Thời cơ của chiến thắng 30/4/1975 và bài học cho hôm nay

TCCSĐT – Cùng với binh lực, chiến lược, chiến thuật, vấn đề thời cơ luôn là một trong những yếu tố quan trọng. Tận dụng tốt yếu tố thời cơ sẽ góp phần tiết kiệm nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ của cuộc chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. Ngược lại tận dụng không tốt yếu tố thời cơ sẽ khiến cho các nguồn lực bị tiêu hao gấp nhiều lần, cơ hội giành chiến thắng cuối cùng, có ý nghĩa quyết định cũng vì thế mà bị bỏ lỡ.

Thời cơ trong các cuộc cách mạng đến từ nhiều cách khác nhau, nó có thể xuất hiện do những yếu tố khách quan và chủ quan. Thời cơ trong chiến thắng 30-4-1975 không hoàn toàn đến từ những yếu tố khách quan, cũng không hoàn toàn đến từ những yếu tố chủ quan.

Thời cơ của chiến thắng 30-4-1975 – sự cộng hưởng của nhiều nhân tố

Đế quốc Mỹ – dấu chấm hết cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa

Sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam đã gieo rắc vô vàn tội ác lên đất nước và con người Việt Nam. Trong khi những tên đầu sỏ đế quốc vẫn không ngừng bưng bít, lừa dối dư luận trong nước thì Quốc hội và nhân dân tiến bộ Mỹ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng với những bản tin liên tục của các phóng viên chiến trường Việt Nam thực hiện đã hiểu ra sự thật của cuộc chiến tranh mà Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam là hoàn toàn phi nghĩa. Những bản tin như vậy đã làm nên một cuộc chiến tranh thứ hai ngay trong lòng nước Mỹ, cuộc chiến ấy lan rộng tới từng gia đình người Mỹ gây nên những ám ảnh không nguôi về sự chết chóc, hiểm nguy, bom đạn, đổ nát. Các phong trào phản chiến được bắt đầu từ những năm 1960 và có dịp bùng phát mạnh mẽ với các cuộc tuần hành, biểu tình ở khắp mọi nơi như: hành động tự thiêu của No-man mo-ri-xơn trước Lầu năm góc để phản đối chiến tranh Việt Nam vào tháng 11-1965, cuộc tuần hành của 250 nghìn người nổ ra ở đại lộ số 5 trung tâm Niu-oóc vào tháng 11-1969,…

Sự phản đối của Quốc hội và nhân dân trong nước cùng với những thất bại thảm hại trên chiến trường như Tết Mậu thân 1968, Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào đã buộc Mỹ phải xuống thang từng bước và cuối cùng là đi đến ký kết Hiệp định Pa-ri 27-01-1973 chấm dứt sự dính líu quân sự ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên phải đến khi Mác-tin – vị đại sứ cuối cùng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam cuốn cờ rời khỏi Sài Gòn trong chiến dịch di tản khẩn cấp mang tên “cơn lốc” vào lúc 8 giờ ngày 30-4-1975 thì sự dính líu, can thiệp của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam mới chấm dứt hoàn toàn.

Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, chính quyền Mỹ đứng đầu là Tổng thống Ních-xơn vẫn cam kết những khoản hỗ trợ hàng trăm triệu đô la và các hành động đáp trả bằng không quân đối với bất cứ một hành động nào gây hấn với chính quyền Sài Gòn. Chúng ta có thể thấy được điều đó trong một bức thư mà Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu gửi cho tổng thống Mỹ Giê-rôn Pho sau khi chúng ta tấn công Đà Nẵng: “Ý định của Hà Nội là sử dụng Hiệp định Pa-ri để chiếm miền Nam Việt Nam bằng quân sự là điều chúng tôi đã biết rõ trong suốt quá trình đàm phán về Hiệp định Pa-ri… Sau đó chúng tôi được hứa một cách chắc chắn rằng Mỹ sẽ trả đũa một cách nhanh chóng và mạnh mẽ đối với bất kỳ sự vi phạm nào về Hiệp định… Chúng tôi coi những lời hứa đó là sự bảo đảm quan trọng nhất đối với Hiệp định Pa-ri, những lời hứa đó giờ đây trở nên những lời hứa quan trọng nhất đối với sự sống còn của chúng tôi”. Thế nhưng những sự kiện chính biến như vụ Oa-tơ-ghết dẫn tới sự ra đi của tổng thống Ních-xơn, thắng lợi tuyệt đối của phe Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc Hội tháng 11-1974 đã làm thay đổi tất cả và cuối cùng trong một bài nói chuyện tại Trường Đại học Tunale vào ngày 23-4-1975, tổng thống Giê-rôn Pho đã nêu rõ: “Mỹ có thể lấy lại được niềm tự hào từng tồn tại trước Việt Nam. Nhưng niềm tự hào đó không thể đạt được bằng việc lại đánh nhau trong một cuộc chiến mà đối với người Mỹ nó đã kết thúc”.

Ngụy quyền Sài Gòn – hoảng loạn và sụp đổ

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (ngụy quyền Sài Gòn) được Mỹ dựng lên sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết để chống phá cách mạng Việt Nam với tổng thống đầu tiên là Ngô Đình Diệm và cuối cùng là Dương Văn Minh. Sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa là nhờ vào viện trợ về đô la và vũ khí của Mỹ.

Quả thực với những diễn biến trong mùa khô năm 1974, chính quyền Sài Gòn đã bộc lộ những yếu kém của họ, trên chiến trường là những thất bại quân sự liên tiếp với các cuộc đầu hàng nhanh chóng hoặc rút chạy không kiểm soát. Ngay tại Sài Gòn là những cuộc tranh luận vô bổ và không đi đến đâu của các tướng lĩnh. Sau thất bại trong trận chiến Phước Long rồi đến Ban Mê Thuột, Huế, Đà Nẵng và đặc biệt là thất bại chóng vánh ở Xuân Lộc – nơi được coi là cánh cửa thép trấn giữ Sài Gòn, đội quân gần 1 triệu lính của Việt Nam Cộng hòa đã thực sự tan rã với những cuộc rút chạy hàng loạt về Sài Gòn. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức để cao chạy xa bay, thay vào đó là ông già lọm khọm Trần Văn Hương – một người không làm nổi việc gì đến nỗi sau một thời gian cực ngắn làm tổng thống đã phải nhường ghế cho Dương Văn Minh. Có thể nói trong những ngày cuối cùng trước cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã hoang mang rệu rã đến cực điểm và gần như không còn khả năng kháng cự.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam – những đòn đánh chiến lược mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng miền Nam, Đảng ta đã kiên trì phương pháp bạo lực cách mạng. Đối phó với một kẻ thù lớn mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ là đế quốc Mỹ, Đảng ta chủ trương một chiến lược cách mạng mà ở đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật tác chiến và nghệ thuật chỉ đạo chiến lược. Để có thể tạo ra được thời cơ có lợi cho việc kết thúc cuộc chiến, Đảng ta và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã chủ động tiến hành nhiều cuộc tiến công với nhiều quy mô và mục tiêu chiến lược khác nhau, trong đó phải kể đến Chiến dịch Ấp Bắc 1965 (thử nghiệm khả năng tác chiến trực diện lần đầu tiên của quân đội ta với lính Mỹ); Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 (tạo thế và lực trên mặt trận chính trị, ngoại giao); Chiến dịch Phước Long tháng 12-1974 (thử phản ứng của Mỹ sau Hiệp định Paris)…

Các chiến thắng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch và đề ra quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, đúng như Đại tướng Văn Tiến Dũng đã viết: “Tin quân ta đã chiếm được hoàn toàn thị xã Phước Long đến giữa lúc chúng tôi đang họp. Mọi người phấn khởi đứng cả dậy bắt tay nhau chúc mừng thắng lợi… Điều này có ý nghĩa lớn thể hiện rõ năng lực chiến đấu của quân đội ta và sự yếu kém của quân đội địch. Một chương sử mới đã mở ra”. Đây là một điểm hết sức đáng chú ý bởi cho đến trước khi chiến dịch giải phóng Phước Long nổ ra, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã họp để thảo luận xem liệu rằng chiến tranh đã đến giai đoạn cuối cùng hay chưa và vấn đề mà nhiều người quan tâm là “một khi các cuộc tấn công quy mô lớn của chúng ta đẩy quân đội Sài Gòn đến nguy cơ sụp đổ, liệu Mỹ có thể đưa quân trở lại Việt Nam hay không?” Với trận Phước Long thì câu trả lời đã rất rõ ràng: Mỹ không trở lại.

Sự thắng lợi về nhiều mặt của các chiến dịch quân sự trong đó tiêu biểu là 3 chiến dịch nêu trên đây đã góp phần tạo nên thời cơ chiến lược vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lịch sử cho việc đi tới chiến thắng cuối cùng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Thời cơ của chiến thắng 30-4-1975 và bài học cho hôm nay

Với sự kết hợp của nhiều nhân tố cả về phía ta và phía địch, thời cơ cho cuộc tổng tấn công giải phóng Sài Gòn đã xuất hiện. Cùng với những diễn biến có lợi do yếu tố thời cơ mang lại, Đảng ta đã có sự chỉ đạo chiến lược kịp thời.

Trước những diễn biến mới của tình hình chính trị nước Mỹ và sự suy yếu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Bộ Chính trị đã họp tháng 10-1974 và tháng 01-1975 quyết định mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, và dự kiến nếu thời cơ đến sớm sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975. Tận dụng thời cơ chiến lược quan trọng đến từ chiến thắng Phước Long và chiến thắng Ban Mê Thuột; Bộ Chính trị họp ngày 25-3-1975 nêu nhiệm vụ cụ thể giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa, đến cuộc họp ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị đã nhận định, thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã hoàn toàn chín muồi. Cần có quyết tâm lớn hoàn thành trận quyết định chiến lược cuối cùng tốt nhất trong tháng 4-1975. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Sài Gòn do tập thể các ủy viên Bộ Chính trị tại chiến trường (Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng) lãnh đạo, chỉ đạo. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng, trực tiếp làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy. Trước đó, ngày 25-3-1975, Hội đồng chi viện chiến trường đã được thành lập, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Bộ Chính trị cũng đã quyết định tiến hành chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 09 đến ngày 30-4-1975).

