng anh ghét Thái Lan, tất cả những gì Thái Lan để lại cho anh lúc này chỉ là vài đồng xu lẻ. Thời khắc James như bế tắc ở Thái cũng là lúc anh nhận được sự giúp đỡ của người dân địa phương. Họ chia sẻ với anh đồ ăn, chỗ ngủ. Họ dẫn dắt anh tham gia vào những hoạt động văn hóa địa phương một cách rất tự nhiên và hiếu khách. Một ngày, họ tìm thấy túi của anh. Nó không bị đánh cắp bởi bất kì ai, một con khỉ đã đánh cắp nó. Chính tình cảm và sự tốt bụng của người dân Thái Lan đã khiến James cảm phục và yêu mến, anh quyết định ở lại Thái Lan thêm 2 năm nữa và nói rằng: “Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi ở lại Thái Lan”…
Khu nghỉ dưỡng sang trọng Topas Ecologde tại Lào Cai. Ảnh T.P
Việt Nam đã từng được Tổ chức Du lịch thế giới bình chọn là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2020. Đây là một lợi thế của chúng ta. Nếu thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phải có sự lựa chọn mang tính sống- còn, phải có tầm nhìn và hành động cụ thể chứ không phải chỉ nói hay. Việc lựa chọn số lượng hay chất lượng, có thể là lựa chọn thương đau nhưng phải chọn. Lựa chọn thế nào thì số phận thế ấy. Du lịch Việt Nam muốn trở thành gì? Một điểm đến du lịch sang trọng, có giá trị, bền vững hay là điểm đến đại trà, phát triển nóng, giá rẻ…? Cái này, chỉ có chúng ta mới quyết định được.
100 con đường đều không tránh khỏi chuyển đổi số
Chỉ cần nhìn sang các nước trong khu vực như Thái Lan chẳng hạn, xây một con đường họ cũng tính toán nó giúp gì được cho phát triển du lịch. Từ quy hoạch cũng phải nhìn nguồn lợi từ du lịch. Thủ tục hành chính cũng nhằm phục vụ hoạt động du lịch, làm tăng sự hài lòng, thay đổi đối tượng, tư duy để phát triển. Coi khách du lịch là trung tâm, là đối tượng để phục vụ. Luôn phải đặt câu hỏi: khách du lịch cần gì, thèm gì, muốn gì, chê gì, sợ gì….? Từ đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
Vẻ đẹp long lanh trên vịnh Lan Hạ của tàu Heritage Bình Chuẩn. Ảnh H.P
Hiện nay, Du lịch Việt Nam vẫn mang “tư duy trong hộp” mà không có cơ chế tạo ra sự sáng tạo. Khi không có sự sáng tạo, đương nhiên du lịch sẽ không thể tồn tại hoặc tồn tại yếu ớt. Quản lý sáng tạo chính là sự thích nghi với môi trường.
Chuyển đổi số là tất yếu. Chắc chắn. 100 con đường phía trước không con đường nào tránh được chuyển đổi số. Công nghệ điện toán đám mây sẽ đồng hành với Du lịch Việt Nam trong tương lai. Vì thế, chuyển đổi số càng được thực hiện sớm càng tốt.
Đại dịch Covid-19 gây ra thảm họa trên toàn thế giới nhưng nó cũng cho thấy nhiều tầm nhìn, nhiều giá trị cốt lõi, sự thích nghi của doanh nghiệp, của nền kinh tế trước những biến cố. Chuyển đổi số chính là một giải pháp để chung sống và vượt qua đại dịch. Thời điểm này, không giống như từ trước đến nay, ai “ăn cắp” sản phẩm, “ăn cắp” thương hiệu sẽ “chết” ngay. Những thứ không phải của mình, không có dấu ấn, không hiểu gì về bản thân sẽ không thể tồn tại. Chính vì thế, đại dịch Covid-19 làm cho ngành Du lịch trải qua những ngày đau đớn nhưng cũng là cuộc thanh lọc chưa từng có. Những doanh nghiệp tồn tại được đều là những doanh nghiệp có nền tảng, có tầm nhìn, có tích lũy tư bản.
Du lịch Việt Nam nên được định hình là điểm đến di sản. Ảnh H.P
Ngay từ năm 2004, khi bắt đầu thành lập công ty, chúng tôi đã phải cố gắng để ứng dụng công nghệ thông tin phát triển, kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử, số hóa dữ liệu, đầu tư trang web… Từ đó, chúng tôi có dòng tiền nhanh hơn, biết ngay là khách thích gì, đi xe gì, yêu thích nhãn hiệu gì, phàn nàn gì, muốn gì… Tất cả đều nhờ công nghệ thực tế ảo, có quan hệ với khu vực khách đến, biết được khách tìm kiếm gì nhất. Quan trọng nhất là kết hợp với việc điều tra, nghiên cứu thị trường thực tế để tạo được các data, big data về dữ liệu khách du lịch, tâm lý của khách, các hãng lữ hành gửi khách cho Việt Nam… Điều này vô cùng quan trọng trong kinh doanh.
Việc chuyển đổi số cần được thực hiện càng nhanh càng tốt, từ đó quản lý, quản trị công việc kinh doanh, khách hàng. Các báo cáo phải phục vụ doanh nghiệp chứ không phải chỉ doanh nghiệp phục vụ cơ quan quản lý nhà nước. Khi có đủ dữ liệu khách có thể dễ dàng phân tích các thị trường khách: khách châu Âu thích tìm hiểu gì, thích ở đâu, thích ăn món nào nhất…; khách châu Á thích mua gì, thích chơi ở đâu, đến vùng khí hậu như thế nào…? Từ tất cả những dữ liệu đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ định hướng, hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn, hiệu quả hơn.
VHO- Các cán bộ, sinh viên Algeria đánh giá cao món Nem rán và Phở của Việt Nam, đồng thời cho rằng hoạt động giao lưu văn hóa, ẩm thực là cách hiệu quả để người dân hai nước tăng cường sự hiểu biết chung.
Hướng dẫn các học viên Trường ESHRA làm món nem rán
Ngày 25.7, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria và Trường Cao đẳng Khách sạn và Nhà hàng Algiers (ESHRA) đã phối hợp tổ chức buổi “Giao lưu ẩm thực Việt Nam-Algeria,” nhằm mục đích quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam đến bạn bè Algeria nói chung, và các cán bộ và nhân viên sứ quán có thể học hỏi thêm về văn hóa ẩm thực nước sở tại.
