Theo Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2020 dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Tháng: Tháng Ba 2020
Cuộc thi Tài năng diễn viên múa toàn quốc 2020
VHO- Cuộc thi dự kiến vào tháng 10.2020 do Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức tại hai địa điểm Hà Nội và TP.HCM với hai vòng: Vòng sơ khảo diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM, vòng chung kết diễn ra tại Hà Nội.
Đối tượng tham dự ở độ tuổi từ 16 trở lên, là diễn viên múa đang công tác tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp công lập và ngoài công lập, học sinh, sinh viên theo học chuyên ngành múa tại các cơ sở đào tạo văn hoá nghệ thuật trong toàn quốc, thí sinh tự do. Cuộc thi chia làm 4 bảng với 4 phong cách múa: Ballet cổ điển và Ballet hiện đại (Bảng A), Đương đại (Bảng B), Dân gian dân tộc, Dân tộc hiện đại và truyền thống (Bảng C); Phong cách múa sử dụng các ngôn ngữ múa có tính chất đường phố (Bảng D).
Thí sinh được sử dụng các tác phẩm đã công bố, không sử dụng tác phẩm đã biểu diễn và đoạt giải trong các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật do Bộ VHTTDL, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Hội Nghệ sĩ múa VN tổ chức; khuyến khích đăng ký các tác phẩm múa mới sáng tác. Tác phẩm cần có nội dung và thông điệp rõ ràng. Tiêu chí xét giải thưởng được đánh giá qua các yếu tố: Kỹ thuật, kỹ xảo điêu luyện; Nghệ thuật diễn xuất sáng tạo; Ngôn ngữ hình thể và cảm xúc của diễn viên; Có sáng tạo riêng về hình thức thể hiện để bộc lộ tài năng. Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất, Nhì, Ba và giải Khuyến khích cho các thí sinh xuất sắc ở các bảng dự thi.
Nguồn: HIỀN LƯƠNG – Báo Điện tử Văn hóa
Hoàng Thùy Linh chiến thắng ở cả 4 hạng mục giải thưởng Cống hiến 2020
VHO – Hoàng Thùy Linh, Phan Mạnh Quỳnh, AMEE, nhạc sĩ Huy Tuấn và ca sĩ Tân Nhàn là những cái tên được vinh danh tại giải Cống hiến 2020.
Giải thưởng Cống hiến năm nay lần đầu tiên nghệ sĩ lập cú “poker” (ăn 4) là ca sĩ Hoàng Thùy Linh với 4 giải thưởng gồm: Bài hát của năm, Music video của năm, Album của năm và Ca sĩ của năm.
Ca sĩ Hoàng Thùy Linh đã không dám tin “giấc mơ” của mình đã thành sự thật. “ Giải Âm nhạc Cống hiến là ước mơ của rất nhiều nghệ sĩ, trong đó có Hoàng Thùy Linh. Tôi đã theo dõi chặng đường đi của giải thưởng Âm nhạc Cống hiến trong nhiều năm và có những người đã đoạt giải mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Giờ lập được thành tích như vậy, tôi rất hạnh phúc và tự hào. Trong quá trình sản xuất album Hoàng cũng như ca khúc Để Mị nói cho mà nghe, tôi cũng như ekip của mình rất hồn nhiên, mọi người muốn mang màu sắc tươi trẻ nhưng vẫn mang hơi thở thời đại vào trong tác phẩm. Được khán giả đón nhận là niềm hạnh phúc vô cùng với một người làm nghề, không chỉ riêng tôi mà cả ekip đứng sau tạo nên thành công, hạnh phúc như lúc này”, ca sĩ Hoàng Thùy Linh bày tỏ cảm xúc.
Giải Âm nhạc Cống hiến đã qua nhiều lần trao giải, có nhiều nghệ sĩ lập cú “double” như: nhạc sĩ Đỗ Bảo, ca sĩ Đức Tuấn, nhạc sĩ Khắc Hưng, mới năm ngoái là ca sĩ Hà Anh Tuấn… Tuy nhiên, vẫn chưa có ai lập được “hat-trick” chứ đừng nói là “poker”.