Sự chuẩn bị khẩn trương để chớp thời cơ của Đảng ta đã góp phần tạo nên thắng lợi rực rỡ, có ý nghĩa lịch sử, giành độc lập toàn vẹn cho Tổ quốc, đưa đất nước bước vào một trang sử mới.

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang hội nhập sâu rộng quốc tế, khi tình hình an ninh, chính trị trong khu vực đang có những diễn biến phức tạp nhất là những tranh chấp liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, sự cạnh tranh ảnh hưởng của một số nước lớn ở nhiều khu vực đang diễn ra khá mạnh mẽ thì vấn đề thời cơ của chiến thắng 30-4-1975 vẫn còn nhiều giá trị lịch sử và bài học sâu sắc.

Thứ nhất, đó là bài học về tranh thủ tối đa những điều kiện thuận lợi từ tình hình chính trị, an ninh thế giới, các phong trào đấu tranh đòi hòa bình của nhân loại tiến bộ để tạo thêm nguồn sức mạnh đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ này.

Thứ hai, kiên định sự lãnh đạo của Đảng, chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt, nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh trí tuệ, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên để Đảng đủ sức lãnh đạo nhân dân ta trong giai đoạn lịch sử mới vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thứ ba, phát huy ý chí tự lực tự cường, truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng của các tầng lớp nhân dân và của toàn dân tộc tạo thế và lực mới cho quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, trong quá trình hoạch định đường lối và lãnh đạo cách mạng, lợi ích của Đảng phải được thể hiện trong mối tương quan mật thiết với lợi ích của nhân dân. Chúng ta đừng quên hình ảnh phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở những nơi đô thị lớn tạo thế phối hợp với các cuộc tiến quân của lực lượng vũ trang, hình ảnh những người dân phấn khởi đi theo xe dẫn đường cho các đội quân tiến tới sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn… Những ví dụ đó là bằng chứng sáng ngời về sức mạnh của khối đoàn kết Đảng – Dân được xây dựng trên nền tảng vững chắc của một lợi ích chung được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bốn mươi lăm năm đã trôi qua nhưng rất nhiều bài học được rút ra từ cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, trong đó có bài học về tạo thời cơ và chớp thời cơ. Bài học ấy đã, đang và sẽ tiếp tục là sức mạnh, là khởi nguồn cho những thành tựu to lớn hơn của cả dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau./.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Tháo gỡ, điều chỉnh những vấn đề “nóng”

VHO- Bộ VHTTDL đang lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Dự thảo này soạn thảo trên cơ sở quan điểm bảo đảm phù hợp với Hiến pháp và các quy định pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích của các nghệ sĩ.

Đặc biệt, tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định còn vướng mắc trong thực tiễn góp phần tháo gỡ những điểm còn hạn chế trong quá trình xét tặng mà vẫn bảo đảm tính khách quan, công bằng và tôn vinh giá trị của danh hiệu vinh dự Nhà nước.

“Điểm danh” những vướng mắc

Theo ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng (Bộ VHTTDL), những quy định còn vướng mắc sẽ được tập trung sửa đổi, bổ sung là các quy định liên quan đến cách tính thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp; tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu; Hội đồng xét tặng danh hiệu các cấp; tỉ lệ % thông qua của Hội đồng các cấp…

Nghị định 89 là căn cứ pháp lý quan trọng để xét, tôn vinh những cá nhân có nhiều cống hiến trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Triển khai thực hiện Nghị định từ năm 2015 đến nay, đã tổ chức được 2 đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, qua đó Chủ tịch nước đã có Quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND cho 186 nghệ sĩ, danh hiệu NSƯT cho 686 nghệ sĩ… Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình xét tặng danh hiệu do một số quy định của Nghị định 89 chưa phù hợp với thực tiễn. Đơn cử về cách tính thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp: Trên thực tế, đối với một số loại hình nghệ thuật truyền thống, cơ bản việc đào tạo diễn viên do các Trường VHNT chuyên nghiệp đào tạo nhưng có không ít các nghệ sĩ được đào tạo mang tính truyền nghề. Các nghệ sĩ đó hiện nay phần lớn tuổi đời cao, có nhiều đóng góp cho nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương và tuồng cổ. Qua đợt xét tặng danh hiệu lần thứ 8 và lần thứ 9, Hội đồng các cấp thống nhất tính thời gian tham gia nghệ thuật chuyên nghiệp cho các nghệ sĩ được xét cụ thể từng hồ sơ trên cơ sở thông tin cá nhân có xác nhận của Sở ngành có thẩm quyền ở địa phương, nơi cá nhân được xét hồ sơ. Với quy định này, sẽ tránh bỏ sót việc tôn vinh các nghệ sĩ có tài năng đặc biệt xuất sắc, có nhiều đóng góp ở một số lĩnh vực nghệ thuật truyền thống…

Chuyện số lượng huy chương, giải thưởng từng “nóng” tại các kỳ xét tặng trước cũng là nội dung được điều chỉnh ở dự thảo Nghị định lần này. Ông Cẩn cho hay, trong đợt xét tặng danh hiệu lần thứ 8, 9, có một số trường hợp chưa đạt tiêu chuẩn về giải thưởng nhưng được Hội đồng các cấp thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét vận dụng về số lượng huy chương để đề nghị Chủ tịch nước xét phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho một số nghệ sĩ. Đó là những nghệ sĩ lão thành, có nhiều đóng góp trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước; các nghệ sĩ là người dân tộc, tham gia tích cực phát triển phong trào văn hóa, nghệ thuật tại địa phương, các nghệ sĩ hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật truyền thống tuồng, chèo, cải lương, ít có cơ hội tham gia các Liên hoan, Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; các nghệ sĩ là giảng viên các Trường đào tạo VHNT chuyên nghiệp của Bộ VHTTDL, Bộ Quốc phòng do vừa tham gia giảng dạy, vừa là thành viên Ban giám khảo, Hội đồng chấm thi, đồng thời tham gia biểu diễn các chương trình nghệ thuật lớn phục vụ hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, các nhiệm vụ chính trị nhưng khó tham gia các Liên hoan, Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc; nghệ sĩ đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tham gia đoạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc tế; các nghệ sĩ hoạt động trong loại hình nhạc giao hưởng thính phòng, nhạc vũ kịch do đặc thù ngành nghề ít có các cuộc thi được tổ chức.

Ông Phùng Huy Cẩn cũng nêu, về tỉ lệ phiếu bầu tại các Hội đồng xét tặng giải thưởng, quy định tỉ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% của tổng số thành viên Hội đồng là khó khăn, bởi thực tế khó thống nhất tuyệt đối trong đánh giá tài năng nghệ thuật tiêu biểu, xuất sắc. Vì thế, tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung lần này sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng NSND Trần Hạnh tại Lễ trao tặng Danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ IX-2019 Ảnh: TR.HUẤN

Xét danh hiệu cho nghệ sĩ nhiều cống hiến nhưng thiếu huy chương

Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung đã nghiên cứu, thảo luận nhiều nội dung trên cơ sở tiếp thu ý kiến trao đổi của các đại biểu, chuyên gia chuyên ngành, các nghệ sĩ tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ do Bộ VHTTDL tổ chức tại 2 khu vực phía Bắc, Nam, cũng như trên cơ sở lắng nghe ý kiến dư luận xã hội về những vướng mắc trong công tác xét tặng.

Trong các nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định, ngoài sửa đổi về cách tính thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, nội dung được dư luận quan tâm là về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu. “Dự thảo Nghị định quy định trong tổng số giải thưởng mà cá nhân được tính, phải có ít nhất 1 giải thưởng dành riêng cho cá nhân để khẳng định uy tín cá nhân của nghệ sĩ được xét danh hiệu. Đặc biệt, dự thảo quy định nội dung xem xét, xét tặng danh hiệu cho đối tượng chưa đủ tiêu chuẩn về huy chương, là những nghệ sĩ lão thành, có nhiều đóng góp trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có nhiều đóng góp cho nền văn hóa nghệ thuật tại địa phương; các nghệ sĩ là người dân tộc, các nghệ sĩ hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật truyền thống tuồng, chèo, cải lương, ít có cơ hội tham gia các Liên hoan, Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp nhưng tích cực phát triển phong trào văn hóa, nghệ thuật tại địa phương, tích cực tham gia nhiều hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị lớn của đất nước…”, ông Cẩn cho biết.

Thực tế qua đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm 2015, 2018, có một số nghệ sĩ không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định giải thưởng nhưng vẫn được xem xét tại các cấp Hội đồng, được các cấp Hội đồng đánh giá có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật, có uy tín nghề nghiệp, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ, đã thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước xét tặng đặc cách danh hiệu NSND, NSƯT.

Về số lượng thành phần Hội đồng các cấp, theo Ban soạn thảo, việc giảm số lượng thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức hành chính tại ba cấp Hội đồng là cần thiết. Thành viên Hội đồng chủ yếu là các chuyên gia, các nhà chuyên môn sẽ đánh giá chính xác hơn về những cống hiến, đóng góp và tài năng nghệ thuật của nghệ sĩ ở từng lĩnh vực chuyên ngành, góp phần tôn vinh tài năng của nghệ sĩ và tôn vinh được giá trị của danh hiệu. Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, số lượng thành viên Hội đồng các cấp giảm nhưng vẫn đảm bảo số lượng các nhà chuyên môn, chuyên gia cơ bản đạt 2/3 trong thành phần Hội đồng… n

 Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng cho biết, để tránh “bỏ sót” việc tôn vinh các nghệ sĩ thực sự tài năng, Bộ VHTTDL thấy rằng cần bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Hội đồng cấp Nhà nước: “Xem xét đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và bỏ phiếu đối với các nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật, có uy tín nghề nghiệp, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ, nhưng chưa đạt tỉ lệ phiếu đồng ý trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định”.