Tham dự buổi giao lưu, về phía Đại sứ quán có Đại sứ Việt Nam tại Algeria Nguyễn Thành Vinh, phu nhân Đại sứ và cán bộ, nhân viên của Đại sứ quán.
Về phía trường ESHRA, Giám đốc cụm trường Cao đẳng Khách sạn và Nhà hàng AlgiersHaouchine Mustapha, Hiệu trưởng Trường ESHRA Badis Bendeddouche, Trưởng bộ phận Hợp tác quốc tế Mustapha Rahmani cùng lãnh đạo một số khoa, phòng, ban và sinh viên của nhà trường đã tham gia sự kiện này.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Nguyễn Thành Vinh bày tỏ niềm vui mừng được đến thăm trường ESHRA, đồng thời nhấn mạnh việc hai bên phối hợp triển khai buổi giao lưu ẩm thực đầy ý nghĩa, đặc biệt là việc hướng dẫn trực tiếp cách chế biến các món ăn truyền thống của Việt Nam (gồm hai món: Nem và Phở Bò) và Algeria (món Méchoui và món Salad hamis).
Đại sứ bày tỏ hy vọng qua hoạt động này người dân hai nước Việt Nam và Algeria sẽ có thêm hiểu biết và trải nghiệm thực tế về cách làm các món ăn của mỗi nước, qua đó thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai nước.
Đại sứ Nguyễn Thành Vinh bày tỏ mong muốn món ăn Việt Nam sẽ xuất hiện tại các nhà hàng, khách sạn tại Algeria.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Thành Vinh cũng gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên và sinh viên trường Cao đẳng Khách sạn và Nhà hàng Algiers, bày tỏ mong muốn tiếp tục duy trì hợp tác dưới nhiều hình thức trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Algeria.
Hiệu trưởng trường ESHRA, ông Badis Bendedouche, đánh giá cao sáng kiến của Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria trong việc tổ chức buổi giao lưu ẩm thực.
Ông Bendedouche cho biết mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước là cơ sở để trường ESHRA nói riêng, người dân Algeria nói chung, tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá Việt Nam, trong đó bao gồm lĩnh vực ẩm thực.
Các cán bộ, nhân viên và sinh viên của trường ESHRA đánh giá cao hai món Nem rán và Phở của Việt Nam, đồng thời cho rằng hoạt động giao lưu văn hoá, ẩm thực với Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria là cách hiệu quả để người dân hai nước tăng cường sự hiểu biết chung về văn hoá, truyền thống của mỗi dân tộc.
Các học viên Trường ESHRA được hướng dẫn cách ăn phở Việt
Tại buổi giao lưu ẩm thực, hai món ăn của Việt Nam là nem và phở đã được các cán bộ của Đại sứ quán hướng dẫn chi tiết cách thức chế biến, trình bày.
Thông qua các món ăn, những thông điệp về văn hoá, con người, thiên nhiên của Việt Nam đã được truyền tải đến bạn bè Algeria.
Về phía trường ESHRA, hai món ăn truyền thống của Algeria là món Méchoui (thịt cừu non nướng lò) và món salad hamis đã được các giảng viên, sinh viên của trường chuẩn bị và chế biến công phu.
Các món ăn của hai nước đều để lại nhiều ấn tượng về những nét văn hoá ẩm thực đặc trưng.
Theo các lãnh đạo trường, hoạt động giao lưu ẩm thực Việt Nam-Algeria đã giúp giảng viên và sinh viên trường ESHRA biết đến ẩm thực và văn hóa Việt Nam bất chấp khoảng cách xa xôi về địa lý.
VHO- Trong gần 20 năm,đạo diễn gốc Á James Wan đã khẳng định tên tuổi của mình ở một loạt phim kinh dị đình đám: Saw, Insidious, The Conjuring,… Sau khi nhường lại ghế đạo diễn của phần ba The Conjuringcho người cộng sự thân thiết Michael Chaves, James Wan dành trọn tâm huyết cho tác phẩm mới Malignant (tựa Việt: Hiện thân tà ác), bộ phim mà anh cùng vị hôn thê Ingrid Bisu đồng sáng tạo.
Malignant là bộ phim kết hợp giữa thể loại kinh dị – giật gân mà James Wan từng rất thành công với hai phần đầu của loạt phim Saw nổi tiếng. Trong phim, nhân vật chính Madison (Annabelle Wallis) như tê dại khi sống trong ảo ảnh điên cuồng về những vụ giết người tàn ác. Tình trạng của cô trở nên tồi tệ hơn khi Madison nhận ra, những giấc mơ đó lại chính là hiện thực ghê rợn mà mình phải đối mặt.
Không giống như Insidious ma quái hay The Conjuring ám ảnh, Malignanthứa hẹn sẽ đẩy sự căng thẳng và sợ hãi của khán giả lên cao với sự đan xen thực ảo khó đoán cùng những thế lực kỳ bí chưa từng thấy trước đây trong các tác phẩm điện ảnh.
Phim được bảo chứng bởi đội ngũ làm phim gồm những cái tên đã tạo nên thành công của vũ trụ kinh dị đắt giá nhất thế giới
Với trailer đầu tiên bất ngờ được hé lộ,Malignantngay lập tức kéo khán giả vào những ảo ảnh của nữ chính Madison về những tội ác kinh hoàng gây ra bởi một “con quỷ” với tạo hình bí ẩn nhưng đã đủ khiến khán giả rợn da gà. Madison chứng kiến cảnh “con quỷ” sát hại dã man một người phụ nữ, những tưởng chỉ là ảo ảnh, nhưng sau khi xem bản tin ngày hôm sau và xác nhận người phụ nữ xấu số chính là người cô thấy hôm qua, Madison biết cuộc sống của mình đã bị một thế lực quỷ dị xen vào.
Với sự ám ảnh ngày một nghiêm trọng, Madison dần bị kéo vào cuộc truy đuổi nguy hiểm, nơi thế lực hắc ám kia không ngừng hành hạ tâm trí cô, còn Madison bắt buộc phải đi tìm sự thật về sự tồn tại của “hắn”, thậm chí là lục lại những mảnh ký ức vụn vặt thông qua những đoạn băng ghi hình cô hồi còn nhỏ. Với lời thoại của mẹ Madison: “Thứ từng khiến con đau đớn trước khi con tới đây… vượt ngoài tưởng tượng của chúng ta” khiến khán giả càng thêm tin rằng, những cơn ám ảnh cùng “con quỷ” quái dị kia có liên kết chặt chẽ với quá khứ của Madison.
