Hoành tráng đêm nhạc hội Đờn ca tài tử Nam Bộ chào mừng Đại hội Đảng

VHO – Tối 30.1, tại sân khấu trước Nhà hát Thành phố đã diễn ra nhạc hội Đờn ca tài tử Nam Bộ – Báu vật đất phương Nam, chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TP.HCM tổ chức, Trung tâm Văn hóa TP.HCM là đơn vị thực hiện. Đây là một trong các sự kiện văn hóa – nghệ thuật chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nhạc hội được dàn dựng quy mô tại không gian trước Nhà hát Thành phố

Chương trình nhằm tôn vinh tính nhân bản sâu sắc của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ – loại hình âm nhạc dân tộc duy nhất của phương Nam đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; khắc họa không gian văn hóa Đờn ca tài tử gắn bó với mảnh đất và con người Nam Bộ nói chung, TP.HCM nói riêng. Nhạc hội có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc sĩ Đờn ca tài tử nổi tiếng của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và một số Câu lạc bộ Đờn ca tài tử trên địa bàn TP.HCM như: NNND Út Tỵ, NSƯT Văn Môn, NSƯT Huỳnh Khải, ThS Phan Nhứt Dũng, NSƯT Hải Phượng,…; sinh viên các Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, Nhạc viện TP.HCM, đặc biệt là thành viên của các Câu lạc bộ Đờn ca tài tử các quận, huyện; người mộ điệu âm nhạc Tài tử Nam Bộ.

Tiết mục “Tri ân Tổ nghiệp nhạc sư” – tái hiện không gian sinh hoạt là 1 ban Đờn ca tài tử ở Lễ hội Kỳ Yên
Ngoài hình thức sinh hoạt tại Lễ hội Kỳ yên, Đờn ca tài tử còn xuất hiện trên những chiếc xuồng câu vào dịp nông nhàn
Tái hiện không gian sinh hoạt Đờn ca tài tử ở miền quê Nam Bộ

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng quy mô, kết hợp nghệ thuật hiện đại và đặc biệt ấn tượng trên một không gian mỹ thuật sắp đặt tổng thể trên sân khấu trước Nhà hát Thành phố. Trong đó, giữa sân khấu chính là biểu tượng của bốn nhạc cụ Tứ tuyệt: Kìm, Cò, Tranh, Bầu; những nhạc khí tiêu biểu cho nghệ thuật Đờn ca tài tử từ thuở phôi thai, định hình và phát triển.

Các nhóm nhạc tài tử của các nhạc sĩ và thầy đờn được đặt trên các tiểu cảnh khác nhau

Các nhóm nhạc tài tử của các nhạc sĩ và thầy đờn được đặt trên các tiểu cảnh khác nhau và trượt trên hệ thống ray từ trong cánh gà vào sân khấu tạo nên ấn tượng bất ngờ, khác biệt và đa dạng cho từng tiết mục… Chương trình đồng thời được trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến để phục vụ người xem. Tại không gian diễn ra chương trình, số lượng khán giả được hạn chế, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định.

Hòa tấu “Tây thi” qua phần trình bày của NNND Út Tỵ (Cò); NSƯT Văn Môn (Ghita phím lõm); NSƯT Hải Phượng (Tranh); NNƯT Trường Giang (Kìm); NSƯT Huỳnh Khải (Tam), NNƯT Tấn Khoa (Gáo)…

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, trải qua hành trình hơn 300 năm khẩn hoang, an cư lạc nghiệp trên vùng đất Nam Bộ, với bản chất dung dị, mộc mạc nhưng giàu tình cảm, từ tiếp thu tinh hoa nghệ thuật dân tộc của các vùng miền, người dân đã tạo ra loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, ẩn chứa những nét đặc trưng con người và đất phương Nam, đó là nghệ thuật Đờn ca tài tử và từ đó đến nay, loại hình nghệ thuật này được bảo tồn, phát triển trên khắp vùng đất Nam bộ. Và đối với người dân phương Nam, từng làn hơi vọng cổ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu và đã đi sâu vào tiềm thức của mọi người…

Ca ra bộ “Bùi Kiệm thi rớt trở về” theo điệu Tứ đại oán nhịp tư, qua phần diễn ca của các tài tử Minh Đức, Thảo Vy và Trọng Tánh

Năm 2013, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá đại diện của nhân loại. Trong thời gian qua, chính quyền TP.HCM, các nhà quản lý văn hoá, các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, diễn viên và những người mộ điệu đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, chú trọng phát huy, cách thức đào tạo, truyền nghề, tranh tài và sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật; đồng thời đề ra những giải pháp phù hợp để bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hoá của loại hình nghệ thuật này.

NNƯT Tấn Khoa độc tấu Đờn Kìm “Dạ cổ hoài lang”, tái hiện hình ảnh Cao Văn Lầu trên sân khấu “Báu vật đất phương Nam”

Theo ông Võ Văn Hoan, nhạc hội Đờn ca Tài tử Nam Bộ với chủ đề “Báu vật đất phương Nam” là sự kiện văn hoá đặc sắc của TP chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước như 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 3.2.2021), chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và mừng Xuân Tân Sửu 2021.

Khán giả xem trực tiếp nhạc hội Đờn ca tài tử tuân thủ quy định về phòng dịch Covid-19

“Chương trình được dàn dựng quy mô kết hợp giữa yếu tố lịch sử truyền thống di sản văn hoá Nam bộ với yếu tố hiện đại, nhạc hội sẽ là không gian văn hoá, là nơi kết nối cảm thụ nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, là dịp để các nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên giao lưu học hỏi trình diễn và giới thiệu những giá trị đặc sắc của loại hình nghệ thuật này đến với người dân TP và du khách quốc tế”, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan đã tặng hoa động viên các cá nhân có những đóng góp đáng kể cho phong trào Đờn ca tài tử

Dịp này, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan tặng hoa cho các soạn giả, nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu có những đóng góp đáng kể cho phong trào Đờn ca tài tử. Tính đến nay, toàn TP có trên 90 Câu lạc bộ – Đội – Nhóm với hơn 1.000 nghệ nhân, tài tử duy trì sinh hoạt thường xuyên và tổ chức giao lưu đờn ca Tài tử trong phạm vi TP và các tỉnh bạn.

Nguồn: THÙY TRANG – Báo Điện tử Văn hóa

Phim tài liệu “Bác Hồ với các kỳ Đại hội Đảng”: Những di sản vô giá Người để lại

VHO- Cùng với các phim tài liệu Việt Nam Thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hìnhNhiệm kỳ Đại hội XII: Đổi mới – Phát triển đang trình chiếu rộng rãi, Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân và Báo Nhân Dân đã sản xuất 6 tập phim tài liệu Bác Hồ với các kỳ Đại hội Đảng.

Mỗi tập phim có thời lượng 30 phút, nhằm góp phần làm rõ hơn ý nghĩa sâu sắc, tư tưởng, phong cách, phương pháp của Bác Hồ, từ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong mỗi Đại hội, nhiệm kỳ Đại hội Đảng Người trực tiếp chỉ đạo.