Nguồn: HÀ PHƯƠNG – Báo Điện tử Văn hóa

VINTATA tri ân “anh hùng” chống “giặc” Covid-19 bằng phim hoạt hình 3D ấn tượng

VHO- Cuối tuần qua, Hãng phim Hoạt hình VinTaTa (thuộc tập đoàn Vingroup) đã giới thiệu một clip hoạt hình 3D tri ân những “chiến binh” trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Chỉ trong thời gian ngắn, video đã được cộng đồng chia sẻ cùng những bình luận tích cực trên các trang mạng xã hội bởi thông điệp gần gũi, dễ thương và chất lượng hình ảnh 3D sinh động khiến người xem thích thú.

Thắng “giặc” Covid-19 nhờ sự đồng lòng

Sau những ngày tháng cả nước chung tay thực hiện giãn cách xã hội, giờ đây, cuộc sống thường ngày đã từng bước quay trở lại với mọi người Việt Nam. Để có được điều đó là sự vất vả, dũng cảm và kiên cường của hàng ngàn các bác sỹ, y tá, điều dưỡng, các chiến sĩ bộ đội, công an… nơi tuyến đầu đối mặt trực tiếp với căn bệnh đầy nguy hiểm. Họ đã đem đến cho người dân Việt Nam sự bình yên và an toàn mà thế giới cũng phải khâm phục. Đây thực sự không chỉ là những “chiến binh” quả cảm mà chính là những người “anh hùng” trong cuộc chiến chống Covid-19.

Có rất nhiều những lời tri ân sâu sắc nhất được các doanh nghiệp, các cá nhân gửi đến họ cả từ vật chất đến tinh thần trong suốt hơn 2 tháng qua. Để góp thêm lời cảm ơn tới những người anh hùng đó, hãng phim hoạt hình VinTaTa cũng kịp thời sản xuất và đăng tải video dài gần 2 phút với hình thức thể hiện sáng tạo qua hình ảnh những chú khỉ Monta 3D xinh xắn.

Những lời cảm ơn được chia sẻ mộc mạc, chân thành qua những hình ảnh ngộ nghĩnh của Monta đã làm ấm lòng khán giả. Bên cạnh đó, thông điệp của clip còn gửi tới lời tri ân tới mọi người dân. Thắng được Covid-19 còn là nhờ sự đồng lòng của tất cả mọi người khi cùng nhau chung tay thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh bệnh, cùng cách ly xã hội hay chấp hành quy định không ồ ạt mua sắm, tích trữ hàng hóa…, điều mà rất nhiều quốc gia trên thế giới lâm vào, tạo nên nhiều bất ổn.

“Cám ơn vì các bạn đã ở nhà”, hãng phim cũng không quên nhắn nhủ mọi người cùng nhau tiếp tục kiên trì, không chủ quan, vì dịch bệnh vẫn chưa hẳn kết thúc. Thông điệp ý nghĩa này được đông đảo khán giả ghi nhận và hưởng ứng.

Bước tiến mới của hoạt hình 3D Việt Nam

Bên cạnh thông điệp đầy ý nghĩa chuyển tải qua video, chất lượng của video hoạt hình 3D này cũng khiến nhiều khán giả cũng trầm trồ. Nhiều ý kiến còn lầm tưởng đây là phim hoạt hình 3D do Disney thực hiện.

Đại diện VinTaTa cho biết, sản xuất hoạt hình 3D theo chuẩn quốc tế là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và đam mê cực lớn. Đằng sau những hình ảnh chau chuốt là hàng năm trời thiết kế, sản xuất, chỉnh sửa, xây dựng từng khớp xương, từng chuyển động. Cụ thể, riêng với chú khỉ Monta, hãng mất 1 năm để làm tạo hình và 2 năm để làm được khung xương, chưa nói tới thời gian dựng từng cử chỉ, chuyển động của nhân vật.

Nếu như hãng từng ra mắt series hoạt hình 2D với tần suất 5 phút phim mỗi tuần (phim “Monta trong dải ngân hà kỳ cục” được đăng trên Youtube VinTaTa), thì đối với hoạt hình 3D lại buộc phải chấp nhận “ém” sản phẩm thật kỹ lưỡng, để có thể hoàn thiện với kết quả tốt nhất.

https://drive.google.com/open?id=1c38Ib_wWxLGfN2dE1Y_Z5cvD5dgcH3wI

Hình ảnh những thước phim hoạt hình 3D của VinTaTa trước và sau khi hoàn thiện

Sản phẩm lần này do sản xuất trong thời gian ngắn nên chưa đầu tư quá sâu vào nội dung, nhưng thông điệp ý nghĩa, hình thức mới lạ đã khiến khán giả dành nhiều lời động viên và khen ngợi. Chắc chắn, khán giả Việt sẽ có thể tiếp tục dành nhiều kỳ vọng chờ đợi những bộ phim hoạt hình chuẩn quốc tế tiếp theo do hãng phim hoạt hình “made in Việt Nam” Vintata sản xuất.

Khán giả có thể ghé thăm kênh Youtube VinTaTa để thưởng thức trọn bộ 40 tập phim hoạt hình 2D “Monta trong dải ngân hà kỳ cục” với nhiều câu chuyện về chuyến phiêu lưu của chú khỉ Monta thông minh và tinh nghịch.

H.H

“Vui cùng con cháu” -show truyền hình thực tế hiếm hoi dành cho gia đình 3 thế hệ

VHO-MC Quyền Linh vừa cho ra mắt chương trình “Vui cùng con cháu” trên sóng HTV9, vào 11h Chủ nhật hằng tuần. Đây là chương trình truyền hình thực tế dạng game show hiếm hoi và có lẽ là đầu tiên dành cho gia đình có 3 thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái cùng tham gia. Sau gần 1 tháng ra mắt, nhìn lại có khá nhiều điều thú vị.

Ra mắt chương trình ngoài trời khi phải ở trong nhà
Có lẽ MC Quyền Linh cùng ekip chẳng thể ngờ ngày ra mắt chương trình “Vui cùng con cháu”, một game show thiên về hoạt động ngoài trời lại đông người rơi đúng vào thời điểm cao điểm phòng chống dịch bệnh Covid-19, đúng tuần đầu tiên thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc giãn cách xã hội, ngành y tế và cơ quan chức năng khuyến khích người dân ở trong nhà. Nói về điều này, Quyền Linh cho rằng đây có lẽ là một cái duyên, vì đúng thời điểm ra mắt chương trình (ngày 5/4) lại nằm ngay trong thời điểm mọi người ở trong nhà, nếu buộc phải ra ngoài thì không tiếp xúc cùng lúc quá 2 người và tiếp xúc cách xa 2 mét. Theo nam MC thì vì vậy, hầu như thời gian mọi người sẽ ở trong nhà và dành sự quan tâm cho những người thân yêu trong gia đình. Trong khi, chương trình “Vui cùng con cháu” là những giây phút cả gia đình nhiều thế hệ cùng quây quần bên nhau, cùng nhau vui chơi, cùng nhau làm một bữa cơm hay cùng nhau ra ruộng, lội ao, đi cầu khỉ… cũng là những phút giây khiến chúng ta chững lại, để nhìn nhận về giá trị gia đình vốn hết sức quan trọng, nhưng nhiều khi với nhịp sống hiện đại cuốn con người ta vào công việc mà lãng quên những giá trị ấy.

Đạo diễn Nguyễn Phi Hùng được biết đến với tư cách đạo diễn hơn 600 chương trình truyền hình thực tế Camera Giấu kín (trái) hứa hẹn tạo nên sức hấp dẫn của chương trình ” Vui cùng con cháu”.

Giải thích lý do lên sóng đúng thời điểm “nhạy cảm”, khuyến cáo mọi người không tham gia hoạt động ngoài trời quá 2 người, mà chỉ riêng một đội chơi thôi cũng ít nhất có 3 thành viên thuộc 3 thế hệ trong một gia đình, MC Quyền Linh cho biết, thực ra kế hoạch lên sóng “Vui cùng con cháu” đã có từ nửa cuối năm 2019 và toàn bộ các số đã quay được thực hiện trong một thời gian tương đối dài, cho đến lần quay cuối cùng gần đây nhất là vào tháng 2 năm 2020.

Khoảnh khắc không quên

Nhạc sĩ Minh Nhiên đã nhận lời mời tham gia chương trình vì muốn cả gia đình có một kỷ niệm vui vẻ bên nhau. Anh đến với “Vui cùng con cháu” với “đại gia đình” của mình bao gồm mẹ, vợ và con gái. Khi chia sẻ với Quyền Linh về những giây phút nghỉ ngơi, giải trí của anh là gì? “Cha đẻ” của ca khúc “Xin lỗi tình yêu” bật mí, đó là “những bữa cơm gia đình, rồi bất cứ phút giây nào quây quần cùng với gia đình, chỉ cần ngồi bên nhau là thấy vui lắm rồi”. Nữ ca sĩ Hồ Lệ Thu chia sẻ một trong những lý do khiến cô hào hứng khi tham gia chương trình này là bởi nó giúp cô như quay ngược thời gian trở về quãng 2 thập kỷ trước “cứ đầu năm là lại theo đoàn đi miền Tây biểu diễn phải chừng tới cả tháng. Nhiều điểm đến là nơi đồng không, mênh mông nước,  sân khấu chỉ là tấm ván, rồi là hát, tối mà hết sô một cái là ngồi im luôn một chỗ vì trời tối không thấy đường, không thể đi đâu được”. Nữ ca sĩ cho biết tiếp “hồi đó thì thấy cực nhưng mà bây giờ thì nghĩ lại thì thấy thích, hơn hai mươn năm giờ mới được trở lại đồng quê” .

Nhạc sĩ Minh Nhiên đã nhận lời mời tham gia chương trình vì muốn cả gia đình có một kỷ niệm vui vẻ bên nhau.