Malignant hứa hẹn sẽ đẩy sự căng thẳng và sợ hãi của khán giả lên cao với sự đan xen thực ảo khó đoán
Được bảo chứng bởi đội ngũ làm phim gồm những cái tên đã tạo nên thành công của vũ trụ kinh dị đắt giá nhất thế giới Conjuring, Malignant chắc chắn là tựa phim kinh dị đáng chờ đợi nửa cuối năm nay và fan hâm mộ cũng kỳ vọng James Wan vẫn giữ vững ngôi vị “Phù thuỷ chúa” hay “Ông hoàng phim kinh dị”.
Malignantdự kiến khởi chiếu tại các rạp từ tháng 09.2021.
VHO- Lâu nay, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là những diễn ngôn khá phổ biến trên các không gian truyền thông ở nước ta. Đây chính là khát vọng chấn hưng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào về truyền thống văn hóa Việt Nam suốt bốn ngàn năm lịch sử, hướng tới một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thịnh vượng, hùng cường, đem hạnh phúc đến cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam sau này sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hàng hơn, to đẹp hơn
Nhìn lại lịch sử văn hóa Việt Nam xa xưa, có thể thấy ông cha ta luôn coi con người là giá trị cao quý nhất, hơn tất cả mọi giá trị trong cuộc sống qua những câu tục ngữ còn sống mãi với thời gian như: “Người sống đống vàng”; “Còn người còn của”. Vào những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giữa thế kỷ XX, trong bản Di chúc thiêng liêng căn dặn toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam sau này sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hàng hơn, to đẹp hơn:
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay ! (1)
Kẻ thù có thể tàn phá dữ dội đất nước ta trong chiến tranh, nhưng sức mạnh của con người Việt Nam sẽ làm lại tất cả. Thành tựu của sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta vừa qua đã chứng minh thuyết phục về điều đó. Con người là nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp sự phát triển. Ngày nay, nhân loại đã phát hiện ra rằng con người là tài sản vô giá của một quốc gia, dân tộc. Thực tế cho thấy, có những đất nước gia tài nguyên khoáng sản không nhiều, thiên nhiên thì khắc nghiệt nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ, bởi đất nước đó có sức mạnh đặc biệt của văn hóa, con người. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa. Cả một cộng đồng dân tộc hàng triệu người, hàng chục triệu, trăm triệu người sẽ sáng tạo nên một nền văn hóa, liên tục duy trì và phát triển qua các bến bờ thời gian. Tuy nhiên, chính con người cũng là sản phẩm của một nền văn hóa. Văn hóa, con người là sức mạnh nội sinh của quốc gia dân tộc. Văn hóa là bản sắc, là phong cách, là năng lượng tư duy, là sức nghĩ của một dân tộc, có tác động to lớn đến sự phát triển.
Trẻ em như tờ giấy trắng cần được chăm sóc, nâng niu và giáo dục một cách đúng đắn nhất
“Tuyên bố về chính sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế về chính sách văn hóa của UNESCO họp từ ngày 26-7 đến ngày 6-8-1982 ở Mêhicô đã nêu rõ: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét (reflect – phản tư) về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt – con người, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm kiếm không mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt qua cả giới hạn của bản thân”.(2)
Nền văn hóa của một dân tộc bao gồm toàn bộ hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong các mối quan hệ quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, giữa cộng đồng xã hội này với cộng đồng xã hội khác. Do sinh tồn trên những vùng đất có điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, cho nên các quốc gia dân tộc sẽ sáng tạo ra những giá trị riêng của mình để thích ứng với điều kiện tự nhiên, xã hội ấy.
Hãy dạy trẻ em biết yêu lao động từ chính những việc vừa sức mình
Dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử đã sinh sống trên một mảnh đất thiên nhiên vừa thuận lợi, vừa không ít khó khăn về thiên tai bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, đe dọa quanh năm, đồng thời lại phải thường xuyên chống lại sự nhòm ngó, xâm lăng của nhiều thế lực hung hãn bên ngoài. Hoàn cảnh dữ dội đó đã tôi luyện, hun đúc dòng chảy tinh thần mãnh liệt của người Việt Nam về lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, ý chí độc lập tự cường, sẵn sàng chiến đấu “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, bản lĩnh kiên trung, gan dạ, dũng cảm, tinh thần đoàn kết gắn bó cộng đồng, muôn người như một, trí tuệ thông minh, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh, quyết tâm giành thắng lợi trên các mặt trận lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống, chế ngự thiên nhiên và chiến thắng trên mặt trận chống ngoại xâm, dù chúng hung hãn, thâm độc và tàn bạo đến đâu.
Chính vì vậy, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Đảng ta đã đưa ra nhận thức lý luận tổng hợp sâu sắc về văn hóa của dân tộc trong lịch sử như sau:
“Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm lao động và sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, văn hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội” (2)
Xây dựng, phát triển văn hóa suy cho cùng chính là hành trình sáng tạo, phát triển con người
Khi một nền văn hóa hình thành và phát triển sẽ trở thành một không gian môi trường văn hóa rộng lớn chứa đựng các giá trị Chân – Thiện – Mỹ, thẩm thấu trong các sản phẩm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, tác động, chi phối đến con người, giúp cho con người ngày càng thể hiện bản chất người hơn. Văn hóa chính là phẩm chất người, giá trị người của con người. Mỗi một con người sẽ là “tế bào thông minh” lưu giữ hệ giá trị văn hóa dân tộc. Hàng trăm triệu con người sẽ làm nên sinh thể văn hóa dân tộc vĩ đại, liên tục vận động theo nhịp đập của các tiến trình lịch sử.
Ra đời trong không gian sinh quyển văn hóa dân tộc, thế hệ trẻ sẽ lớn lên bằng sự tiếp nhận các giá trị văn hóa ông cha ngàn xưa từ “dòng sông ngôn từ tiếng Việt”. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lĩnh vực chủ yếu tác động đến sự hình thành nhân cách của con người. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người là một quá trình sáng tạo lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí, sự kiên trì thận trọng, không thể một sớm, một chiều mà có được ngay. Nếu không đặt con người trong các quan hệ tương tác: con người với tự nhiên; con người với con người, con người với xã hội… thì vấn đề xây dựng văn hóa, con người có thể không được như mong muốn, theo kiểu “gieo vừng, ra ngô…”.