Ngày 3.2.1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở thống nhất các tổ chức Cộng sản Đảng. Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng do Người soạn thảo. Sự chỉ đạo tài tình, phương pháp làm việc khoa học, hợp tình, hợp lý của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của Hội nghị thành lập Đảng, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại vô cùng quan trọng của Cách mạng Việt Nam, mang tầm vóc lịch sử của thời đại, đánh dấu mốc son chói lọi trên con đường cách mạng dân tộc, phát triển đất nước.

Khai mạc Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960

Kể từ năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến năm 1976 (ngoài Hội nghị thành lập Đảng 3.2.1930), Đảng ta với các tên gọi khác nhau đã tổ chức ba kỳ Đại hội. Từ khi trở về nước năm 1941 đến khi Người qua đời năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì hai Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng (Đại hội II năm 1951 và Đại hội III năm 1960). Đây là hai Đại hội có ý nghĩa lịch sử, in đậm dấu ấn của Người. Trong tất cả các Đại hội, Người đã định hình một phong cách chuẩn mực, rõ nét: Tổ chức chuẩn bị và tiến hành theo một nề nếp khoa học, dân chủ và sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tham dự, chỉ đạo Đại hội Đảng một số ngành, địa phương. Các Hội nghị, Đại hội mà Người tham dự, điều hành, chỉ đạo có ý nghĩa đặc biệt đối với Đảng, cách mạng nước ta, để lại những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu trong việc tổ chức, điều hành Đại hội. Những tư tưởng, phong cách, chỉ dẫn của Người về việc chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng, những nội dung chỉ đạo trong các văn kiện Đại hội… là di sản quý giá, vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay, nhất là trong thời gian các cấp ủy, tổ chức đảng đã tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960

Với nội dung phong phú, nhiều tư liệu lịch sử quý, được chuẩn bị công phu, tập hợp được đội ngũ làm phim giỏi nghề, các cộng tác viên, chuyên gia nhiều kinh nghiệm, tâm huyết, hình thức thể hiện hấp dẫn, 6 tập phim tài liệu Bác Hồ với các kỳ Đại hội Đảng do Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân, Báo Nhân Dân sản xuất đã được phát sóng trên tất cả các kênh, đài truyền hình trong cả nước, đúng dịp tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và được lựa chọn trình chiếu tại Đại hội Đảng và giới thiệu, trình chiếu tại nhiều sự kiện, triển lãm… nhân dịp Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 Nguồn: BẢO VY – Báo Điện tử Văn hóa

Hà Nội là 1 trong 10 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2021

VHO- Trang web nổi tiếng thế giới TripAdvisor vừa công bố danh sách 25 điểm đến nổi tiếng hàng đầu thế giới năm 2021 do du khách TripAdvisor lựa chọn. Hà Nội (Việt Nam) đứng thứ 6 trong danh sách này.

nhatho1-minTop 10 điểm đến nổi tiếng hàng đầu thế giới năm 2021 bao gồm: Bali (Indonesia), London (Anh), Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất – UAE), Rome (Italy), Paris (Pháp); Hà Nội (Việt Nam); Crete (Hy Lạp), Bangkok (Thái Lan), Barcelona (Tây Ban Nha), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Những điểm đến trên được lựa chọn dựa trên đánh giá của du khách trên khắp thế giới của TripAdvisor về địa điểm họ đã tới thăm trong năm 2020 khi du lịch mở cửa, cũng như những nơi khách du lịch mong ước tới thăm trong thời gian phải ở tại nhà do cách lệnh hạn chế về đi lại để phòng chống Covid-19.

Theo đánh giá của chuyên trang về du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor, trong bối cảnh Covid-19, du khách trên khắp thế giới đều mong muốn tận hưởng không gian ngoài trời hơn bao giờ hết.

Thủ đô Hà Nội được các chuyên gia và người du lịch của TripAdvisor đánh giá cao bởi những nét cổ kính của khu phố cổ, các di tích và kiến trúc thuộc địa được bảo tồn tốt, hài hòa với những phát triển hiện đại.

Ngoài bình chọn 25 điểm đến nổi tiếng hàng đầu thế giới, du khách của TripAdvisor còn bình chọn danh sách 10 điểm đến mới nổi hàng đầu thế giới; 10 điểm đến thịnh hành nhất thế giới; 10 vườn quốc gia hấp dẫn nhất thế giới.

Hayley Coleman, người phát ngôn của TripAdvisor cho biết: “Đây là những điểm đến mà du khách muốn đến thăm năm 2021, cho dù đó là một “viên ngọc” du lịch ở hiện tại hay là một điểm đến còn hoang sơ, chưa từng xuất hiện trên bản đồ du lịch thế giới”

e8e9ac4b-ae8f-4680-83ae-4226104b47a8Trong đó, St Ives (Anh) là một thiên đường du lịch nổi tiếng được yêu thích và đã rất lâu đời. Điểm đến này có bến cảng đẹp như tranh vẽ, những bãi biển đẹp và khung cảnh nghệ thuật náo nhiệt. St Ives đứng trong danh sách 10 điểm đến mới nổi hàng đầu thế giới cho thấy du khách đang nhớ nó và khao khát được đến thăm nó như thế nào khi dịch Covid-19 được khống chế”

Bali (Indonesia) đứng thứ nhất trong danh sách 10 điểm đến nổi tiếng hàng đầu thế giới 2021, Cabo San Lucas (Mexico) giữ vị trí số 1 trong danh sách 10 điểm đến thịnh hành nhất thế giới, Martinique (Caribe) là điểm đến số 1 trong danh sách 10 điểm đến mới nổi hàng đầu thế giới, Vườn quốc gia Serengeti (Tanzania) đứng thứ nhất trong 10 vườn quốc gia hấp dẫn nhất thế giới.

Ngoài danh sách nói trên, TripAdvisor cũng công bố danh sách 25 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2020 do du lịch đã trải nghiệm dịch vụ lựa chọn. Trong danh sách này, Việt Nam đóng góp 3 tên tuổi: Hanoi La Siesta Hotel & Spa  (Hà Nội, đứng thứ 2); La Siesta Hoi An Resort & Spa (Hội An, đứng thứ 12); JM Marvel Hotel & Spa (Hà Nội, đứng thứ 16).

Nguồn: BẢO AN; ảnh; QUẢNG HÀ – Báo Điện tử Văn hóa

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện: Văn hóa là hồn cốt, nguồn lực nội sinh của dân tộc

VHO-  Trong ngày làm việc thứ hai (27.1) của Đại hội XIII của Đảng, thay mặt Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã trình bày tham luận với chủ đề “Phát huy sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam trong sự phát triển bền vững đất nước”. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài tham luận của Bộ trưởng.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trình bày tham luận tại Đại hội

Như chúng ta đã biết, văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Vai trò của văn hóa ngày càng được các quốc gia đề cao, coi trọng. Văn hóa trở thành một trong các trụ cột của phát triển bền vững, là động lực của quá trình phát triển, là nhân tố phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia. Con người với tư cách là chủ thể xã hội đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển. Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, quy tụ mọi sức mạnh, quyết định sự tồn vong hay hưng thịnh của các dân tộc.