Với NSND Hồng Vân, dù chưa tham gia “Vui cùng con cháu” với tư cách là đội chơi nhưng với tư cách là bạn thân của Quyền Linh, chị đã đón xem chương trình ngay từ số đầu tiên và đã rớm nước mắt vì cảm thấy “hạnh phúc khi vẫn được sống trong gia đình có đầy đủ 3 thế hệ. Vân vẫn còn bố mẹ đang sống chung. Thế nhưng, đúng là nhiều khi có được một bữa ăn có đủ mọi người trong gia đình là rất khó”. Có lẽ, qua chương trình, nhìn những phút giây cả gia đình quây quần bên nhau, nhiều người sẽ cùng suy nghĩ với NSND Hồng Vân và đồng ý với nhạc sĩ Minh Nhiên, đôi khi hạnh phúc chỉ đơn giản là đầy đủ các thành viên trong gia đình, ngồi bên nhau ăn một bữa cơm hay uống trà và cùng nhau trò chuyện, cùng nhau xem tivi.

“Gia đình quan trọng hàng đầu với người Việt”

Ca sĩ Hồ Lệ Thu cho biết chương trình “Vui cùng con cháu ” khiến cô nhớ lại quãng thời gian đi hát của mình 20 năm về trước.

MC Quyền Linh đã khẳng định như vậy, và vì thế anh đã ấp ủ từ lâu mong muốn sẽ có một chương trình dành riêng cho gia đình nhiều thế hệ. Trong khi đó, đạo diễn Nguyễn Phi Hùng được biết đến với tư cách đạo diễn hơn 600 chương trình truyền hình thực tế Camera Giấu kín (phát trên kênh ANTV) cũng cho rằng “đối với đời sống người Việt, gia đình là một điều thiêng liêng. Nó là khởi nguồn của hầu như mọi giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán… của người Việt, tạo nên giá trị Việt”. Chính từ quan điểm tương đồng với nhau, nên khi MC Quyền Linh chia sẻ ý muốn đã ấp ủ từ lâu về một chương trình dành cho gia đình thì không lâu sau đạo diễn Nguyễn Phi Hùng đã hoàn thành format “Vui cùng con cháu”. Cho nên có thể nói, đôi bạn thân này là đồng tác giả “Vui cùng con cháu”. Họ cũng cùng nhau quyết tâm sản xuất và đưa chương trình đến với đông đảo khán giả, không phải vì lý do kinh tế, mà bởi thấy rằng, hơn lúc nào hết, bây giờ là thời điểm thích hợp để đề cao, tôn vinh những giá trị gia đình.

Ngay cả cái cách sản xuất cũng mang tính gia đình khi mà nhân vật chính xuyên suốt của chương trình là MC Quyền Linh, em trai của MC là đạo diễn Quyền Lộc tham gia chương trình đúng với vai trò đạo diễn của mình. Còn đạo diễn Nguyễn Phi Hùng tham gia với vai trò giám đốc sản xuất. Những khách mời nghệ sĩ tham gia chơi “Vui cùng con cháu” cũng là những người bạn, người em thân thiết của MC Quyền Linh và ekip. Tất cả đều vì mục đích chung, mong muốn mọi người tôn trọng và trân quý những giây phút bên gia đình, bên những người thân. Hay nói cách khác, “Vui cùng con cháu” tôn vinh những giá trị về gia đình vốn đã trở thành truyền thống đẹp của người Việt. “Vui cùng con cháu” do REC Media sản xuất, VEN production và Đài Truyền hình TP.HCM phối hợp thực hiện. Phát sóng từ 11h đến 11h30 Chủ nhật hằng tuần trên HTV9

Tổng đạo diễn “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam”: Áo dài phải được xác định “danh phận”

VHO-  Là Tổng đạo diễn chương trình “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam”, với NTK Minh Hạnh, đây không chỉ là một sự kiện mà còn là một “chiến dịch” với đích đến Áo dài sẽ trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mẫu thiết kế của NTK Minh Hạnh

NTK Minh Hạnh là người đã có ý tưởng táo bạo cách đây 20 năm khi đề nghị tổ chức Lễ hội Áo dài đầu tiên trên cầu Trường Tiền tại Festival Huế 2000. Bà đã có cuộc trao đổi với Văn Hóa về các sự kiện tôn vinh áo dài – di sản văn hóa Việt Nam.

Mẫu của NTK Cao Duy

 P.V: Đã từng tổ chức nhiều chương trình lớn nhằm tôn vinh và quảng bá áo dài, với NTK Minh Hạnh, chương trình “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam” lần này có ý nghĩa như thế nào?

– NTK Minh Hạnh: Đối với tôi, đây không chỉ là một sự kiện mà phải gọi là một “chiến dịch” để Áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vì thế, “chiến dịch” được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và dự kiến sẽ được tổ chức tại các địa điểm Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), Huế, Công viên Văn hóa Ký ức Hội An, TP Buôn Ma Thuột, TP Hồ Chí Minh, Bến Ninh Kiều (Cần Thơ). Các NTK hàng đầu trong làng thời trang Việt tham gia “chiến dịch” với sự tự hào và khát vọng Áo dài sẽ có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, cũng như sẽ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và thế giới với đầy đủ tính pháp lý khoa học. Cho đến thời điểm này, chiếc áo dài đã đi vào cuộc sống và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, nhưng dường như chúng ta đã quên hoặc tự cho rằng đương nhiên Áo dài là di sản văn hóa rồi mà chưa từng có một xác định sở hữu trí tuệ. Nói một cách khác, Áo dài phải được xác định “danh phận” bằng văn bản cụ thể.

Mẫu của NTK Chu La

 Xin bà chia sẻ một vài phác thảo về hành trình của Áo dài gắn với các di sản Việt Nam đã được các NTK sáng tạo trong chương trình?

– Tất cả các ý tưởng của các NTK tham gia chương trình luôn bám sát vào những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đã được thế giới công nhận như Vịnh Hạ Long, Quần thể danh thắng Tràng An, Phong Nha – Kẻ Bàng, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử… Có thể nói, đây là một đề tài khó, nhưng với tình yêu không giới hạn dành cho Áo dài, các NTK đã diễn đạt bằng ngôn ngữ riêng qua các chất liệu truyền thống. Tôi có thể thấy các NTK đã thăng hoa trong từng chi tiết trên các bộ sưu tập. Điều này cho thấy quyết tâm chứng minh một cách nghiêm túc đối với thế giới về nguồn gốc và vẻ đẹp của Áo dài. Tiềm tàng trong những thiết kế là tính vĩnh cửu của Áo dài. Đây là điều khiến tôi tâm đắc và ngạc nhiên với các NTK tham gia chiến dịch quảng bá áo dài lần này.

Mẫu thiết kế của NTK Công Huân

Bà đã chia sẻ rằng mình hài lòng với những gì mà “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam” làm được, cụ thể là những thiết kế đặc biệt của các NTK. Điều đó theo bà có ý nghĩa như thế nào trong quá trình xây dựng hồ sơ di sản của Áo dài?

– Chúng ta đã thấy một thực tế là Áo dài – một chiếc áo truyền thống mà lại được sử dụng như một trang phục phổ biến trong đời sống hiện tại ở nhiều lĩnh vực. Thông thường, trang phục truyền thống khó phù hợp với đời sống hiện tại, chỉ có Áo dài Việt Nam mới có “quyền lực” đến như thế. Biết quý trọng bản sắc, trân trọng và hiểu rõ nguồn cội, thích nghi được với những yêu cầu của thời đại, Áo dài với ý tưởng gắn liền những di sản Việt Nam đã được thế giới công nhận chính là một trong những “biện pháp” chứng minh nguồn gốc, là chiếc chìa khoá giúp Áo dài sớm được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cũng như đưa chúng ta đến gần với thế giới.

Mẫu thiết kế của NTK Lan Hương

Trong khuôn khổ các hoạt động tôn vinh áo dài, năm 2020 có một cuộc vận động thiết kế áo dài mang tên “Tự hào Áo dài Việt”, không chỉ dành cho các NTK chuyên nghiệp mà cả các nghệ nhân, thợ may, những người yêu áo dài… Bà đánh giá như thế nào về ý nghĩa của cuộc vận động thiết kế này?

– Cuộc vận động mang tính phong trào là rất cần thiết cho chiến dịch quảng bá “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam”. Vừa qua, ngay trong cơn đại dịch Covid-19, chúng ta đã chứng kiến những hình ảnh ấn tượng của Áo dài “phủ sóng” ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Không cần quá cầu kỳ trau chuốt, phụ nữ Việt Nam vẫn rạng rỡ trong những tấm ảnh được chụp bằng điện thoại, qua đó, có thể hiểu được tình yêu của người Việt dành cho Áo dài là không giới hạn. Áo dài là hiện thân của lịch sử và Việt Nam hôm nay.

Mẫu thiết kế của NTK Thanh Thúy

Chương trình sẽ phải lùi lại do dịch bệnh, vậy trong thời gian này, các nghệ sĩ, NTK đã có những hoạt động gì để chuẩn bị cho “chiến dịch”?

– Hiện nay, sự kiện đầu tiên của “chiến dịch” dự kiến tổ chức ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ dời sang tháng 9.2020. Các NTK đang có nhiều thời gian hơn để hoàn thiện cho những bộ sưu tập của mình. Ngoài ra, chương trình sẽ có sự xuất hiện của những NSND, những người mà chiếc Áo dài đã đi cùng với cuộc đời và sự nghiệp của họ, luôn đồng hành cùng họ trong hành trình quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

 Xin cảm ơn NTK Minh Hạnh!

Nguồn: Báo Điện tử Văn hóa

Hòa nhạc trực tuyến nhân Ngày Trái đất để quảng bá thông điệp về đoàn kết

VHO – Chương trình hòa nhạc trực tuyến chủ đề “Shine Your Light” sẽ diễn ra vào tối nay 22.4 nhân Ngày Trái đất 2020. Hơn 40 nghệ sĩ xuất sắc đến từ nhiều quốc gia, trong đó có 5 nghệ sĩ đoạt giải Grammy sẽ cùng tham gia chương trình, khán giả có thể theo dõi buổi hòa nhạc tại nhà. 

Theo đó, buổi hòa nhạc diễn ra trong thời lượng 60 phút, bắt đầu từ 20h theo giờ Ấn Độ và New York. Tại Việt Nam, chương trình diễn ra lúc 21h30. Khán giả đăng ký miễn phí tại: https://bit.ly/3a9sLlQ.