Trong thế kỷ XX, thế hệ trẻ nước ta được trưởng thành rất sớm bởi lao động từ nhỏ, như Trần Đăng Khoa viết trong bài “Hạt gạo làng ta”:
“… Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quét đất”
Lao động đã khiến con người phải tư duy, phải suy nghĩ về thế giới xung quanh, về công việc đang làm. Từ đó sẽ xuất hiện sự sáng tạo để thích ứng và sinh tồn. Văn hóa được hình thành từ sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội kết hợp với hoạt động thực tiễn của mối cá nhân con người. Thực tế cho thấy, con người xuất thân từ gia đình nghèo, phải lao động từ bé thì lại hay có ý chí nghị lực vươn lên và trưởng thành sớm trưởng thành, ngược lại, nếu sinh ra trong nhung lụa và chỉ hưởng thụ thì không dễ gì có được bản lĩnh và cũng dễ sa ngã.
10 năm cõng bạn đến trường, tình bạn của đôi bạn trẻ đã truyền cảm hứng sống đẹp đến giới trẻ
Như vậy, xây dựng và phát triển văn hóa, con người là một vấn đề có tính quy luật, đòi hỏi chúng ta phải thận trọng trong suy nghĩ và hành động khi tiến hành sự nghiệp trọng đại này. Con người vừa là một thực thể sinh học tự nhiên (phần con), vừa là một thực thể xã hội (phần người). Khi chào đời, trẻ em tiếp xúc ngay với hai thế giới: thứ nhất là dòng sữa thơm của mẹ (tức là yếu tố tự nhiên để nuôi dưỡng phần con) và thứ hai là tiếng ru của mẹ, của bà, của chị…(tức là văn hóa để nuôi dưỡng phần người). Theo đó, ba lĩnh vực giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội sẽ bồi đắp và uốn nắn cả phần con và phần người cho con người ngày càng lớn lên để trở thành một nhân cách, tức là một con người trưởng thành. Phải 18 năm như vậy mới có một công dân. Rồi từ đó, có thể đi lao động ngay hoặc tiếp tục thực hiện học trung cấp hay cao đẳng đại học mới có thể trở thành một người lao động theo chuẩn mực của thời đại, vừa hiện đại, vừa truyền thống, tham gia vào mọi hoạt động của cộng đồng quốc gia, dân tộc và nhân loại.
Tổng hợp lại, xây dựng, phát triển văn hóa suy cho cùng chính là hành trình sáng tạo, phát triển con người. Con người vừa là trung tâm, vừa là chủ thể của sự phát triển. Thế hệ con người trẻ tuổi với giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại sẽ tiếp tục sáng tạo, thúc đẩy nền văn hóa dân tộc vươn lên những tầm cao mới.
PGS.TS. Nguyễn Toàn Thắng; Ảnh: Nguồn internet
Chú thích
(1) Hồ Chí Minh và 5 bảo vật quốc gia, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2013, tr. 266
(2) Chuyển dẫn theo Dương Phú Hiệp (chủ biên), Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu văn hóa và con người Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012, tr. 35, 36.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 40, 41.
VHO- “Năm 2021, đại dịch Covid-19 sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỉ usd do sự sụp đổ của ngành Du lịch quốc tế”, Báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) được xây dựng với sự tham gia của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhấn mạnh.
Du lịch toàn cầu có thể mất đi 2,4 nghìn tỉ usd năm 2021
Trong đó, các nước có mức giảm GDP do sụt giảm ngành Du lịch vì đại dịch Covid-19 cao nhất thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ (- 9,1%), Ecuador (- 9%), Nam Phi (-8,1%), Ireland (- 5,9%)…
Du lịch thế giới chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19
Trước đó, tháng 7.2020, UNCTAD dự báo, thời gian du lịch quốc tế đình trệ sẽ kéo dài từ 4 đến 12 tháng, khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại từ 1,2 nghìn tỉ usd đến 3,3 nghìn tỉ usd. Tuy nhiên trên thực tế, thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra còn nặng nề hơn dự kiến rất nhiều. Thời gian đình trệ đã kéo dài 15 tháng và chưa biết đến bao giờ mới dừng lại; lượng khách du lịch quốc tế năm 2020 giảm khoảng 1 tỉ lượt khách, tương đương với con số giảm 73% so với năm 2019.
Du lịch toàn cầu, ở cả các nước phát triển và đang phát triển đều phải chịu tác động khủng khiếp của đại dịch, ước tính lượng khách đến du lịch giảm từ 60- 80%. Báo cáo của Liên hiệp quốc cũng cho thấy, lượng khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỉ lượt, tương đương giảm 73% trong năm 2020, trong khi trong quý đầu tiên của năm 2021, mức giảm đã là 88%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á; trong khi những khu vực bị ảnh hưởng ít hơn là Bắc Mỹ, Tây Âu và Caribe.
Việc thiếu vắcxin ở nhiều quốc gia, phân bổ vắcxin “bất đối xứng” đã khiến các quốc gia đang phát triển bị tổn thương khi nền kinh tế bị “giáng đòn” vào ngành du lịch. Các chuyên gia kinh tế dự báo, có thể chiếm tới 60% thiệt hại GDP toàn cầu.
Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới Zurab Pololikashvili cho rằng, “Du lịch là cứu cánh cho hàng triệu người và việc thúc đẩy tiêm chủng vắcxin để bảo vệ cộng đồng và hỗ trợ khởi động lại an toàn du lịch là rất quan trọng để phục hồi việc làm và tạo ra các nguồn lực cần thiết. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi mà phần đông trong số đó phụ thuộc nhiều vào du lịch quốc tế”
Bức tranh u ám của ngành Du lịch toàn cầu hơn 1 năm nay
Bà Isabelle Durant, Quyền Tổng thư ký Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển kêu gọi: “Thế giới cần một nỗ lực tiêm chủng toàn cầu để bảo vệ người lao động, giảm thiểu các tác động xã hội bất lợi và đưa ra các quyết định chiến lược liên quan đến du lịch, có tính đến những thay đổi cơ cấu tiềm năng”.
Việc hạn chế đi lại vì đại dịch Covid-19, khiến cho ngành Du lịch toàn cầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trong đó châu Á- Thái Bình Dương là khu vực có ngành Du lịch thiệt hại nặng nhất trong năm 2020, với GDP ngành giảm 53,7% (- 1.645 tỉ usd), số việc làm giảm 18,4% (- 34,1 triệu việc làm) so với năm 2019; châu Âu đứng thứ 2 với GDP ngành giảm 51,4% (tương đương – 1.126 tỉ usd), việc làm giảm 9,3% (-3,6 triệu việc làm).