Đối với nước ta, các quan điểm, nhận thức, hoạt động về văn hóa trong phát triển đất nước đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, chính sách cụ thể của Nhà nước. Được phát triển từ Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 đến nay, Đảng ta xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển xã hội. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Kết luận 76- KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, chính là sự cụ thể hóa và nhấn mạnh hơn nữa vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

Sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người VN đạt được nhiều kết quả quan trọng

Trong 5 năm qua, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa được nâng lên trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân. Thể chế văn hóa, chính sách văn hóa dần được hoàn thiện. Hệ thống thiết chế văn hóa tăng về số lượng và từng bước cải thiện về chất lượng. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được nghiên cứu, nhận diện, bảo vệ và phát huy giá trị, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào trong nhân dân. Vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế được chú trọng, kết hợp khai thác tiềm năng của văn hóa với phát triển kinh tế, du lịch. Đời sống văn hoá ở cơ sở có bước phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Công tác xã hội hoá được đẩy mạnh, thu hút các nguồn lực xã hội phát triển văn hóa. Giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá được chú trọng, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Đội ngũ sáng tác, biểu diễn lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, lực lượng cán bộ quản lý văn hóa ngày một trưởng thành. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có tác động tốt đến xoá đói giảm nghèo, xây dựng gương người tốt việc tốt, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã, phường, khu phố văn hóa… góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Những thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hoá đã góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện con người Việt Nam. Không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tăng lên; tính năng động, tích cực của công dân được phát huy. Nhiều chuẩn mực văn hóa truyền thống tiếp tục được duy trì, củng cố và phát huy; các giá trị văn hóa, đạo đức mới được hình thành và phát triển. Đạo lý, tình thương, lẽ phải vẫn là những định hướng giá trị thể hiện sâu sắc tính nhân văn của con người Việt Nam. Ý thức tích cực, tự giác của nhân dân trong các sinh hoạt văn hoá ngày càng tăng, cả xã hội chung tay xây dựng và phát triển văn hóa.

Tuy nhiên, sự nghiệp phát triển văn hóa, con người trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc, các bộ phận dân cư chậm được rút ngắn. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu. Môi trường văn hóa còn có những biểu hiện thiếu lành mạnh; tệ nạn xã hội, tội phạm vẫn diễn biến phức tạp. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Chưa có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, còn không ít tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường. Cơ sở hạ tầng về văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu.

Về con người, tuy đã đạt được những chỉ số đáng ghi nhận về phát triển con người (HDI) nói chung, nhưng chưa xây dựng được một đội ngũ nhân lực cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Việc phát triển con người toàn diện: đức, trí, thể, mỹ còn nhiều hạn chế. Văn hóa học đường, văn hóa gia đình, văn hóa xã hội có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại. Văn hóa ứng xử còn không ít hành vi “lệch chuẩn”, phản văn hóa, phi văn hóa. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Giờ đây chúng ta nhắc nhiều đến đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, văn minh công cộng, y đức…Tất cả đều là những vấn đề của văn hóa, có nguyên nhân từ văn hóa.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây chủ yếu là do nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; Việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước về văn

 Xử lý mâu thuẫn giữa yêu cầu về phát triển các mục tiêu nhân văn của văn hóa với những quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường. Văn hóa có tính độc lập tương đối với kinh tế nhưng văn hóa cũng không thể đứng trên kinh tế, đứng ngoài kinh tế. Hiện nay, các quy luật của kinh tế thị trường đang chi phối nhiều hoạt động, sản phẩm, dịch vụ văn hoá, đẩy nhanh khuynh hướng thương mại hoá văn hóa. Làm thế nào để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam một cách hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường mà vẫn giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức.

Văn hóa chậm được đổi mới, có nơi bị xem nhẹ. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, còn dàn trải. Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng và các đại biểu tại phiên thảo luận

Những vấn đề lớn cần được giải quyết tốt

Trong thời gian tới, bối cảnh quốc tế được dự báo tiếp tục có những thay đổi lớn, diễn biến phức tạp, khó lường, đưa tới nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn đó đặt ra và đòi hỏi sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam phải giải quyết tốt một số vấn đề sau:

Xử lý mâu thuẫn giữa yêu cầu về phát triển các mục tiêu nhân văn của văn hóa với những quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường. Văn hóa có tính độc lập tương đối với kinh tế nhưng văn hóa cũng không thể đứng trên kinh tế, đứng ngoài kinh tế. Hiện nay, các quy luật của kinh tế thị trường đang chi phối nhiều hoạt động, sản phẩm, dịch vụ văn hoá, đẩy nhanh khuy­nh hướng thương mại hoá văn hóa. Làm thế nào để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam một cách hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường mà vẫn giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức.

Giải quyết mâu thuẫn giữa đòi hỏi rất cao về mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trong khi sự đầu tư nguồn lực của Nhà nước còn có hạn và trong bối cảnh đời sống của người dân còn thấp, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa cao, điều kiện xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật rất khó khăn. Nói cách khác, các nguồn lực thực hiện các mục tiêu về phát triển văn hóa, con người đề ra còn chưa tương xứng, các điều kiện để hiện thực hóa còn chưa đảm bảo.

Xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát huy, giữ gìn và phát triển. Làm sao để đảm bảo duy trì, bảo vệ được các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa và con người Việt Nam, đồng thời xác lập, phát triển những giá trị mới đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu phát triển của xã hội đương đại.

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, địa phương và nhân loại, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hóa Việt Nam có thể hội nhập quốc tế thành công và đứng vững, tỏa sáng trong cơn lốc toàn cầu hóa.

Bốn nhiệm vụ cơ bản

Trong giai đoạn tới, xây dựng văn hóa vì sự phát triển bền vững đất nước cần hướng đến những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Đó là những phẩm chất quan trọng của con người Việt Nam như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, kỷ cương, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.

Thứ hai, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo điều kiện phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Môi trường văn hóa lành mạnh ở gia đình, nhà trường và xã hội sẽ là nơi hình thành, nuôi dưỡng, vun đắp nhân cách văn hóa và giáo dục lối sống cho con người Việt Nam, để cái tốt sẽ được bảo vệ, nhân lên, cái ác, cái xấu sẽ bị bài trừ, lên án.