Thông tin từ ban tổ chức cho biết, có 44 nghệ sĩ sẽ tham gia chương trình, trong đó có 5 nghệ sĩ đoạt giải Grammy. NSƯT đàn tranh Hải Phượng là nghệ sĩ duy nhất người Việt Nam vinh dự tham gia chương trình.

Nghệ sĩ Ấn Độ Ricky Kej, một trong 5 nghệ sĩ đoạt giải Grammy, là trưởng nhóm của chương trình hòa nhạc đã thông tin trên trang cá nhân của mình: “Buổi hòa nhạc trực tuyến của tôi vào Ngày Trái đất, tức vào thứ Tư ngày 22.4.2020 lần này là sự kiện đặc biệt chưa từng có, vì không ai ngờ rằng các buổi hòa nhạc sẽ phải được thực hiện theo cách này. Ngay cả các kênh phân phối cũng không truyền thống”. Nghệ sĩ Ấn Độ Ricky Kej đang rất nỗ lực cùng với các nghệ sĩ khác tập luyện tích cực để chương trình diễn ra tốt nhất và lan tỏa đến tất cả những khán giả yêu âm nhạc. “Nếu bạn có một trang Facebook với một số lượng tương tác, trang twitter hoặc một kênh Youtube, chúng tôi rất muốn phát sóng buổi hòa nhạc trên nền tảng của bạn. Hãy cho tôi biết nếu bạn muốn tham gia với chúng tôi”. Ricky Kej đang rất hồ hởi về chương trình và cho rằng buổi hòa nhạc vào Ngày Trái đất 2020 này sẽ phù hợp với tình hình hiện tại khi mà dịch bệnh Covid-19 đang là nỗi lo ngại của tất cả mọi người. “Các nhạc sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã được chọn để quảng bá một thông điệp về đoàn kết. Tất cả các nhạc sĩ sẽ biểu diễn từ nhà của họ để khuyến khích #StayHome và #StaySafe”, Ricky Kej nói.

Trao đổi qua điện thoại, NSƯT Hải Phượng cho biết rất vinh dự tham gia chương trình và đang hồi hộp cho buổi hòa nhạc sắp tới. Nữ nghệ sĩ tin rằng chương trình sẽ thành công và lan tỏa được thông điệp về sự đoàn kết mà tất cả mọi người hướng đến.

Trên website của chương trình, NSƯT Hải Phượng được giới thiệu là một trong những nhạc sĩ Đàn Tranh hàng đầu thế giới. Nữ nghệ sĩ tốt nghiệp Nhạc viện TP.HCM, cô đã giành được ‘Giải nhất’ và ‘Giải thưởng Trình diễn âm nhạc đương đại xuất sắc nhất’ trong ‘Bản hòa tấu quốc gia đầu tiên của tài năng trẻ năm 1992’. Cô đã biểu diễn trong một số lễ hội âm nhạc quốc gia và quốc tế. Hiện tại, NSƯT Hải Phượng đang là giảng viên Nhạc viện TP.HCM.

Nguồn: THÙY TRANG – Báo Điện tử Văn hóa

Tình cảm kính yêu Bác Hồ luôn là cảm hứng sáng tạo vĩnh cửu

VHO- Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2020) do Bộ VHTTDL phát động sau một thời gian ngắn đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả, họa sĩ chuyên sáng tác tranh cổ động trong cả nước.

Các tác phẩm đã tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người

Cũng tại cuộc thi này, Bộ VHTTDL còn trao tặng 15 giải thưởng khác cho các cá nhân có tác phẩm xuất sắc tham dự. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung đồng thời đoạt giải Nhì với tác phẩm “19.5.1890-19.5.2020”. Giải Nhì thứ hai được trao cho tác giả Đỗ Như Điềm (Thái Bình) với tác phẩm “Bác luôn quan tâm thiếu niên, nhi đồng vùng cao biên giới”. Ba giải Ba được trao cho tác giả: Nguyễn Ngần (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam) với tác phẩm “Hồ Chí Minh mãi ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam”. Tác giả Lưu Yên Thế (Hà Nội) giành 2 giải Ba với các tác phẩm “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và “Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Bên cạnh đó, BTC sẽ trao 10 giải Khuyến khích; 1 giải phong trào được trao cho Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.

Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được Bộ VHTTDL phát động từ tháng 10.2019 nhằm tìm kiếm các tác phẩm tranh cổ động chất lượng, tiêu biểu phục vụ công tác tuyên truyền. BTC cuộc thi đã nhận được 375 tranh của 212 tác giả ở 45 tỉnh, thành phố gửi tham dự. Các tác phẩm hầu hết đã bám sát chủ đề, nêu bật thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân…

Tác giả trẻ sinh năm 1985 Nguyễn Thị Mỹ Dung chia sẻ cảm xúc bất ngờ và hạnh phúc khi tác phẩm của mình đã được đánh giá cao. Mỹ Dung tham gia cuộc vận động sáng tác với 5 tác phẩm, là những sáng tác tranh cổ động tâm huyết mà tác giả mong muốn sẽ thể hiện được những tình cảm kính yêu và biết ơn của thế hệ trẻ đối với Bác Hồ. “Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chịu ảnh hưởng từ ông nội và cha, từ nhỏ, hình tượng Bác Hồ đã luôn gần gũi và trở thành nguồn động lực để bản thân tôi cố gắng phấn đấu để đạt được những kết quả tốt nhất. Trong hoạt động sáng tác tranh cổ động, cũng chính tình cảm kính yêu với Bác Hồ, sự ngưỡng mộ nhân cách vĩ đại và lòng biết ơn những hi sinh lớn lao, vĩ đại của Người cho nền độc lập, tự do của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất diệt đối với cá nhân tôi cũng như nhiều nghệ sĩ sáng tác tranh cổ động khác”, Mỹ Dung chia sẻ.

Thể hiện thông điệp về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước…

Mong muốn đưa những góc nhìn mới của những người trẻ vào các sáng tác tranh cổ động có ý nghĩa tuyên truyền trong những dịp kỷ niệm lớn, quan trọng của đất nước, Mỹ Dung cho biết đã dành nhiều thời gian để tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu, hình ảnh cũng như những sáng tác của các thế hệ họa sĩ chuyên sáng tác tranh cổ động đi trước. Xây dựng bố cục mới mẻ, hình tượng cô đọng, súc tích, tranh cổ động “Người đi tìm hình của nước” đã tạo nên ấn tượng trực quan, sinh động, với ngôn ngữ đồ họa khúc triết đã làm nổi bật chủ đề mà họa sĩ mong muốn chuyển tải đến người xem.

Nữ tác giả cũng bộc bạch, sáng tác tranh cổ động về Bác Hồ đối với một họa sĩ trẻ mang đến cảm xúc vừa gần gũi, thân quen, vừa có nhiều thách thức. Cuộc đời vĩ đại của Bác, nhân cách cao cả của Người, tấm lòng nhân hậu và trái tim bao la…, làm thế nào để lựa chọn và thể hiện thành công một hình tượng mang tính khái quát nhất. Mỹ Dung chia sẻ: “Tôi đã trăn trở, tìm hiểu khá nhiều và sau đó quyết định lựa chọn tứ “Người đi tìm hình của nước”, một dấu mốc lịch sử trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, gắn với con đường giải phóng của dân tộc Việt Nam. Một số tác phẩm tranh cổ động trước đây cũng đã từng sáng tác về nội dung này, với hình ảnh Bến Nhà Rồng hay quá trình Bác bôn ba tìm đường cứu nước. Vì vậy, tôi đã cố gắng nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ đồ họa để thể hiện một cách mới mẻ, cô đọng, khái quát hóa hình tượng của Bác ở dấu mốc lịch sử vô cùng quan trọng này. Trong bức tranh có hình ảnh bản đồ Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thông qua đó tôi cũng mong muốn thể hiện thông điệp về trách nhiệm đối với đất nước của thế hệ trẻ hôm nay, như lời Bác Hồ đã từng căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”…”.

Cũng tại cuộc thi này, tác giả trẻ Nguyễn Thị Mỹ Dung được trao giải Nhì với tác phẩm “19.5.1890 – 19.5.2020”. Giải nhì thứ hai của cuộc thi được trao cho họa sĩ có nhiều kinh nghiệm sáng tác tranh cổ động, tác giả Đỗ Như Điềm đến từ TP Thái Bình với bức “Bác luôn quan tâm thiếu niên, nhi đồng vùng cao biên giới”. Hình ảnh giản dị, gần gũi và có sức lay động tình cảm, trái tim của mỗi người dân Việt Nam trước tình thương yêu mà Bác Hồ dành cho thế hệ thiếu niên, nhi đồng là cảm nhận của người xem trước tác phẩm này. Họa sĩ Đỗ Như Điềm chia sẻ, theo đuổi ý tưởng chuyển từ ngôn ngữ nghệ thuật của âm nhạc sang tranh cổ động, những ca từ, giai điệu của ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” đã được ông khai thác, thể hiện trong tranh cổ động nhiều năm qua. Nhiều tác phẩm với chủ đề này đã ra đời và được trao giải thưởng cao tại các cuộc thi sáng tác tranh cổ động trước đây về Bác Hồ.

“Tôi không nhớ rõ mình đã vẽ bao nhiêu bức tranh cổ động về đề tài Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng nhưng đó luôn là một đề tài khiến tôi có rất nhiều cảm xúc, và tiếp tục muốn vẽ thật nhiều. Hình ảnh của Người với các cháu thiếu niên, nhi đồng ở mọi vùng miền của Tổ quốc luôn hiện lên thật gần gũi, thân thương. Tôi mong muốn người xem sẽ cảm nhận được tình cảm, trái tim bao la của Bác Hồ dành cho toàn dân tộc qua những tác phẩm này. Cảm xúc đó đã thôi thúc tôi sáng tạo không ngừng, nhiều tác phẩm ra đời cùng chủ đề nhưng không lặp lại về bố cục, hình ảnh. Lối vẽ dân gian được khai thác đưa vào tranh cổ động cũng là một cách để tôi có thể có nhiều sự thể hiện đa dạng và luôn mới mẻ…”, họa sĩ Đỗ Như Điềm tâm sự.