Những kịch bản buồn của ngành Du lịch
Theo các chuyên gia kinh tế và du lịch, có 3 kịch bản có thể xảy ra cho ngành Du lịch trong năm 2021, trong đó bi quan nhất là lượng khách quốc tế có thể giảm đến 75%. Nếu rơi vào kịch bản này, doanh thu từ khách du lịch toàn cầu giảm xuống gần 950 tỉ USD, sẽ gây ra thiệt hại về GDP thực tế là 2,4 nghìn tỉ USD.
Nhiều điểm đến hấp dẫn vắng khách
Với kịch bản thứ hai, lượng khách du lịch quốc tế có thể giảm 63%. Trong khi đó, kịch bản thứ ba xem xét tỉ lệ khác nhau của du lịch trong nước và khu vực. Kịch bản này giả định mức giảm 75% du lịch ở các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp và giảm 37% ở các nước có mức độ tiêm chủng tương đối cao, chủ yếu là các nước phát triển và một số nền kinh tế nhỏ hơn.
Bà Zoritsa Urosevic, đại diện UNWTO tại Geneva cho biết: “Du lịch quốc tế đã trở về mức của 30 năm trước, nhiều sinh kế đang thực sự bị đe dọa”. Có thể nói, đây là quãng thời gian nghiệt ngã nhất của ngành Du lịch toàn cầu khi mọi chỉ số đều bị kéo về mức hàng mấy thập kỷ trước
Có thể du lịch sẽ phục hồi nhanh hơn ở các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao như Pháp, Đức, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, cho đến năm 2023 hoặc muộn hơn, lượng khách du lịch quốc tế sẽ không trở lại mức trước đại dịch do các rào cản như hạn chế đi lại, công cuộc ngăn chặn virus chậm, niềm tin của khách du lịch thấp và môi trường kinh tế kém.
Dựa trên phân tích tình hình thực tế (không bao gồm các chương trình kích cầu và chính sách hỗ trợ), du lịch vẫn được dự kiến sẽ thất thu từ 1,7- 2,4 nghìn tỉ usd dù du lịch có phục hồi trong nửa cuối năm nay đi chăng nữa.
Xu hướng du lịch thay đổi sau đại dịch Covid-19
Theo một cuộc khảo sát gần đây của UNWTO, các chuyên gia du lịch vẫn thận trọng trong triển vọng của ngành Du lịch, với đa số không cho rằng lĩnh vực này có thể phục hồi về mức trước đại dịch trước năm 2023. Cụ thể, 49% chuyên gia cho cho rằng ngành Du lịch toàn cầu chỉ có thể phục hồi từ năm 2024; 36% tin là ngành Du lịch sẽ trở lại mức trước đại dịch từ năm 2023 và 14% cho rằng du lịch phục hồi năm 2022, 1% các chuyên gia tin vào điều không tưởng là ngành Du lịch phục hồi năm 2021.
Ở Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết: “Ngành Du lịch đã sang năm thứ 2 đối mặt với những khủng hoảng do Covid-19 gây ra, hậu quả vẫn vô cùng nặng nề. Nhiều địa phương phải nhiều lần công bố có dịch, dừng các hoạt động không thiết yếu, nhiều sự kiện, lễ hội phải hủy bỏ, nhiều khu, điểm tham quan, du lịch đóng cửa, nhiều tour du lịch phải hủy… Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đã phải dừng hoạt động, các cơ sở dịch vụ du lịch phải tạm nghỉ, giãn nhân công, hướng dẫn viên du lịch thất nghiệp. Toàn ngành Du lịch lâm vào tình trạng rất khó khăn”.
6 tháng đầu năm 2021, khách du lịch quốc tế vào Việt Nam chưa có; khách du lịch nội địa đạt 30,5 triệu lượt khách, trong đó có 15,8 triệu lượt khách lưu trú (giảm 33% so với thời điểm trước dịch-cùng kỳ năm 2019); tổng thu từ khách du lịch đạt 134 nghìn tỉ đồng (giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2020). Hiện nay với việc tiêm vắcxin mở rộng toàn dân, ngành Du lịch hi vọng có thể sớm thí điểm mở cửa trở lại khách quốc tế (trước tiên là đón khách tại Phú Quốc, Kiên Giang) với việc áp dụng hộ chiếu vắcxin và thúc đẩy thị trường trong nước khi dịch được kiểm soát tốt.
VHO- Liên hoan phim quốc tế Cannes 2021 đã khép lại sáng 18.7 (giờ Việt Nam) với chiến thắng dành cho bộ phim có kịch bản được đánh giá khá táo bạo “Titane” của nhà làm phim người Pháp Julia Ducournau.
Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 74 quả thật là một sự kiện nhiều dấu ấn, khi đại dịch Covid-19 bủa vây toàn cầu, khiến công tác tổ chức diễn ra khó khăn hơn. Tuy nhiên, với những nỗ lực và tiến bộ trong công tác tiêm chủng ngừa Covid-19, đặc biệt là tại Pháp – chủ nhà của liên hoan phim danh tiếng này, Liên hoan phim Cannes đã trở lại với giới mộ điệu môn nghệ thuật thứ bảy, sau một năm vắng bóng.
Sau 12 ngày với rất nhiều bộ phim được trình chiếu và những sự kiện bên lề, Liên hoan phim quốc tế Cannes 2021 đã khép lại sáng 18.7 (giờ Việt Nam) với chiến thắng dành cho bộ phim có kịch bản được đánh giá khá táo bạo “Titane” của nhà làm phim người Pháp Julia Ducournau.
Chị đã trở thành nữ đạo diễn thứ hai giành Cành cọ Vàng của Liên hoan phim Cannes. Trước đó, nhà làm phim nữ đầu tiên nhận được vinh dự này là Jane Campion, đạo diễn người New Zealand với bộ phim “The Piano” năm 1993.
“Titane” là bộ phim thứ hai của Ducournau, đồng thời là bộ phim đầu tiên của nữ đạo diễn sinh năm 1983 này tranh giải tại Cannes.
“Titane” kể về Alexia (Agathe Rouselle đóng), một cô bé từng bị tai nạn ôtô khi còn nhỏ, được gắn một tấm titanium trong đầu. Khi lớn lên, cô có mối quan hệ kỳ lạ với những chiếc ôtô…
Bộ phim đã gây những tranh luận mạnh mẽ trong giới phê bình. Tuy nhiên, ngay cả những người phản đối “Titane” – cho là phim có phần kỳ quái và cực đoan – cũng thừa nhận tài nghệ của đạo diễn Julia Ducournau và khẳng định rằng đây là sự khởi đầu của một sự nghiệp điện ảnh vĩ đại.