Thứ ba, xây dựng văn hóa trong chính trị, kinh tế, chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. T

hứ tư, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ văn hóa của người Việt Nam, vì người Việt Nam, cho người Việt Nam, vừa giúp lan tỏa những giá trị văn hóa Việt Nam, là sức mạnh mềm của đất nước, vừa biến những tiềm năng văn hóa này trở thành nguồn lực phát triển kinh tế -xã hội thực sự. Thường xuyên quan tâm đến xây dựng văn hóa kinh tế, văn hóa do­anh nghiệp, văn hóa doanh nhân vì sự phát triển bền vững quốc gia.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông và các đại biểu tại phiên thảo luận Ảnh: XUÂN TRẦN

Thấm nhuần đạo lý “Dân là gốc”

Với chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, trong thời gian tới, Ngành VHTTDL sẽ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong giai đoạn mới. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, coi văn hóa là bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng, là nền tảng tinh thần của xãhội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, một trong những trụ cột bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Đồng thời, văn hóa phải đứng ở vị trí trung tâm của phát triển và sự phát triển phải được nuôi dưỡng và truyền bá bởi văn hoá. Văn hóa giữ vai trò định hướng sự phát triển các giá trị của xã hội, điều tiết các quan hệ xã hội bằng hệ thống các giá trị, chuẩn mực và mục đích nhân văn của nó. Với ý nghĩa đó văn hoá vừa là tiền đề, điều kiện, vừa là mục đích, động lực phát triển của con người và xã hội.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Quan điểm xuyên suốt của Đảng từ Đề cương Văn hóa Việt Nam là: “Văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động”. Mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, phải thực sự tiêu biểu về đạo đức, lối sống, thực sự gần dân, thân dân, trọng dân, phấn đấu vì lợi ích của dân, thấm nhuần đạo lý “Dân là gốc”.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa với nhiệm vụ chính trị. Trong cuộc đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống hiện nay, văn hóa phải phát huy hơn nữa sứ mệnh của mình; xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam hướng đến chân -thiện -mỹ; văn hóa phải thực sự trở thành điểm tựa tinh thần và khởi nguồn cho sức mạnh nội sinh trong mỗi cá nhân, cộng đồng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa phải có tiếng nói mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa đối với những quan điểm mơ hồ, sai trái, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, mức đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động văn hóa phải tương ứng với vai trò của nó trong sự phát triển đất nước. Sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư của Nhà nước đi đôi với việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, với những cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, khơi dậy và huy động tiềm năng sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp và của toàn dân tham gia xây dựng văn hóa, con người Việt Nam.

Phát huy thế mạnh, hiệu quả của mô hình quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực trong tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, để Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; là nền tảng xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, dân cường, nước thịnh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức; hoàn thiện chính sách phát hiện, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ làm việc trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh truyền bá văn hóa, ngôn ngữ, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam ra với thế giới. Đưa các quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Phát triển văn hóa, xây dựng con người là sự nghiệp khó khăn, lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với phát triển đất nước. Bác nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Văn hóa chính là hồn cốt của một dân tộc, là nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân, phát huy truyền thống vẻ vang của mình, Ngành VHTTDL quyết tâm phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cùng cả nước xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngẩn ngơ chiêm ngưỡng loài hoa đào chuông quý hiếm trên đỉnh Bà Nà

VHO- Chỉ nở vào mùa xuân, cũng chỉ Bà Nà (Đà Nẵng) và số rất ít nơi có thổ nhưỡng phù hợp với giống hoa có hình dáng như chiếc chuông nhỏ úp ngược, hoa đào chuông khiến ai từng ngắm một lần là cứ muốn trở lại Bà Nà mỗi độ xuân về Tết đến. 

Mỗi độ xuân về, giữa thiên đường muôn sắc hoa bung nở diệu kỳ trên đỉnh Bà Nà của Đà Nẵng, lại thấy nhiều du khách mê mải đưa máy ảnh zoom thật gần vào những chùm hoa nhỏ xinh, chúm chím rung rinh trong cái se lạnh đặc trưng của vùng núi Chúa.

Hoa đào chuông có sức mê hoặc ghê gớm, bởi người biết đến đào chuông thể nào cũng sẽ trở lại Bà Nà mỗi độ xuân về, để được ngắm cho thật gần, thật kỹ, thật lâu những chùm hoa thắm sắc hồng đào trên thân cành khô khốc.

Đào chuông là loài hoa quý hiếm, được xếp vào sách đỏ với số lượng ít và cần được bảo tồn. Trên thế giới, đào chuông xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 70, chỉ còn mọc rải rác ở nước Úc và Trung Quốc.

Tại Việt Nam, đào chuông sinh trưởng ở khu vực miền núi Trung Bộ có độ cao từ 1400m như Bạch Mã và Núi Chúa Bà Nà. Vùng núi phía Bắc cũng chỉ khu vực núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là có loại hoa này.

Theo quan niệm phong thủy, đào chuông có thể trị bách quỷ, là biểu tượng cho sự đổi mới, may mắn và tài lộc. Thế nên, nhiều người muốn nhân trồng giống đào chuông để trưng Tết ở đồng bằng nhưng điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi, đào chuông không dễ sinh trưởng.

Riêng ở Bà Nà, những người làm du lịch nơi đây đã kỳ công nghiên cứu và nhân giống thành công 500 gốc đào chuông, đưa loài hoa này trở thành biểu tượng của “Công viên chủ đề hàng đầu Châu Á”. Đây cũng là một thành công hiếm có.

“Hoa đào chuông là món quà đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho Sun World Ba Na Hills. Vì vậy, chúng tôi rất chú trọng đến công tác chăm sóc và nhân giống đào chuông để mỗi dịp xuân về, du khách đến Bà Nà lại có được đặc quyền chiêm ngưỡng loài hoa quý hiếm được xem như biểu tượng của khu du lịch hàng đầu Việt Nam”, ông Nguyễn Lâm An- Giám đốc khu du lịch Sun World Ba Na Hills chia sẻ.

Từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm đào chuông bung nở sung mãn, rực rỡ nhất trên đỉnh Bà Nà, trong không gian Làng Pháp, khu vườn Le Jardin D’Amour, và đặc biệt hoa tập trung nhiều nhất tại khu vực đền Lĩnh Chúa Linh Từ (hay Bà Chúa Thượng Ngàn), Linh Phong Tự hay Trú Vũ Đài…

Hoa quý hiếm, nên du khách cũng vì thế mà coi việc tới Bà Nà để ngắm hoa là một thú chơi tao nhã mỗi độ xuân về. Chị Diệp Anh đến từ Hà Nội cho biết: “Năm nào tôi cũng đến Bà Nà dịp đầu năm, chỉ để ngắm đào chuông. Có lên đây ngắm hoa mới thấy người “cuồng hoa đào chuông” như mình không hiếm. Cái thú ngắm hoa chúm chím nở lúc ướt sương mai hay khi những con chim hút mật vấn vít quanh chùm hoa nhỏ ấy, hay lắm, khó tả lắm”.

Bà Nà năm nay, ngoài mùa hoa đào chuông thanh tao, cũng rộn ràng một lễ hội mùa xuân với muôn sắc tulip, hướng dương rực rỡ cùng những show nghệ thuật độc đáo vốn đã làm nên bản sắc của khu du lịch suốt bao năm qua. Bởi thế nên, với nhiều du khách, Bà Nà Hills đã từ lâu là điểm hẹn du xuân phải đến mỗi dịp Tết về.

Hội An mở phiên chợ Tết xưa mua bán bằng… tiền xu

VHO- Tết Tân Sửu này tại làng chài Cẩm An ven sông Cổ Cò và biển Hội An (TP Hội An, Quảng Nam), một phiên chợ Tết Xưa rất đặc biệt sẽ được mở ra cho du khách và người dân cùng tham gia, hòa mình vào không khí cổ truyền để mua bán, trao đổi bằng tiền xu như trong phiên chợ ngày xưa.