Theo Quy chế của giải Âm nhạc Cống hiến, đề cử đoạt giải là đề cử có số phiếu bầu cao nhất trong từng hạng mục. Trường hợp trong cùng hạng mục có 2 đề cử có số phiếu bằng nhau thì phiếu của Ban tổ chức sẽ quyết định. Năm nay, ở hạng mục Chương trình của năm (gồm 6 đề cử), đề cử Truyện ngắn của Hà Anh Tuấn và Trở về của Tân Nhàn có số phiếu bằng nhau (cùng 28 phiếu). Truyện ngắn của Hà Anh Tuấn là chương trình xuyên Việt, diễn ra tại Hội An, Hà Nội và TP.HCM. Các đêm diễn Truyện ngắn được xem là “cháy vé”, Hà Anh Tuấn với giọng hát truyền cảm, chân thành và nhất là trò chuyện, tương tác tạo nhiều lôi cuốn đối với khán giả, để lại ấn tượng tốt đẹp với công chúng âm nhạc.
Còn Trở về của Tân Nhàn diễn ra tại Hà Nội, với phần 2 của chương trình trình diễn các bài hát văn, xẩm, quan họ… với thành phần dàn nhạc mang tính “đương đại” và hát “chuẩn” như nghệ nhân dân gian pha trộn với kỹ thuật thanh nhạc châu Âu. Chương trình được đánh giá là nỗ lực tìm tòi phát triển âm nhạc cổ truyền của Tân Nhàn.
Cả 2 chương trình nói trên đều xứng đáng đoạt giải nhưng Ban tổ chức đã chọn Trở về của Tân Nhàn. 2 đề cử có phiếu bầu bằng nhau và phải dùng đến lá phiếu của Ban tổ chức để phân “thắng – thua” ở hạng mục Chương trình của năm, năm nay cũng là lần đầu tiên trong lịch sử 15 lần bầu chọn của giải Âm nhạc Cống hiến.

Ca sĩ Tân Nhàn rất vui vì những nỗ lực, tâm huyết của mình cho liveshow Trở về nói riêng và con đường âm nhạc mình đã chọn nói chung đã được Ban tổ chức giải thưởng và các nhà báo ghi nhận. “Và niềm vui ấy không chỉ đối với riêng cá nhân Tân Nhàn mà còn là niềm vui, nguồn cảm hứng cho các anh chị nghệ sĩ khác đang theo đuổi phong cách âm nhạc dân gian giống như tôi mạnh dạn hơn, tự tin hơn, đầu tư hơn cho các sản phẩm âm nhạc của mình, từ đó tiếp tục lan tỏa tốt hơn đến công chúng âm nhạc truyền thống của dân tộc. Nhìn vào lịch sử giải Âm nhạc Cống hiến, Tân Nhàn thấy chiến thắng đa số thuộc về những nghệ sĩ theo đuổi dòng nhạc trẻ, còn dòng nhạc chính thống nói chung và phong cách âm nhạc dân gian truyền thống nói riêng được đề cử và được giải rất… hiếm. Cách đây hai năm, NSƯT Đăng Dương đoạt giải Chương trình của năm cho liveshow Mặt trời của tôi đã cho thấy dòng nhạc mà tôi đang theo đuổi không hề lép vế như nhiều người nghĩ. Và, giải Âm nhạc Cống hiến chính là nguồn cổ vũ tinh thần rất lớn để những nghệ sĩ như tôi có thêm động lực, niềm tin, sự nghiêm túc trong mỗi sản phẩm âm nhạc trước khi đưa đến công chúng”, ca sĩ Tân Nhàn chia sẻ.
Theo dự kiến, Ban tổ chức sẽ có buổi lễ trao cúp cho nghệ sĩ đoạt giải tại Văn phòng Báo Thể thao & Văn hóa tại TP HCM (chỉ có duy nhất lực lượng nghệ sĩ đoạt giải tham dự). Tuy nhiên, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ban tổ chức không thể quy tụ những người đoạt giải dù là ít ỏi. Thay vào đó, Ban tổ chức đã nỗ lực tìm biện pháp để lưu dấu kỷ niệm đối với những nghệ sĩ đã chiến thắng trong cuộc bầu chọn vừa qua. Đó cũng là những nghệ sĩ đã miệt mài phấn đấu để mang lại thành quả góp phần vào sự phong phú và phát triển của âm nhạc đại chúng trong năm vừa qua.