Các tác phẩm giành được giải Grand Prix của Liên hoan phim Cannes 2021 là bộ phim truyền hình “A Hero” của nhà làm phim Asghar Farhadi (người Iran) – người từng hai lần đoạt giải Oscar – và “Compartment No. 6” của Juho Kuosmanen.
“Compartment No. 6” là phần tiếp theo của “The Happiest Day in the Life of Olli Mäki” – bộ phim đã giành được giải thưởng Un Certain Regard cho phim hay nhất tại Cannes năm 2016.
Tài tử người Mỹ Caleb Landry Jones đã nhận giải “Nam diễn viên chính xuất sắc nhất” cho màn trình diễn của anh trong “Justin Kurzel’s Nitram,” bộ phim kinh dị của đạo diễn Justin Kurzel về vụ thảm sát năm 1996 ở Port Arthur, một thị trấn ở bang Tasmania, Australia.
Ở hạng mục này dành cho nữ, Renate Reinste người Na Uy được vinh danh là “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” cho phần thể hiện của cô gái sinh năm 1987 trong bộ phim hài chính kịch “The Worst Person in the World.”
Đạo diễn, nhà phê bình kiêm nhà văn người Pháp Leos Carax sinh năm 1960 – người mở màn Cannes với bộ phim âm nhạc lãng mạn Annette – đã giành giải “Đạo diễn xuất sắc nhất.”
Việc Liên hoan phim Cannes 2020 bị hủy vào phút cuối khiến ban giám khảo ở các hạng mục vất vả hơn do lượng phim cần đánh giá trong năm nay tăng đáng kể vì bị tồn đọng và số lượng hạng mục giải thưởng vẫn được giữ nguyên như truyền thống.
Phim “Unclenching the Fists” của đạo diễn người Nga Kira Kovalenko đã thắng giải thưởng lớn nhất tại hạng mục “Nhãn quan độc đáo” tại Cannes 2021.
Giải “Sự lựa chọn của Ban giám khảo” thuộc về 2 phim: “Memoria” của đạo diễn Thái Lan Apichatpong Weerasethakul và “Ahed’s Knee” của đạo diễn người Israel Nadav Lapid.
Giải “Kịch bản xuất sắc nhất” ghi tên nhà làm phim Nhật Bản Ryusuke Hamaguchi với phim “Drive My Car,” chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Haruki Murakami. Nữ đạo diễn Antoneta Alamat Kusijanovic (người Croatia) nhận giải “Phim đầu tay xuất sắc nhất” với bộ phim “Murina.”
Mục tiêu cân bằng cán cân giới tính tại Liên hoan phim Cannes 2021 cũng đã được thể hiện rõ khi có nhiều nhà làm phim nữ được vinh danh. Ngoài những tên tuổi đoạt giải thưởng, có tới 12/24 bộ phim được chiếu trong sự kiện Tuần lễ các đạo diễn là của các nhà làm phim nữ và 7/13 tác phẩm chiếu trong Tuần lễ phê bình quốc tế là các tác phẩm do nữ giới đạo diễn.
Lễ trao giải Liên hoan phim Cannes 2021 (Ảnh: AP)
Dù thảm đỏ năm nay không rộn ràng như nhiều năm trước, nhưng đạo diễn Spike Lee – Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Cannes 2021 đã gây ấn tượng mạnh khi ông “buột miệng” làm lộ kết quả Cành cọ Vàng trong phần trò chuyện bắt đầu lễ bế mạc.
Việc giải thưởng cao nhất của Cannes được tiết lộ sớm đã tạo ra những sự khó xử hài hước trong phần còn lại của toàn bộ buổi lễ. Spike Lee thừa nhận bối cảnh đặc biệt của Cannes 2021 đã khiến ông quá hồi hộp và “khiến mọi thứ rối tung lên.”
Spike Lee là nhà làm phim da màu đầu tiên được lựa chọn cho vị trí quan trọng nhất trong số những người “cầm cân nảy mực” ở năm nay. Thông qua quyết định này, ban tổ chức Cannes 2021 muốn thể hiện thông điệp mạnh mẽ về phản đối nạn phân biệt chủng tộc cũng như tôn vinh những nhà làm phim kiên cường trong giai đoạn khủng hoảng bởi dịch bệnh.
Một điểm nhấn nữa của Cannes 2021 là việc nữ diễn viên gạo cội Jodie Foster đã được tôn vinh với Cành cọ Vàng danh dự, dành cho những cống hiến của bà trong sự phát triển của điện ảnh thế giới nói chung và điện ảnh Pháp nói riêng.
Để cảm ơn ban tổ chức, minh tinh người Mỹ đã có bài phát biểu bằng tiếng Pháp vô cùng trôi chảy, chạm tới trái tim của rất nhiều người Pháp yêu điện ảnh.
Liên hoan phim Cannes lần thứ 74 diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đã phần nào lắng dịu và nhiều biện pháp phòng dịch đã được nới lỏng tại Pháp, nhưng công tác tổ chức sự kiện này vẫn được thực hiện cẩn trọng.
Năm nay, khách tham dự chỉ khoảng 28.000 người so với 35.000-40.000 người như các năm trước, trong đó vẫn có rất nhiều những gương mặt tên tuổi như Bill Murray, Matt Damon hay Sharon Stone… Việc hạn chế tụ tập quá đông người được áp dụng cũng đồng nghĩa với nhiều cuộc vui sẽ được kiểm soát.
Những khách mời đến với Cannes 2021 đều đã được tiêm vaccine phòng dịch, song họ vẫn tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt. Ban tổ chức cũng yêu cầu khách mời không thuộc các nước trong Liên minh châu Âu (EU) phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong tối đa 48 giờ trước khi tới Cannes.
Ngoài ra, những người tham dự sự kiện này cũng thường xuyên phải thực hiện xét nghiệm nhanh để sàng lọc Covid-19. Khán giả tới phòng chiếu để xem các bộ phim thuộc khuôn khổ Liên hoan phim Cannes 2021 bắt buộc phải đeo khẩu trang và đảm bảo giãn cách xã hội.
Quy định này cũng được áp dụng tại các phòng họp báo. Theo Giám đốc Cannes 2021 Thierry Fremaux, song song với việc tổ chức các buổi chiếu phim là chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 cho người dân địa phương.