Chợ Tết Xưa có tên gọi “CAMAN” sẽ chính thức diễn ra vào hai khoảng thời gian, từ ngày 4-10.2 (nhằm ngày 23-29 tháng Chạp) và từ ngày 12-16.2 (nhằm mồng 1-5 tháng Giêng). Phiên chợ được tổ chức trong không gian rộng hơn 5.000mvới khoảng 30 gian hàng, tái hiện lại khung cảnh chợ Tết Hội An thời xưa qua cách bài trí không gian chợ, vật phẩm trang trí và thông qua các mặt hàng buôn bán các món đồ tết, các quầy ẩm thực; phương thức giao thương… Các gian hàng được bày bán tại nhà chòi hoặc quang gánh trong không gian xanh của rau cỏ, hoa trái.

Đại diện BTC cho biết, không chỉ tái hiện lại một cách sinh động phiên chợ những ngày Tết thời xưa với cách bài trí gian hàng hay hàng loạt các hoạt động mua bán, vui chơi giải trí, điểm đặc biệt ở phiên chợ Tết Xưa này chính là sử dụng đồng tiền xu trong toàn bộ quá trình giao thương ở chợ. Đồng thời khuyến khích người tham gia chợ mặc áo dài và trao nhau những chiếc phong bao lì xì ngũ sắc đầy may mắn. Hoàn toàn không sử dụng túi nilon, đồ nhựa, thay vào đó là các vật dụng thân thiện môi trường như túi giấy, lá chuối, lá tếch… để đựng và gói sản phẩm, hàng hóa. Phiên chợ sẽ gợi nhớ hình ảnh Hội An một thời hưng thịnh, tạo ra nơi vui chơi cho khách du lịch, từ đó sẽ tạo thêm một điểm check-in mới lạ, ấn tượng khi đến Hội An. Bên cạnh các hoạt động buôn bán các sản phẩm đặc trưng ngày Tết truyền thống, ẩm thực địa phương, chợ hoa…, tại phiên chợ cũng sẽ diễn ra các trò chơi dân gian, giải trí truyền thống như đập bùng binh, vòng quay may mắn 12 con giáp, hoạt động in tranh, in túi, gói bánh chưng, bánh tổ, xin chữ ông đồ… Trong chợ cũng sẽ có rạp chiếu các bộ phim về Hội An hưng thịnh, các khu triển lãm ảnh màu nước, ca nhạc.

Theo ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam, điều đáng trân trọng là trong thời điểm khó khăn này, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã tự nguyện và cùng tham gia đồng hành với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng với mong muốn giúp du lịch Hội An bừng sáng, khởi sắc trở lại sau những tác động tiêu cực do thiên tai, dịch bệnh. Đến nay, hơn 50 doanh nghiệp du lịch đã cam kết đồng hành cùng với thành phố khôi phục hoạt động đón khách. Không chỉ góp công, góp của, các doanh nghiệp du lịch, các khu lưu trú lớn cũng đã đóng góp và đưa ra ra nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ để kích cầu, mời gọi du khách đến Hội An.

Nhiều hoạt động nghệ thuật khác do nhóm doanh nghiệp, cộng đồng Hội An đồng hành cùng địa phương tổ chức như trình diễn áo dài trên phố cổ Hội An; các show nghệ thuật thực cảnh “Thức giấc Hội An”, hoạt động lễ hội đường phố…. diễn ra trong thời gian gần đây đã góp phần mang lại sự mới mẻ, kích cầu du lịch cho Hội An. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tham gia mở các khu chợ đa dạng thể loại, độc đáo để tạo thêm sản phẩm, điểm đến mới cho khách du lịch, đặc biệt hướng đến đối tượng khách nội địa. Ngoài phiên chợ Tết Xưa sắp diễn ra, tại Hội An cũng đã tổ chức hai phiên chợ độc là chợ phiên Làng chài Tân Thành (P. Cẩm An), chợ phiên phố cổ Hội An tại phố đi bộ Nguyễn Phúc Chu (P. Minh An). Cả hai khu chợ này mới được tổ chức và khai trương vào những ngày cuối năm 2020, hiện vẫn đang tổ chức định kỳ hàng tuần, thu hút được khá đông du khách và vẫn sẽ duy trì tới Tết cổ truyền để tạo sản phẩm phục vụ khách.

Chợ phiên làng chài Tân Thành được tổ chức với gần 100 gian hàng bày bán các sản phẩm handmade, ẩm thực, các mặt hàng nông sản, đặc sản địa phương; các món đồ, sản phẩm tái chế, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sưu tầm,… do chính nhóm doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, dịch vụ tại khu vực dọc biển Tân Thành tự bỏ kinh phí và tổ chức duy trì hoạt động định kỳ vào thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần. Chợ phiên phố cổ Hội An diễn ra vào ban đêm tại đường Nguyễn Phúc Chu có gần 50 gian hàng nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp cùng kết nối cung cầu, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất cũng như hợp tác tiêu thụ sản phẩm.

Điều đặc biệt của phiên chợ này là có rất nhiều mặt hàng “hanmade” được làm từ các sản vật của địa phương, các đặc sản của Hội An, sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” hạng 3 sao trở lên… Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho rằng, sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động kích cầu du lịch rất quan trọng. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã là những chủ thể tích cực, góp phần cùng thành phố trong các hoạt động phục hồi du lịch Hội An, cùng mang đến những ý tưởng, sự kiện mới mẻ cho phố cổ, truyền tải thông điệp về điểm đến Hội An an toàn, hấp dẫn đã sẵn sàng đón khách.

Nguồn: KHÁNH CHI – Báo Điện tử Văn hóa

Ngân vang giai điệu Tổ quốc

VHO- Hòa chung không khí mừng Đảng, mừng Xuân và hướng tới Ngày hội lớn của đất nước: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nhà hát thuộc Bộ VHTTDL đã đồng loạt công diễn nhiều chương trình nghệ thuật chất lượng phục vụ khán giả. Những vở diễn đậm tính nhân văn đã mang lại niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước cho đông đảo công chúng.

Tuồng, Chèo thắng lớn

Cuối tuần qua, Nhà hát Chèo Việt Nam đã công diễn vở Giai điệu Tổ quốc (Chỉ đạo nghệ thuật: NSND Thanh Ngoan; kịch bản văn học: Vương Huyền Cơ; Chuyển thể Chèo: Lê Thế Song; đạo diễn: NSƯT Lê Thanh Tùng). Tác phẩm từng đoạt giải thưởng của Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN về đề tài chiến tranh cách mạng, phản ánh sinh động cuộc sống của các tầng lớp nhân dân lao động, những con người bình dị nhưng luôn xác định lý tưởng sống là chung tay xây dựng mảnh đất nơi mình sinh ra. Vở diễn chuyển tải giá trị nhân văn sâu sắc, mang lại những cảm xúc đẹp cho khán giả nên đã nhận được những tràng pháo tay vang dội, kéo dài khi cánh màn nhung khép lại.