 Tôi đã cố gắng nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ đồ họa để thể hiện một cách mới mẻ, cô đọng, khái quát hóa hình tượng của Bác ở dấu mốc lịch sử vô cùng quan trọng này. Trong bức tranh có hình ảnh bản đồ Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thông qua đó tôi cũng mong muốn thể hiện thông điệp về trách nhiệm đối với đất nước của thế hệ trẻ hôm nay, như lời Bác Hồ đã từng căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”…

(Họa sĩ trẻ tuổi NGUYỄN THỊ MỸ DUNG, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam)

 Nguồn: TÂM ANH – Báo Điện tử Văn hóa

Nhiều nước tăng cường hỗ trợ ngành văn hóa trước ảnh hưởng của dịch Covid-19

VHO- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, chính phủ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã đưa ra một loạt các chính sách, các hình thức hỗ trợ cuộc sống hàng ngày và sinh kế của những người làm việc, hoạt động của doanh nghiệp trong ngành văn hóa, từ các gói kích thích kinh tế và giảm thuế, đến hỗ trợ thu nhập và chính sách an sinh xã hội.

Đức

Chính phủ Đức triển khai một gói viện trợ sâu rộng cho các lĩnh vực văn hóa và sáng tạo của đất nước. Theo đó, khoản hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD) sẽ được cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và người lao động tự do, bao gồm cả những người thuộc lĩnh vực văn hóa, sáng tạo và truyền thông.

Phát biểu về gói cứu trợ này, bà Monika Grutters, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Đức khẳng định: “Chúng tôi biết về những khó khăn mà ngành văn hóa hiện đang gặp phải. Ngành văn hóa có tỷ lệ cao những người lao động tự do, do vậy những lao động này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống. Chính quyền liên bang hiểu rõ tầm quan trọng của ngành văn hóa và công nghiệp sáng tạo, vì vậy sự hỗ trợ sẽ đến rất nhanh và giảm bớt thủ tục hành chính”.

Gói viện trợ gồm ba phần, bao gồm hỗ trợ cho những lao động tự thân và các doanh nghiệp nhỏ, và mở rộng cho các nghệ sĩ và doanh nghiệp văn hóa nhỏ, thông qua việc giảm các chi phí như cho thuê địa điểm, cho vay giúp các doanh nghiệp khắc phục các khó khăn tài chính. Ngoài các cá nhân và tổ chức liên quan đến nghệ thuật, nguồn tài trợ này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thông, bao gồm cả báo chí.

Nhà hát Semperoper, bang Dresden, Đức. Toàn bộ hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở nhà hát này đã bị hủy vì Covid-19. (Nguồn: EPA)

Pháp

Ngày 27.3, Nhà nước và Bộ Văn hóa Pháp đã công bố một loạt các hành động cụ thể đầu tiên để hỗ trợ ngành văn hóa:

– Các biện pháp ngoại trừ đặc biệt cho phép những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là những người làm việc không liên tục, tiếp tục hoạt động cho đến khi kết thúc thời gian phong tỏa trong xã hội.

– Một quỹ hỗ trợ khẩn cấp 23,5 triệu Euro cho lĩnh vực văn hóa.

– Thiết lập địa điểm cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các chuyên gia văn hóa.

Chính quyền các vùng đang phối hợp với các văn phòng khu vực của Bộ Văn hóa Pháp (DRAC) và các cơ quan văn hóa khác để xác định và đánh giá nhu cầu hỗ trợ trong lĩnh vực văn hóa. Hầu hết các vùng quyết định duy trì trợ cấp đã được cung cấp, ngay cả khi các sự kiện văn hóa bị hủy bỏ. Một số vùng đã bỏ phiếu cho một quỹ khẩn cấp để bổ sung cho các biện pháp của nhà nước.

Prodiss, tổ chức công đoàn quốc gia về nghệ thuật biểu diễn và giải trí, ước tính thiệt hại doanh thu ở mức 590 triệu Euro đối với hoạt động nghệ thuật biểu diễn tư nhân và khoảng 378.000 người bị ảnh hưởng bởi sự đình trệ gây ra bởi dịch bệnh.

Một số tổ chức thu thập và phân phối quyền tác giả (SPRD), Sacem, Adami và Spedidam, đã tuyên bố họ sẽ duy trì hỗ trợ tài chính mặc dù thu nhập từ tiền bản quyền giảm.

Nhóm Facebook “Solidarité spectacle vivant – Covid-19” cho phép các bên liên quan trong lĩnh vực văn hóa theo dõi các diễn biến, chia sẻ thông tin về các hình thức hỗ trợ và thúc đẩy sự đoàn kết, tương hỗ.

Italia

Các biện pháp khẩn cấp được thực hiện để chống lại đại dịch Covid-19 với việc phong tỏa hoàn toàn tất cả công dân trong cả nước – đã ảnh hưởng xấu đến ngành văn hóa ở Italia.

Tất cả các địa điểm văn hóa – nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, bảo tàng – cùng với các di tích lịch sử thường xuyên đón khách tham quan – đã thực sự bị đóng cửa, dẫn đến việc hủy bỏ tất cả các sự kiện văn hóa và thiệt hại nặng nề nguồn thu nhập của ngành văn hóa và lĩnh vực thương mại liên quan, cũng như cho lực lượng lao động.

Do đó, Sắc lệnh ngày 17.3 “Cura Italia” – nhằm mục đích giúp tái khởi động đất nước – được công bố trong số các biện pháp đầu tiên của Chính phủ để cứu trợ cho ngành văn hóa:

– Hỗ trợ 600 Euro trong tháng 3 cho mỗi một lao động tự do làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, được ghi vào giấy tờ an sinh xã hội của chính họ;

– Thành lập một quỹ trị giá 130 triệu Euro để hỗ trợ cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và lĩnh vực nghe nhìn;

– Miễn trừ, đến ngày 30.4, các địa điểm nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, di tích lịch sử…không phải chi trả các khoản phí an sinh xã hội.

– Vé cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, vé vào cửa bảo tàng, di tích lịch sử…sẽ được chuyển thành các voucher có giá trị tương đương và được sử dụng trong vòng một năm.

Đồng thời, theo quyết định của Bộ Di sản và Hoạt động Văn hóa, các nhà hát và nhà hát opera nhà nước chuyển các chương trình sang các kênh trực tuyến miễn phí. Các bảo tàng đang cung cấp các bộ sưu tập và triển lãm miễn phí dưới hình thức trực tuyến.
Các biện pháp hỗ trợ khác đã được áp dụng ở cấp khu vực.

Các hiệp hội văn hóa nghệ thuật, báo chí Italia cũng đã lên tiếng kêu gọi thiết lập một quỹ cứu trợ đặc biệt cho nghệ thuật và văn hóa, nhằm hỗ trợ ngành văn hóa đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid – 19.

Tây Ban Nha

Ngày 31.3, Hội đồng Bộ trưởng đã phê chuẩn một số biện pháp bổ sung cho bảo vệ kinh tế và xã hội và tiếp tục cho phép áp dụng các biện pháp trước đây liên quan đến lĩnh vực văn hóa. Hai đặc điểm chính được tính đến: tính thời vụ và sự gián đoạn của hoạt động văn hóa và thu nhập của người lao động trong lĩnh vực văn hóa. Theo hai đặc điểm này, các biện pháp liên quan đến Quy định tạm thời về kế hoạch tuyển dụng (ERTE) áp dụng cho các công ty tạm thời giảm cường độ, thời gian làm việc do “yếu tố bất khả kháng”, và trợ cấp đặc biệt cho người lao động tự thân/ tự làm chủ để bù đắp cho việc họ phải dừng hoạt động đột ngột dự kiến sẽ đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cấp thiết của ngành văn hóa. Do tính chất không liên tục của các hợp đồng cho người lao động tự thân trong lĩnh vực văn hóa, thời gian mà họ sẽ được bồi thường có thể được kéo dài.

Ngoài ra, người lao động trong lĩnh vực văn hóa sẽ được hoãn thanh toán các khoản thế chấp cho hoạt động kinh tế; các khoản đóng góp an sinh xã hội; việc thanh toán tiền điện và các vật tư cơ bản khác. Một khoản trợ cấp thất nghiệp đặc biệt cho người lao động tạm thời cũng sẽ được cung cấp.

Trước đó, ngày 25.3, Chính phủ Tây Ban Nha đã công bố chính sách bảo lãnh dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực văn hóa và thể thao với giá trị lên tới 20 triệu Euro, theo đó tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế cho các công ty thuộc lĩnh vực văn hóa và thể thao ở Tây Ban Nha giải quyết khó khăn về tài chính liên quan đến tiền lương, trả các hóa đơn, thực hiện nghĩa vụ tài chính và thuế.

Bộ Văn hóa và Thể thao tuyên bố sẽ làm việc với các Bộ, ngành khác, cũng như với các tổ chức và các hiệp hội liên quan, nhằm đảm bảo rằng các chương trình và các biện pháp tương lai trong các lĩnh vực lao động, kinh tế và thuế sẽ phù hợp với ngành văn hóa và thể thao.

Các cuộc trao đổi, phối hợp kể trên nhằm mục đích triển khai với các nội dung hỗ trợ và tài trợ hiện có từ Bộ Văn hóa và Thể thao Tây Ban Nha cho hoàn cảnh mới. Ví dụ, Viện Nghệ thuật biểu diễn và âm nhạc quốc gia (INAEM), cơ quan Nhà nước phụ trách các nhà hát quốc gia và phòng biểu diễn âm nhạc, đang xem xét việc lên chương trình trở lại tất cả các hoạt động bị gián đoạn. Chương trình PLATEA trước đây được thiết lập để thúc đẩy tính cơ động của các buổi biểu diễn trên khắp Tây Ban Nha đang được cải tổ để đảm bảo sự bền vững của các công ty biểu diễn sân khấu, âm nhạc, múa và xiếc. Những hành động khẩn cấp tương tự sẽ được xem xét để đẩy nhanh các khoản trợ cấp không cạnh tranh đối với một số tổ chức văn hóa quốc gia có liên quan nhất.