Dù bớt đi vẻ hào nhoáng như trong truyền thống, song Cannes 2021 vẫn gây được tiếng vang với tư cách là liên hoan phim lớn đầu tiên được tổ chức theo cách thông thường trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Sự kiện cũng là minh chứng cho thấy ngành công nghiệp điện ảnh đã trở lại, sau thời gian dài khủng hoảng vì Covid-19. Covid-19 vô hình trung đã khiến Liên hoan phim Cannes trở về đúng thực chất là một sự kiện tôn vinh điện ảnh.
Ông Thierry Frémaux đánh giá đây là một sự thần kỳ và việc tổ chức thành công Cannes 2021 có thể coi là một chiến thắng trước đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, hầu hết những người tham gia sự kiện này đều nhất trí cho rằng: Cannes chưa bao giờ là nửa vời, nếu bạn mơ ước điều gì, thực tế diễn ra sẽ còn mạnh mẽ hơn thế. Giấc mơ Cannes năm nay có thể khác: hồi hộp hơn, ít tráng lệ hơn và thoáng chút lo âu, nhưng tinh thần chiến thắng số phận và đam mê điện ảnh thì luôn luôn tồn tại!.
VHO- Sygnum sẽ “bắt tay” cùng quỹ đầu tư nghệ thuật Artemundi, chào bán cổ phần trong tác phẩm ”Fillette au Beret” năm 1964 của Picasso.
Theo thông báo ngày 15.7 của ngân hàng tài sản kỹ thuật số Sygnum của Thụy Sĩ, một tác phẩm của danh họa Picasso sẽ được bán theo hình thức mã hóa, qua đó cho phép các nhà đầu tư mua “cổ phần” trong bức tranh này.
Sygnum sẽ “bắt tay” cùng quỹ đầu tư nghệ thuật Artemundi, chào bán cổ phần trong tác phẩm ”Fillette au Beret” năm 1964 của Picasso.
Tuyên bố của ngân hàng này nêu rõ: “Điều này sẽ lần đầu tiên đánh dấu quyền sở hữu đối với một tác phẩm của Picasso – hoặc bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào, được ngân hàng quản lý quảng bá trong cộng đồng blockchain, theo đó cho phép các nhà đầu tư mua và giao dịch cổ phần được mã hóa (AST) trong tác phẩm nghệ thuật này.
Theo ngân hành có trụ sở tại thành phố Zurich, tác phẩm trên có kích thước 65 x 54 cm, với giá trị ước tính là 4 triệu franc Thụy Sĩ (tương đương 4,2 triệu USD).
Trên các sàn giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ có thể mua và bán cổ phần trong tác phẩm này trên thị trường thứ cấp, thông qua công nghệ blockchain. AST sẽ được bán với mức giá tối tối thiểu là 5.000 franc Thụy Sĩ, dưới sự giám sát của cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ FINMA.
Sygnum cho biết bản thân tác phẩm này sẽ được lưu trữ ở một nơi rất an toàn. Tổng Giám đốc Sygnum, Mathias Imbach đánh giá: “Việc mã hóa các tác phẩm nghệ thuật đã làm giảm đi những rào cản đối trong lĩnh vực đầu tư nghệ thuật, đồng thời mở cửa thị trường nghệ thuật cho nhiều nhà đầu tư mới.”
Với sự cho phép của FINMA, Sygnum bắt đầu hoạt động như ngân hàng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới từ năm 2019.
VHO- Vào 20 giờ tối nay (17.7), số đầu tiên của chương trình talk show mới “Cuộc hẹn cuối tuần” sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam ra mắt trên kênh VTV3.
Thông qua khai thác các chủ đề xã hội nổi bật dưới góc nhìn mới lạ và hài hước, chương trình mong muốn sẽ trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn, mang đến những thông điệp giản dị, gần gũi dành cho khán giả.
Bộ ba MC “Cuộc hẹn cuối tuần”: Quốc Khánh, Huyền Trang và Việt Hoàng
Dẫn dắt “Cuộc hẹn cuối tuần” là bộ ba người dẫn chương trình: Quốc Khánh, Việt Hoàng và Huyền Trang. Sự tung hứng của ba màu sắc, ba phong cách dẫn khác biệt này sẽ đưa khách mời và khán giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.
Vị khách mời đầu tiên được chương trình “chọn mặt gửi vàng” là diễn viên Việt Anh – người đang để lại nhiều ấn tượng với phần chơi xuất sắc trong gameshow “Ai là triệu phú” tuần này. Anh đã giành được tấm séc trị giá 60 triệu đồng để ủng hộ Quỹ Vaccine phòng Covid-19. Chương trình mang tới cho khách mời nhiều trải nghiệm thú vị qua những trò chơi, thử thách diễn xuất, những chia sẻ liên quan tới chủ đề “Bạn là ai trên mạng xã hội”…
Với chùm ca khúc ngọt ngào, ca sĩ Văn Mai Hương sẽ xuất hiện xuyên suốt trong chương trình và tham gia thử thách cùng diễn viên Việt Anh, trò chuyện về những “hot trend” trên mạng xã hội. Phần âm nhạc được xem là điểm nhấn nghệ thuật của “Cuộc hẹn cuối tuần” thông qua sự dẫn dắt của đạo diễn âm nhạc, nhạc sĩ Hồng Kiên. Bên cạnh những ca khúc quen thuộc được làm mới, đây cũng là nơi những sản phẩm âm nhạc mới trình làng.
Bên cạnh đó, chương trình cũng mang đến những góc nhìn hài hước, bất ngờ với video “Ghi chép về một ngày của da nâu thái tử ở cung cấm” pha trộn giữa yếu tố đời thực với lời bình mang đậm màu sắc cung đình; tiểu phẩm hài “Gameshow tại gia” có sự tham gia của các diễn viên: NSƯT Quang Thắng, Vân Dung, Duy Nam, Hà Trung.
Hậu trường của khách mời và bộ 3 dẫn chương trình
“Cuộc hẹn cuối tuần” được ekip thực hiện đặt mình trong vị trí của khán giả để không bỏ lỡ dòng chảy thông tin hấp dẫn. Tính hài hước, bất ngờ, mới mẻ cùng những thông điệp gần gũi, giảm dị nhưng ý nghĩa hứa hẹn sẽ biến Cuộc hẹn cuối tuần” trở thành điểm hẹn mới của khán giả trên sóng truyền hình vào mỗi tối thứ bảy hàng tuần.