Vở diễn “Giai điệu Tổ quốc” của Nhà hát Chèo Việt Nam

Cùng thời điểm, Nhà hát Tuồng Việt Nam cũng có một đêm sôi nổi tại Ninh Giang, Hải Dương với vở Khúc gia trang dậy sóng trời Nam (kịch bản tuồng: Lê Thế Song; đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai). Sự chắc tay nghề với sân khấu truyền thống của ê kíp sáng tạo từ biên kịch, chuyển thể, đạo diễn cùng sự hợp lực của dàn nghệ sĩ tài năng gồm 3 NSND, hơn chục NSƯT và dàn diễn viên đông đảo, Khúc gia trang dậy sóng trời Nam đã thể hiện được sự hoành tráng của một vở diễn lịch sử và đậm đặc chất Tuồng cổ từ dàn dựng cho tới nghệ thuật biểu diễn. Việc khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ chăm chú ngồi xem tới gần 2 tiếng đồng hồ là điều đáng ghi nhận cho sự thành công của vở diễn.

Chương trình “Tự hào Việt Nam” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam

Xiếc, múa rối hướng tới nhiều đối tượng khán giả

Cũng diễn ra trong 2 ngày cuối tuần qua tại Nhà hát Múa rối Việt Nam, 361 Trường Chinh, Hà Nội, Trăng đất Việt, vở múa rối kết hợp giữa Đoàn Nghệ thuật thể nghiệm và Đoàn Nhạc của Nhà hát Múa rối Việt Nam (tác giả và đạo diễn: NSND Nguyễn Tiến Dũng; trợ lý đạo diễn: NSƯT Thế Long) đã mang lại những màn phô diễn nghệ thuật đầy ngoạn mục phục vụ khán giả. Sự kết hợp các loại hình rối nước, rối cạn, âm nhạc dân tộc và đặc trưng văn hóa của từng vùng miền trải dài từ Bắc tới Nam đã khiến khán giả của Trăng đất Việt đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác bởi những trải nghiệm đầy mới mẻ, hấp dẫn của một tác phẩm nghệ thuật đương đại đặc sắc.

Trang phục biểu diễn mang biểu tượng Tổ quốc của các nghệ sĩ xiếc

Thể hiện rất rõ mục đích hướng tới Ngày hội lớn của cả nước, các nghệ sĩ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã cho ra mắt chương trình Tự hào Việt Nam (chỉ đạo nghệ thuật: NSND Tạ Duy Ánh, kịch bản và đạo diễn: NSND Tống Toàn Thắng). Ngay màn mở đầu với tên gọi Sen Rồng đã thể hiện sức mạnh hóa rồng của đất nước, kết hợp với hình tượng hoa sen được nghệ thuật xiếc “biến hóa” hấp dẫn, đưa đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc. Hai lá cờ búa liềm và cờ Tổ quốc được các nghệ sĩ cầm bay lượn trên không trung, phía dưới là hai con rồng cuốn tượng trưng cho hồn khí Thăng Long đã tạo ấn tượng thị giác thật mạnh mẽ. Nối tiếp và đan xen là các tiết mục mang chủ đề như Hào khí ViệtNgày hội vùng cao mang màu sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trên khắp các vùng miền Tổ quốc. Đặc biệt, hoạt cảnh Vòng tròn bất tử đã để lại những cảm xúc khó quên cho công chúng yêu nghệ thuật xiếc. Màn kết Việt Nam ơi với trang phục biểu diễn mang màu cờ Tổ quốc đã khiến mọi cảm xúc được đẩy lên đến cao trào và “bật tung” qua giai điệu hào hùng của bài hát Việt Nam ơi!

 

 

Để tăng sự hấp dẫn và cuốn hút nhiều đối tượng khán giả, chương trình đã kết hợp rất nhiều thể loại xiếc thú ngộ nghĩnh, đáng yêu tham gia. Đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ cùng ê kíp sáng tạo từng đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế đã tạo nên một chương trình nghệ thuật thực sự ý nghĩa và chất lượng. Tự hào Việt Nam sẽ được công diễn từ nay đến ngày 3.2.2021.

 Nguồn: THÚY HIỀN; ảnh: N.H – Báo Điện tử Văn hóa

Xác lập Kỷ lục: Sự kiện chế biến và công diễn các món Xôi – Chè Cung đình và Dân gian truyền thống Việt Nam cùng lúc nhiều nhất

VHO- Vào chiều tối ngày 22/01/2021, trong khuôn khổ Lễ hội Tết Việt 2021 tại công viên Lê Văn Tám, TP.HCM, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã xác lập Kỷ lục “Sự kiện chế biến và công diễn các món Xôi – Chè Cung đình và Dân gian truyền thống Việt Nam cùng lúc nhiều nhất” đến ba đơn vị đồng sở hữu.

50 món Xôi – Chè Cung đình và Dân gian truyền thống đặc sắc của Việt Nam được các Nghệ nhân mang tới buổi công diễn tối 22.1

Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, triều Nguyễn được coi là một trong những triều đại vô cùng quan trọng trong lịch sử nước ta bởi đây không chỉ là triều đại Quân chủ Phong kiến cuối cùng tại Việt Nam mà còn là dấu mốc chói lọi trong quá trình định hình và phát triển nền ẩm thực của nước nhà. Văn hóa ẩm thực trong giai đoạn này thường gắn liền với các món ăn đặc trưng chuyên được chế biến để tiến vua. Những món ăn này đều thuộc loại cao lương mỹ vị, được chế biến công phu, cầu kỳ nhằm đạt đến những chuẩn mực cao nhất là vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng và vừa bổ dưỡng, và cũng từ đó mà khái niệm “Ẩm thực Cung đình” nổi tiếng ra đời và được xem là một kho tàng di sản văn hóa cực kỳ quý báu của Việt Nam.

Trong hàng ngàn các món ăn của Huế nói riêng, Việt Nam nói chung, các món xôi chè Cung đình và Dân gian truyền thống được coi là một phạm trù vô cùng độc đáo với đầy đủ tính “âm dương, ngũ hành”. Có thể gọi đây là một bộ món ăn mang lại cho người dùng sức khỏe và ngon miệng một cách thú vị mà mùa nào cũng có thể sử dụng được.

Trên cơ sở và mục tiêu đó, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam phối hợp với Sở Văn Hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế và Trường Cao Đẳng Du lịch Huế đồng nghiên cứu sưu tầm và thực hiện sự kiện ẩm thực chế biến, công diễn các món xôi chè Cung đình và truyền thống dân gian trong khuôn khổ Lễ hội Tết Việt 2021 tại công viên Lê Văn Tám – TP Hồ Chí Minh.

Món Chè Thưng được trình bày theo chủ đề Mùa Xuân đẹp mắt

Nghệ nhân Ưu tú Phạm Vân Loan thực hiện món Chè Đậu Xanh và Chè đậu ván lỏng

Sự kiện có sự tham gia của 25 nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực tại ba miền Bắc Trung Nam trực tiếp chế biến và công diễn

Nhà báo, Nghệ nhân Mai Thị Trà – Nghệ nhân ẩm thực lớn tuổi nhất (87 tuổi) trong đội ngũ thực hiện kỷ lục 

Các thành viên trong Hội đồng Xác lập Kỷ lục Việt Nam đánh giá các món ăn trong sự kiện

Theo đó, đã có 50 món xôi chè Cung đình và Dân gian truyền thống được lựa chọn thực hiện tại sự kiện. Các món được làm từ nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau. Đa phần các món chè xôi được chế biến qua lửa và được phân thành nhiều công đoạn do 25 nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực, nhà giáo ẩm thực, nhà nghiên cứu, đầu bếp và các nhà chuyên môn trực tiếp chế biến và tham gia công diễn.