Nhìn về phía trước với sự lạc quan, Bộ Văn hóa và Thể thao Tây Ban Nha khẳng định đang thiết kế một chiến dịch mới để hỗ trợ các công dân yêu thích văn hóa sẽ tiếp tục thưởng thức các sản phẩm, giá trị văn hóa khi dịch bệnh kết thúc.

Bộ Văn hóa và Thể thao đang phát triển các chương trình truyền thông xã hội #Văn hóa trong Ngôi nhà Bạn / #LaCulturaEnTuCasa để khuyến khích người dân ở nhà, thực hiện các biện pháp cách ly xã hội và giảm bớt ảnh hưởng của dịch bệnh.

Hiện nay, các bảo tàng và thư viện, Viện phim Tây Ban Nha đang trong quá trình hoàn thiện các chương trình, sản phẩm giới thiệu các sản phẩm văn hóa trực tuyến đến người dân Tây Ban Nha.

Bảo tàng New Orleans, Louisiana, Mỹ, đóng cửa trong bối cảnh dịch Covid -19 lan rộng. Ảnh: TTXVN

Anh

Cùng với lĩnh vực du lịch và khách sạn, lĩnh vực văn hóa được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trong cuộc khủng hoảng Covid – 19. Các tác phẩm sân khấu, buổi hòa nhạc, triển lãm, thuyết trình phim, liên hoan và các sự kiện khác ở Anh đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại vì các nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim, bảo tàng, phòng trưng bày và các địa điểm / sự kiện khác đã bị buộc phải đóng cửa. Một phân tích của Arts Professional cho thấy việc đóng cửa các địa điểm có thể khiến ngành văn hóa thiệt hại hơn 1 triệu bảng doanh thu mỗi ngày. Kết quả này được dựa trên một cuộc khảo sát tại các địa điểm công cộng và thương mại ở London và các khu vực lân cận.

Cả Hiệp hội các Bảo tàng Độc lập (AIM) và Hiệp hội các Bảo tàng đều bày tỏ sự lo ngại về tác động đối với các bảo tàng, trong đó AIM chỉ ra rằng nhiều bảo tàng độc lập chỉ có nguồn lực hạn chế và cuộc khủng hoảng đe dọa sự sống còn của các thiết chế văn hóa này.

Bộ trưởng Tài chính Anh thừa nhận rằng lĩnh vực văn hóa sẽ là một trong những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của dịch bệnh và cam kết các biện pháp hỗ trợ trị giá 330 tỷ bảng cho các doanh nghiệp, bao gồm cả những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo. Điều này sẽ bao gồm các khoản vay, miễn thuế doanh nghiệp trong một gian đoạn và, trả cho các công ty tới 80% tiền lương của nhân viên trong ba tháng nếu không sa thải nhân viên.

Người lao động tự do, chiếm khoảng 40% lực lượng lao động sáng tạo và văn hóa, nhận được sự quan tâm đặc biệt. Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Quốc hội,  Bộ trưởng Văn hóa đã đề xuất những hỗ trợ tài chính dành cho những người lao động tự do trong lĩnh vực này. Sau đó, Bộ trưởng Tài chính khẳng định người lao động tự do trong lĩnh vực này sẽ được hưởng, trong ba tháng, với 80% thu nhập trung bình hàng tháng của họ trong ba năm tài chính vừa qua, nhưng với mức trần 2.500 bảng mỗi tháng. Chính phủ kỳ vọng 95% người làm việc tự do trong lĩnh vực này sẽ được bảo vệ bởi quy định nêu trên.

Ngày 25.3, Hội đồng nghệ thuật Anh đã ra mắt Gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 160 triệu bảng cho các tổ chức và nghệ sĩ sáng tạo. Gói cứu trợ này bao gồm 20 triệu bảng dành riêng cho cá nhân các nghệ sĩ và lao động tự do. Hội đồng nghệ thuật Anh cũng đã hướng dẫn trên trang web của mình đối với các tổ chức, cá nhân trong ngành văn hóa tận dụng các sáng kiến của Hội đồng, cũng như hỗ trợ rộng hơn của chính phủ. Hội đồng đã công bố hai vòng tài trợ trong tháng 4 được thiết kế để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức văn hóa độc lập, bao gồm các biện pháp cụ thể để đảm bảo công bằng, đa dạng và tiếp cận; và Ủy ban Điện ảnh Anh (BFC) đã xác nhận họ đang hợp tác chặt chẽ với Viện phim Anh (BFI), chính phủ Anh và các đối tác để giảm thiểu tác động ngày càng lớn của đại dịch Covid – 19 đối với lĩnh vực này. Ngày 24.3, BFI đã công bố một quan hệ đối tác mới với Tổ chức từ thiện  “Phim và Truyền hình” để tạo ra một Quỹ cứu trợ khẩn cấp dành cho điện ảnh và truyền hình ngăn ngừa ảnh hưởng của Covid – 19. Được thành lập với số tiền quyên góp 1 triệu bảng từ Netflix, quỹ mới sẽ cung cấp cứu trợ ngắn hạn, khẩn cấp cho những người làm việc tự do và lao động trong ngành ở Anh, những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid – 19.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ khác

Hội đồng Nghệ thuật Canada đã cung cấp trên trang web của Hội đồng thông tin và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa có thể tiếp cận những hỗ trợ từ Hội đồng, cũng như một loạt các sáng kiến của Chính phủ Canada. Trong khi đó, Hội đồng nghệ thuật Ireland – An Chomhairle Ealaíon đã chuẩn bị hướng dẫn chi tiết về cách tiếp cận một loạt hỗ trợ của chính phủ cho chủ lao động và người lao động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; và Hội đồng nghệ thuật Na Uy đã công bố tổng quan về các biện pháp được thực hiện bởi các cấp chính quyền và các chủ thể khác, bao gồm cả các biện pháp đặc biệt hướng đến lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật.

Bên cạnh các các biện pháp hỗ trợ kinh tế và xã hội của các chính phủ, các cơ quan Nhà nước cũng đã công bố các quỹ mới và chuyển hướng hỗ trợ cho các lĩnh vực văn hóa.

Tại Canada, Hội đồng Nghệ thuật Canada đã tuyên bố sẽ cung cấp khoảng 60 triệu đô la (39 triệu euro) tiền tài trợ – tương đương với 35% tài trợ tài trợ hàng năm – cho hơn 1.100 tổ chức.

Tại Litva, Hội đồng Văn hóa Litva đã công bố một loạt các biện pháp tài trợ mới bao gồm học bổng cho các nhà sáng tạo nghệ thuật và hỗ trợ số hóa nội dung. Tại Nam Phi, Bộ Thể thao, Nghệ thuật và Văn hóa tuyên bố sẽ phân bổ 7,3 triệu euro để làm giảm tác động về kinh tế của cuộc khủng hoảng và hỗ trợ các nghệ sĩ, vận động viên, nhân viên kỹ thuật và các hệ sinh thái liên quan.

Tại Thụy Điển, Ủy ban Tài trợ Nghệ thuật Thụy Điển có kế hoạch phân phối lại quỹ của mình để cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho các nghệ sĩ, bao gồm thông qua 100 khoản trợ cấp bổ sung. Tại xứ Wales, Cygnor Celfyddydau Cymru – Hội đồng nghệ thuật xứ Wales đã tuyên bố sẽ quản lý một quỹ trị giá 7,95 triệu euro do Chính phủ và Hội đồng nghệ thuật xứ Wales tài trợ để hỗ trợ ngành văn hóa.

Các cơ quan Nhà nước cũng đã bắt đầu tiết lộ thông tin về các chương trình, cơ sở và phương pháp tiếp cận các quyết định tài trợ. Hội đồng nghệ thuật Malta đã mời nộp đơn cho các dự án giải quyết các tác động cụ thể của cuộc khủng hoảng đối với lĩnh vực này (xác định ranh giới và chủ đề). Trong khi đó, Bộ trưởng Văn hóa Paraguay đã công bố một nền tảng văn hóa trực tuyến miễn phí, qua đó các nghệ sĩ có thể cung cấp các khóa học và hội thảo, và yêu cầu quyên góp hoặc thanh toán từ những người tham gia; và Bộ Văn hóa ở Tunisia đã công bố Quỹ phục hồi văn hóa bao gồm các khoản tài trợ từ các khu vực công và tư nhân, sẽ được Bộ lãnh đạo và bao gồm các nhà tài trợ và đại diện xã hội dân sự trong việc ra quyết định.

Ngoài ra, các cơ quan chính quyền địa phương cũng đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ ngành văn hóa vượt qua khủng hoảng và nhiều khu vực và địa phương đã công bố hỗ trợ tài chính và cá nhân khẩn cấp trong những tuần gần đây.

Tại Úc, Thành phố Sydney đã tăng gần gấp đôi kinh phí cho các chương trình hiện có, thêm gần 4 triệu đô la Úc (2,23 triệu euro) vào khoản đầu tư hiện tại là 4,8 triệu đô la Úc (2,68 triệu euro); ra mắt gói phục hồi trị giá 2,5 triệu đô la Úc (1,25 triệu euro) để hỗ trợ cứu trợ khủng hoảng cho các nghệ sĩ; và công bố miễn sáu tháng tiền thuê nhà cho các nghệ sĩ.

Tại Trung Quốc, Hội đồng Phát triển Nghệ thuật Hồng Kông đã công bố tăng ngân sách gấp 10 lần từ 5 triệu đô la Hồng Kông (60.000 euro) lên 55 triệu đô la (6,56 triệu euro) cho Chương trình hỗ trợ văn hóa và nghệ thuật; và tại Tây Ban Nha, Hội đồng Văn hóa và Nghệ thuật Catalonia đã đề xuất các biện pháp hỗ trợ cá nhân và khuyến nghị hỗ trợ cá nhân thông qua Kênh khẩn cấp của họ.