VHO- “Có nhiều hình ảnh khỏa thân nam nữ kéo dài, trực diện, không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam, vi phạm điều cấm của Luật Điện ảnh…”. Đó là những lý do khiến bộ phim Vị (Taste) do Công ty TNHH Le Bien Pictures sản xuất không được Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) cấp phép phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào, cho dù trước đó, Vị đã đoạt giải Đặc biệt của Hội đồng giám khảo ở hạng mục Encounters tại LHP Berlin 2021.
Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết, đã cân nhắc kỹ lưỡng trước khi văn bản cấm phổ biến phim Vị (Taste) được ký ban hành. Quyết định số 02/QĐ-CĐA/2021KVN ngày 12.7 của Cục Điện ảnh nêu rõ, không cho phép phổ biến đối với bộ phim Vị do Công ty TNHH Le Bien Pictures sản xuất; Biên kịch và đạo diễn: Lê Bảo; độ dài 97 phút. Quyết định được đưa ra trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện ngày 2.7; phiếu xin ý kiến ngày 9.7 và đề nghị của phòng Phổ biến phim.
Trước đó, nhà sản xuất là Công ty TNHH Le Bien Pictures đã gửi bộ phim tới Cục Điện ảnh để thẩm định và xin giấy phép phổ biến. Tuy nhiên, sau khi Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện cùng đại diện một số cơ quan văn hóa, các chuyên gia phê bình điện ảnh tiến hành thẩm định, quyết định cấm phổ biến bộ phim dưới bất kỳ hình thức nào đã được đưa ra. Cục trưởng Vi Kiến Thành cho biết, ở bộ phim Vị, trong thời lượng 97 phút thì có đến khoảng 30 phút mô tả cảnh sống bầy đàn, sinh hoạt tập thể của bốn người phụ nữ lớn tuổi và một cầu thủ người Nigeria sang Việt Nam tìm cơ hội làm cầu thủ bóng đá. “Năm người này có số phận, hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau, cùng về sống trong một căn nhà. Họ nude hoàn toàn trong thời gian sống trong căn nhà đó. Phải nói rằng trường đoạn nude, nhiều cảnh quay trực diện không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam cũng như văn hóa Á Đông. Những nội dung này cũng vi phạm điều cấm của Luật Điện ảnh”, Cục trưởng Vi Kiến Thành nói.
Theo nhận định của một số nhà phê bình điện ảnh, những cảnh quay nude trực diện trong phim Vị đã mang đến cảm giác tăm tối, phản cảm, thậm chí còn thể hiện cách nhìn thiếu tôn trọng phụ nữ. Cảnh tượng bốn người phụ nữ đều đã ở độ tuổi trên dưới 60, cùng với nhân vật cầu thủ bóng đá Nigeria khỏa thân trong mọi sinh hoạt, nấu cơm, ăn uống cùng nhau… không phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt. Trường đoạn này cũng được nhận định là đã vi phạm điều cấm của Luật Điện ảnh hiện hành. Theo Thông tư hướng dẫn về quy chế thẩm định và cấp phép phổ biến phim, mức dán nhãn cao nhất đối với phim phát hành tại Việt Nam là C18 (cấm khán giả dưới 18 tuổi). Phim được dán nhãn C18 phải tuân thủ nhiều quy định khắt khe về các yếu tố bạo lực, tình dục, chất kích thích…, trong đó có nội dung “không chấp nhận hình ảnh khỏa thân toàn phần, trừ trường hợp hình ảnh khỏa thân toàn phần đó phù hợp với nội dung phim, không miêu tả chi tiết các bộ phận sinh dục, không có hình xăm phản cảm, không có thời lượng kéo dài”.
Ở một góc nhìn khác, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành nhìn nhận, Vị là bộ phim điện ảnh ý niệm, được đạo diễn trẻ Lê Bảo gửi gắm trong đó nhiều ẩn ý. Phim cũng có nhiều tìm tòi trong thủ pháp dàn dựng, ngôn ngữ điện ảnh. Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện, Hội đồng thẩm định và phân loại phim truyện không thể chọn giải pháp cắt bớt trường đoạn nude để cho phim ra rạp, bởi như vậy thì sẽ mất đến một nửa dung lượng của phim.
Cũng liên quan đến bộ phim này, hồi cuối tháng 4.2021, Thanh tra Bộ VHTTDL đã ra quyết định xử phạt 35 triệu đồng đối với nhà sản xuất phim với lý do đưa phim dự thi tại LHP Berlin lần thứ 71 khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Việc gửi phim dự thi khi chưa có giấy phép phổ biến phim vi phạm quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 5 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 28/2017/NĐ-CP.
Thông tin liên quan đến bộ phim cũng cuốn hút nhiều tờ báo khi đoạt giải Đặc biệt của Hội đồng giám khảo ở hạng mục Encounters tại LHP Berlin 2021. Đây là hạng mục nhằm thúc đẩy các nhà làm phim độc lập, hỗ trợ quan điểm mới trong điện ảnh. Tuy nhiên, việc được giải ở một hạng mục LHP quốc tế không có nghĩa là Vị đáp ứng đủ tiêu chí luật định để được công chiếu, khi những yếu tố về thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống đã không được đảm bảo. Chưa kể, việc nhà sản xuất tự ý đưa tác phẩm đi tham dự LHP Berlin 2021 khi chưa có giấy phép phổ biến phim cũng đồng nghĩa Vị đã nhân đôi sai phạm khi đưa những hình ảnh dung tục, phản cảm và có phần sai lệch về văn hóa, cuộc sống và con người Việt Nam ra thế giới. Tác phẩm của các nhà làm phim độc lập, với quan điểm mới mẻ trong điện ảnh, dù được trao giải tại các hạng mục ở một số LHP quốc tế thì cũng cần được đón nhận một cách phù hợp với bối cảnh, tâm lý cuộc sống ở nơi ra đời những tác phẩm điện ảnh mang tên Việt Nam.
Phim dài 97 phút, lấy bối cảnh khu “ổ chuột” ở TP.HCM, kể câu chuyện xoay quanh cầu thủ bóng đá người Nigeria đến Việt Nam lập nghiệp, hợp đồng chấm dứt và lâm vào cảnh khốn khó, anh ta chấp nhận ở chung nhà, cùng sinh hoạt với bốn người phụ nữ lớn tuổi là những lao động nghèo.
Họ nude hoàn toàn trong thời gian sống trong căn nhà đó. Phải nói rằng trường đoạn nude, nhiều cảnh quay trực diện không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam cũng như văn hóa Á Đông. Những nội dung này cũng vi phạm điều cấm của Luật Điện ảnh.