Ông Lê Tân, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam phát biểu giới thiệu sự kiện

Theo ông Lê Tân, hoạt động này không chỉ nhằm mục đích bảo tồn, nhân rộng nhận thức về một trong những nét di sản văn hóa ẩm thực của nước ta mà còn hướng tới mục tiêu nâng tầm ẩm thực Việt Nam lên một tầm cao mới cũng như giới thiệu đến với cả thế giới những đặc trưng độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Nhà giáo Ưu tú, Chuyên gia ẩm thực Triệu Thị Chơi – Thành viên Hội đồng Xác lập Kỷ lục Việt Nam nhận xét về buổi biểu diễn ẩm thực

Sau đó, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã xác lập Kỷ lục Sự kiện chế biến và công diễn các món Xôi – Chè Cung đình và Dân gian truyền thống Việt Nam cùng lúc nhiều nhất đến ba đơn vị đồng sở hữu gồm Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam; Sở Văn Hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế và Trường Cao Đẳng Du lịch Huế.

Cô Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc – Phó Tổng Thư ký TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Trưởng Ban Nội dung Kỷ lục Việt Nam đại diện công bố Kỷ lục Việt Nam
Ông Nguyễn Mạnh Quý – Thường trực Hội đồng Xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Nhà giáo Ưu tú, Chuyên gia ẩm thực Triệu Thị Chơi và ông Lý Sanh – Thành viên Hội đồng Xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đại diện trao bằng Kỷ lục Việt Nam và Huy hiệu Kỷ lục đến các đại diện
Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam trao hoa và chứng nhận tham dự chương trình đến các Nghệ nhân
Các đại diện chụp hình lưu niệm tại chương trình

Buổi biểu diễn được đánh giá là một sự kiện ẩm thực độc đáo, tạo sức làn tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng cũng như là tiền đề cho nhiều sự kiện liên quan đến văn hóa ẩm thực, giới thiệu đặc sản ẩm thực sau này của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Theo Kyluc.vn

Sun World: Khi nghệ thuật giải trí đỉnh cao kết tinh cùng văn hóa thế giới

VHO- Không chỉ hiện thực hóa mong ước “du khách Việt không phải sang tận nước ngoài để đi chơi công viên” của Sun Group, các khu Sun World còn mang đến cho du khách hơn cả giải trí, đó là những không gian văn hóa đặc trưng đầy hấp dẫn từ khắp nơi trên thế giới. 

1
Sun World Ba Na Hills: Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới

Sun World Fansipan Legend- Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn hàng đầu thế giới

Bắt đầu đi vào hoạt động với hạng mục đầu tiên là cáp treo nối liền thung lũng Mường Hoa và đỉnh Fansipan huyền thoại vào năm 2016, chỉ sau 4 năm, Sun World Fansipan Legend đã được biết đến không chỉ ở trong nước mà còn trên khắp thế giới, như một điểm phải đến để thưởng ngoạn văn hóa Tây Bắc đặc trưng của Việt Nam.

Bằng việc cho ra đời hàng loạt công trình và sản phẩm du lịch mang tính nghệ thuật và văn hóa cao, không ngừng nâng cấp và đổi mới, biến khu vực cằn cỗi hoang vu dưới chân Fansipan thành một thung lũng hoa với cảnh sắc mê đắm lòng người, khu du lịch mà đến một nửa số nhân viên là người đồng bào vùng cao này không chỉ góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và lan rộng văn hóa truyền thống Tây Bắc nhiều màu sắc, mà còn khiến Fansipan, Sa Pa lột xác ngoạn mục.

Du khách tới Sun World Fansipan Legend được đắm mình trong một đời sống “Tây Bắc” thuần khiết, giữa những lễ hội tưng bừng suốt bốn mùa, cáp treo kỉ lục đưa du khách lướt giữa biển mây bồng bềnh, chiêm bái cụm công trình tâm linh kỳ vĩ và nghỉ dưỡng hạng sang tại Hotel de la Coupole-MGallery ấn tượng.

Bởi vậy, không khó hiểu khi nơi đây trở thành lựa chọn của nhiều hãng thời trang nổi tiếng trong các thước phim quảng bá, chương trình biểu diễn và được World Travel Awards vinh danh là “Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn hàng đầu thế giới”, ” Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới” 2020, lần đầu tiên đưa du lịch Tây Bắc tỏa sáng trong một đấu trường quốc tế được xem như “Oscar của ngành du lịch toàn cầu”.

Cau Vang - Sun World Ba Na Hills (2)
Cầu Vàng – Sun World Ba Na Hills

Sun World Halong Complex: Xứ Phù Tang giữa lòng di sản

Nằm ở phía Bắc, bên di sản thế giới Vịnh Hạ Long, Sun World Halong Complex kết hợp hoàn hảo hai yếu tố tưởng như không thể chung lối: công viên nước, công viên chủ đề với các trò chơi cảm giác mạnh thuộc top đầu thế giới, và một “Nhật Bản thu nhỏ” duyên dáng, yên bình.

Là tổ hợp vui chơi giải trí với cáp treo Nữ Hoàng và khu Vườn Nhật cùng 2 công viên quy mô và đẳng cấp, Sun World Halong Complex đã đánh dấu hành trình lột xác của Hạ Long buồn bã trở thành trung tâm du lịch, vui chơi giải trí hàng đầu phía Bắc.

Sau khi trải nghiệm những pha giải trí đỉnh cao cực “đã” tại các công viên, du khách thích thú bước vào hành trình ghé thăm xứ sở Phù Tang. Giữa không gian xanh mướt của những cây tùng la hán, trầm mặc của những mái nhà uốn cong duyên dáng đậm chất Nhật, các lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa Nhật Bản đặc trưng diễn ra hàng năm, làm nên sân chơi giao lưu văn hóa ý nghĩa cho du khách tại miền đất Hạ Long hấp dẫn.

2
Quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipang

Công viên châu Á – Asia Park: Châu Á diệu kỳ

Đến với thủ phủ du lịch của miền Trung, du khách sẽ khó lòng bỏ qua Công viên châu Á – Asia Park. Nơi đây được mệnh danh “công viên của những kỷ lục” nhờ sở hữu những trò chơi hàng đầu thế giới, cũng đồng thời được biết đến như một “châu Á diệu kỳ” mà ai đến Đà Nẵng cũng hào hứng trải nghiệm ít nhất một lần.

Typhoon Water Park- Sun World Halong Complex
Typhoon Water Park- Sun World Halong Complex

Văn hóa phương Đông được biến hóa uyển chuyển như một cuộc viễn du kỳ thú, từ miền đất này tới miền đất khác. Cùng đó, tổ hợp chợ đêm hàng trăm gian hàng vận hành theo tiêu chuẩn Hàn Quốc, hệ thống quán bar đẳng cấp, những khu trò chơi có thưởng mới hiện đại, khu mua sắm đa dạng cùng nhiều sự kiện nghệ thuật thường xuyên được tổ chức trên Quảng trường mới sức chứa 10.000 người biến Công viên Châu Á – Asia Park trở thành điểm đến cuốn hút cả ban ngày lẫn ban đêm,  khuấy động thành phố với nhiều trải nghiệm mới lạ.