Nguồn: QUỐC ANH – Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo cùng 8 nghệ sĩ nổi tiếng làm MV “ Dòng máu Việt Nam” chống dịch Covid-19

VHO-Với mong muốn góp sức trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo cùng 8 nghệ sĩ tên tuổi là ca sĩ  Lan Anh,Tân Nhàn,Vũ Thắng Lợi, Ngọc Ký,Thu Hà; diễn viên Phan Anh, Đồng Thanh Bình ,Cao Diệp Anh đã  thực hiện MV ca nhạc  Dòng máu Việt Nam. Đạo diễn MV là một gương mặt quen của ê kip này- đạo diễn Bùi Thọ Thịnh.

Nói về lý do làm MV, nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo, tác giả ca khúc  Dòng máu Việt Nam  cho biết:  “Đại dịch COVID – 19 hiện đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, kinh tế  trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang chật vật với cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid – 19, Việt Nam đang được xem là hình mẫu lý tưởng đáng tự hào và trân trọng với thế giới trong việc phòng chống đại dịch bệnh nguy hiểm này.Những hành động mạnh mẽ, kịp thời của Chính phủ đã giảm thiểu được sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh là sự  chung sức đồng lòng của toàn bộ người dân trên cả nước và đặc biệt đó là sự cố gắng của các Bộ, ngành, các bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khỏe ,công an, bộ đội và rất nhiều tình nguyện viên những người ở tuyến đầu trong công cuộc điều trị và phòng chống đại dịch Covid 19. Khi trực cơ quan cùng đồng đội, tôi tình cờ đọc  bài thơ của bác Phan Dương nguyên PGĐ Viện Nhi TW. Bài thơ khá xúc động với những hình ảnh chân thực, đẹp về các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ngay trong đêm đó, tôi dựa vào ý thơ viết ca khúc và lấy luôn tên bài thơ làm tên ca khúc- Dòng máu Việt Nam . Thời điểm hoàn thành ca khúc là  4h sáng ngày 3/4/2020”.

Đạo diễn Bùi Thọ Thịnh
Nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo tại phòng thu

Cũng theo nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo, sáng hôm sau anh đã điện thoại cho ca sĩ Đỗ Tố Hoa, Quán quân Sao mai 2019 thể loại nhạc Thính phòng và cho ca sĩ nghe Melody. Ca sĩ Đỗ Tố Hoa đã góp ý thêm về ý ca từ nhắc nhớ tới nhiều con người cống hiến thầm lặng ,đàm phán, thương lượng và ở giữa vùng dịch để đón và đưa công dân của ta ở ngoài về nước đó là cán bộ công nhân viên  Bộ Ngoại Giao. Tôi tiếp tục hoàn thiện ca khúc và đề tên tác giả phần lời là Phan Dương- Đỗ Tố Hoa.

Ca sĩ Lan Anh tham gia thu MV
Ca sĩ Tân Nhàn
Nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo (phải) và ca sĩ Vũ Thắng Lợi
Diễn viên Cao Diệp Anh
Ca sĩ Đỗ Tố Hoa
Diễn viên Đồng Thanh Bình ( Phải) và ca sĩ Thu Hà
Bí thư đoàn Bộ Tài Nguyên và Môi trường Quang Huy và  diễn viên Cao Diệp Anh
Ca sĩ Thu Hà
Diễn viên Phan Anh
Ca sĩ Ngọc Ký

MV được quay 2 ngày  trong phòng thu. Do đang  trong thời gian cách ly xã hội nên các nghệ sĩ được sắp xếp từng người đến phòng thu, thu xong ra về, đến lượt người khác. Để có những hình ảnh đẹp “ăn” với giai điệu, đạo diễn Bùi Thọ Thịnh và ê kíp  khá vất vả  vì không thể đi quay ngoại cảnh. Ngoài các nghệ sĩ, diên viên tham gia MV còn có các cán bộ đoàn như Bí thư đoàn Bộ Tài nguyên Môi trường anh Nguyễn Quang Huy.

MV  Dòng máu Việt Nam sẽ phát trên youtube,trang nghe nhạc.vn.

Nguồn: Nguyệt Nhi – Báo Điện tử Văn hóa

Hơn 500 triệu đồng đấu giá tranh, tượng ủng hộ y, bác sĩ chống dịch Covid-19

VHO- Diễn ra từ ngày 29.3 đến ngày 12.4, chương trình đấu giá các tác phẩm nghệ thuật “Vượt qua đại dịch Covid-19″ do Báo An ninh Thủ đô và Indochine Art phối hợp tổ chức, đã thu được hơn 500 triệu đồng. Số tiền này sẽ được ủng hộ nhằm tiếp sức cho đội ngũ y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.

Với sự hội ngộ của họa sĩ 3 miền Bắc-Trung-Nam, chương trình đấu giá  “Vượt qua đại dịch Covid-19” đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của các nghệ sĩ Bắc-Trung-Nam với nhiều tên tuổi như Lý Trực Sơn, Phan Cẩm Thượng, Khổng Đỗ Tuyền, Vũ Định Tuấn… thông qua việc đóng góp nhiều tác phẩm có giá trị. Chiếm đại đa số trong chương trình lần này là sự góp mặt của các họa sĩ miền Bắc (57 họa sĩ). Bên cạnh đó, chương trình có sự góp mặt của 3 họa sĩ miền Trung là Ngô Đăng Hiệp, Nguyễn Văn Chung, Phúc Cửa Đại (Phạm Thanh Phúc), 2 họa sĩ miền Nam là Lâm Văn Cảng và Lê Thị Kim Xuân.

Một chương trình đấu giá nghệ thuật trực tuyến lại hội ngộ đủ họa sĩ ở 3 miền của đất nước. Điều đó chỉ có thể được giải thích bằng ý nghĩa tích cực của chương trình đã lan tỏa rất xa, khiến cho các họa sĩ ở những nơi xa, cách Hà Nội cả nghìn cây số vẫn sẵn lòng đóng góp tác phẩm và dành tặng cho các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.

Tác phẩm sơn dầu Mây mùa xuân, họa sĩ Ngô Đăng Hiệp

Từ Khánh Hòa, họa sĩ Ngô Đăng Hiệp đã gửi tặng chương trình tác phẩm sơn dầu Mây mùa xuân. Anh chia sẻ, trong đại dịch, đất nước cần sự chung tay và đóng góp của toàn dân. Anh nghĩ mình nên dùng chính tác phẩm để thể hiện tinh thần đoàn kết và quyết tâm cùng Chính phủ dập tắt dịch bệnh.

Với Mây mùa xuân, họa sĩ Ngô Đăng Hiệp chia sẻ, anh mong muốn đẩy lùi không khí ảm đạm ấy bằng vẻ đẹp tươi mới của một ngày xuân bình yên trên hòn đảo nhỏ thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hình mảng trong tranh được cách điệu và đơn giản đã tạo sự nhẹ nhàng, thanh thoát cho cảnh vật. Hợp sắc xanh, trắng, hồng, tim tím tăng thêm cảm giác mát mẻ, trong lành của trời nước ngày xuân.

Bức màu nước Em bé và chú chim sâu của nữ họa sĩ Lê Thị Kim Xuân

Từ TP.HCM, nữ họa sĩ Lê Thị Kim Xuân đã gửi tặng bức màu nước Em bé và chú chim sâu Chị chia sẻ, xem qua tivi được biết, các bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai vất vả chống chọi với dịch bệnh nên chị tặng bức tranh này với mong muốn tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ y bác sĩ vượt qua khó khăn. Nữ họa sĩ cho biết thêm, đã tham gia nhiều các chương trình ủng hộ chống đại dịch Covid-19, thường là chị bán tác phẩm rồi lấy tiền gửi vào các quỹ ủng hộ. Nhưng chương trình đấu giá “Vượt qua đại dịch Covid-19” lại khác, chị đã chuyển tác phẩm ra Hà Nội bằng đường bưu điện và hy vọng, bức tranh khi đến tay các bác sĩ sẽ giúp các thầy thuốc cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm và lòng biết ơn của giới họa sĩ.

Đến nay, chương trình đã khép lại sau 6 phiên đấu giá với 46/65 tác phẩm được trả giá. Tổng số tiền thu về từ tiền đấu giá tác phẩm nghệ thuật và tiền ủng hộ của các tấm lòng yêu mến là hơn 500 triệu đồng. Bức tranh lập “đỉnh” của chương trình đấu giá là tác phẩm giấy dó “Không gian run rẩy” của họa sĩ Lý Trực Sơn với 100 triệu đồng. Có nhà sưu tầm đã mua tới 4, 5 tác phẩm ở nhiều phiên. Giá bán và giá đấu của một số tên tuổi thấp hơn giá họa sĩ vẫn bán qua gallery, bởi các nghệ sĩ chủ trương tạo điều kiện tốt nhất để chương trình thu được tài chính.

Bức tranh lập “đỉnh” của chương trình là tác phẩm giấy dó Không gian run rẩy của họa sĩ Lý Trực Sơn, được đấu giá thành công với 100 triệu đồng

Ngoài việc đấu giá, số tiền ủng hộ trực tiếp cũng rất đáng mừng. Bên cạnh các nghệ sĩ gửi tiền mặt như Vũ Đình Tuấn, Đỗ Hiệp… có nhà sưu tập đã đấu giá thành công còn tặng thêm tiền và tặng lại luôn tác phẩm vừa đấu vì muốn bức tranh sẽ được tặng bác sĩ (tác phẩm Lá chắn trắng của Nguyễn Lộc).

Toàn bộ số tiền hơn 500 triệu đồng thu về từ đấu giá tác phẩm và sự ủng hộ của các nghệ sĩ bằng tiền mặt sẽ được Báo An ninh Thủ đô và Indochineart gửi tới đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.

Từ ngày 15.4, Báo An ninh Thủ đô và Indochine Art sẽ tiến hành trao toàn bộ số tiền trên và tặng các bức tranh còn lại sau đấu giá (giá trị hơn 500 triệu đồng) cho 6 bệnh viện, đơn vị y tế tuyến đầu chống dịch của Trung ương và Hà Nội, gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Mê Linh, Bệnh viện Công an thành phố Hà Nội.  Riêng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Ban tổ chức sẽ trao 4 máy xét nghiệm nhanh của Mỹ, trị giá mỗi máy 25 triệu đồng, thay vì tiền mặt.

Nguồn: BẢO ANH – Báo Điện tử Văn hóa