Cáp treo Bà Đen

Sun World Ba Na Hills: Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới

Dạo bước giữa những tòa lâu đài châu Âu cao vút chân mây. Đắm mình trong không gian tuyệt diệu của hàng triệu bông tulip giữa xứ sở Hà Lan đích thực. Thưởng thức ẩm thực Ý cho đến những món Pháp tinh tế. Say đắm với dòng bia Đức hảo hạng của lễ hội bia đặc trưng Oktoberfest và vui say trong những điệu nhảy suốt bốn mùa…, Sun World Ba Na Hills đã thực sự gói gọn cả châu Âu về trên vùng núi Chúa, giữa không gian lạnh đặc trưng để mang tới một xứ sở tưởng như vô thực giữa đời thực.

Đến Bà Nà để sống giữa một nước Pháp cổ kính, lãng mạn. Đến Bà Nà để được ngâm nga trong phong vị ẩm thực Nga giữa tiết trời lạnh buổi chiều tà. Đến Bà Nà để được hào sảng khoác vai bạn bè giữa quảng trường Beer Plaza rộng lớn với thứ bia Đức hảo hạng khi nắng lên. Đến Bà Nà để trọn vẹn những cung bậc vui say bất tận của một nền văn hóa châu Âu quyến rũ từ những thập kỷ trước, vẹn nguyên trước mắt.

Aquatopia Water Park

Và cứ thế, khi nghệ thuật giải trí đỉnh cao kết tinh cùng văn hóa thế giới một cách tinh tế và khéo léo, Sun World đã làm nên thứ men say đặc trưng trên dải đất hình chữ S, để không chỉ thỏa lòng người Việt mà còn thu hút hàng triệu du khách từ khắp thế giới tìm đến không chỉ một lần.

P’apiu- Khu nghỉ dưỡng sang trọng và bí ẩn nhất Hà Giang

VHO- Được biết đến là một khu nghỉ dưỡng cực kỳ riêng tư, bí ẩn và sang trọng, P’apiu resort (thôn Bắc Bìu, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, Hà Giang) mang đến cho những du khách của mình một định nghĩa mới, một giá trị mới về du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Nằm ẩn mình trên những ngọn núi cao thuộc huyện Bắc Mê, P’apiu resort là khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang không xa. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ tạo nơi đây đã tạo nên một không gian riêng tư và tĩnh lặng tuyệt đối.

Lấy ý tưởng từ tình yêu và được xây dựng nên từ tình yêu, P’apiu trở nên lãng mạn và độc đáo đến từng chi tiết.

P’apiu resort được thiết kế và sắp đặt các khối nhà theo phong cách khác nhau, mang tới cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, với không gian mở. P’aPiu resort cũng sở hữu không gian vô cùng đặc biệt, duy nhất chỉ có ở Việt Nam như: Con đường thổ cẩm dài nhất Việt Nam được Hội Kỷ lục Việt Nam ghi nhận; Khu nghỉ dưỡng trong lòng đất lớn nhất với 600 chiếc tủ lưu giữ những kỷ vật tình yêu với nhiều kích thước khác nhau; Hệ thống kính thiên văn ngắm bầu trời đêm; Hệ thống bể sục ngoài trời; Điểm ngắm hoàng hôn…

Đơn giản “chỉ là yêu”, P’apiu hướng đến đối tượng khách cao cấp, với những kỳ nghỉ riêng tư, lãng mạn. Toàn bộ khu nghỉ dưỡng chỉ có 3 căn được thiết kế, xây dựng hoàn toàn riêng tư và tách biệt. Với không gian mở P’apiu resort là sự hoà quyện giữa thiên nhiên và con người, mỗi trải nghiệm tại P’apiu đều để lại những cảm xúc ngọt ngào cho các cặp đôi.

The Mellow – Ngôi nhà truyền thống của đồng bào Mông, Hà Giang có diện tích 500m2. Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng đất không có chất kết dính và được giã tay trong nhiều tháng.

Từ The Mellow, có thể nhìn sang bản Dao lưng chừng núi, ruộng bậc thang của bản Tày dưới chân núi, thác Phia Dầu- con thác dài và đẹp nhất tại Hà Giang. The Mellow có 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng tắm và xông hơi trong lòng đất.

Layla Qays lại thể hiện cảm xúc của những người đang yêu nồng cháy với cảm xúc bất ngờ, quyến rũ, ấm cúng, nồng nàn. Lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nàng Layla và chàng Qays xứ Ả Rập, Layla Qays là nơi duy nhất lưu giữ “Kỷ niệm trong lòng đất” cho các cặp đôi.

Du khách sẽ được trải nghiệm, xem phim, ngủ trong lòng đất một cách vô cùng độc đáo và ấm áp. Layla Qays có diện tích 350m2 với 1 phòng ngủ, 1 phòng tắm, 1 phòng xem phim, một hầm rượu.

The Fluffy là căn nhà gỗ trên đỉnh núi. Nơi này được ca ngợi là đẹp vào mọi thời gian trong ngày và mọi mùa trong năm. Ngồi trong The Fluffy cũng có thể chạm tới thiên nhiên, nơi có thể lắng nghe âm thanh và cảm nhận mùi hương tinh khiết của núi rừng, được ngắm nhìn trọn vẹn mây núi bồng bềnh, bản Mông đằng xa với khói lam từ những nóc nhà trình tường…

Với diện tích 400m2, The Fluffy có 1 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng xông hơi.

Ngoài những dịch vụ tiện ích riêng của từng căn, khách lưu trú ở P’apiu được trải nghiệm các dịch vụ: Bể sục ngoài trời, bữa sáng, trà chiều, foot massage, zipline, kính thiên văn/ống nhòm xa, khu thể thao giải trí trong nhà, xem phim ngoài trời, nghe nhạc theo yêu cầu, làm vườn, thăm kiến trúc các khối nhà, đi bộ trong rừng…

Góc nào ở P’apiu cũng là không gian đặc biệt tại Việt Nam khiến du khách chỉ nghe thôi cũng muốn chạy tới ngay. Yolo mount, điểm cao nhất của P’apiu là nơi chứa đựng nhiều giá trị về sự tận hưởng nhất, nơi mang thông điệp “bạn chỉ sống một lần” được cho là điểm trải nghiệm “ngủ ngoài trời với trăng sao” cho các cặp đôi và cũng là điểm cầu hôn vô cùng lãng mạn.

Có khi nào bạn chợt nhận ra rằng mình đang bước đi quá nhanh? Lên đỉnh P’apiu để cảm nhận và thấy rõ hơn những điều tốt đẹp sâu thẳm nhất vẫn luôn ẩn sâu trong tâm hồn, để trải nghiệm những điều không giống với những hành trình trước đó của bạn, để một cách rất tự nhiên trong mọi khoảnh khắc bạn được là chính mình.

Nguồn: BẢO AN – Báo Điện tử Văn hóa