Nguồn: THANH NGỌC – Báo Điện tử Văn hóa
Năm 2020 sẽ tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu online

Dự án “Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu” do một số nhà khoa học, trí thức, lãnh đạo hội đoàn kiều bào của 7 nước thành lập từ năm 2015. Đây là dự án ra đời với sứ mệnh gắn kết sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, định vị giá trị Việt trên toàn cầu… Sau 5 năm triển khai, Dự án “Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu” đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong và ngoài nước, các hội đoàn cộng đồng kiều bào tổ chức “Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu” và an vị tượng Vua Hùng ở 10 nước trên thế giới như: Cộng Hòa Séc, LB Nga, Hungary, CHLB Đức, CHDCND Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Canada, Ba Lan, Ucraina.
Năm 2018, Dự án “Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu” đã vinh dự nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, công văn số 12017/VPCP-QHQT về việc tiếp tục triển khai tổ chức ”Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu” ở các nước có đông đảo bà con kiều bào sinh sống.
Thông cáo báo chí của Ban Dự án Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu cho biết, tiếp nối các hoạt động của năm 2019, trong năm 2020 Ban Dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm của đông đảo bà con kiều bào về việc tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu ở các nước. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, Ban Dự án quyết định hoãn việc tổ chức Lễ giỗ Tổ tập trung trên môi trường thực tế để chuyển sang tổ chức trên không gian mạng với tên gọi: “Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu Online”, nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 10.3 âm lịch.

Đây là hoạt động thể hiện sự gắn kết tình đồng bào, truyền tải tình yêu thương của bà con xa xứ hướng về Tổ quốc.Theo đó, nội dung “Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu Online” gồm hai phần: Cuộc thi viết status Hướng về Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu và Tâm hương hướng về Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu.
Cuộc thi status Hướng về Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu viết về cảm nghĩ, cảm xúc hoặc các video clip, thể hiện tình cảm với quê hương, đất nước, với tiên tổ, dân tộc; cảm xúc tự tôn, tự hào dân tộc, kết nối Việt Nam với bạn bè quốc tế; những câu chuyện cảm động về tình người xa xứ, những câu chuyện của bà con kiều bào, bạn bè quốc tế giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, đại dịch… Đối tượng tham dự là công dân Việt Nam và công dân người nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Thể loại tự do: Cảm tưởng, cảm xúc, tản văn (dài 1000 chữ); clip (từ 3- 7 phút). Hình thức: viết, đăng tải trên Facebook cá nhân hoặc Fanpage (tập thể) sau đó chia sẻ lên Fanpage: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu (https://www.facebook.com/quoctovietnamtoancau/?ref=bookmarks).
Thời gian dự thi từ ngày 2.4 đến hết ngày 31.5.2020. Công bố giải thưởng vào ngày 21.6.2020. Hội đồng chấm giải gồm các nhà trí thức, nhà văn, nhà báo, lãnh đạo kiều bào của 7 quốc gia trên thế giới. Địa chỉ đăng tải bài thi Fanpage: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu.Email: ngayquoctotoancau@gmail.com.
Nội dung Tâm hương hướng về Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu vận động toàn thể bà con trong nước và kiều bào khắp nơi trên thế giới đồng loạt thay đổi hình ảnh avatar trên trang Facebook cá nhân, Fanpage tập thể bằng logo Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu vào đúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 10.3 âm lịch (tức ngày 2.4.2020 dương lịch).
Hoạt động của Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu mang tính xã hội hóa, kinh phí do các Hội đoàn Cộng đồng bà con kiều bào ở các nước tham gia đóng góp và phối hợp tổ chức.
Nguồn: MỘC THANH – Báo Điện tử Văn hóa
Nghệ thuật đương đại: Bản sắc mở đường cho hội nhập
VHO- Từ sau năm 2000, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và internet, sự giao lưu không biên giới của tri thức và thông tin đa chiều đã làm phân hóa rõ nét các xu hướng thực hành mỹ thuật. Trong bối cảnh thế giới phẳng, xu hướng phổ biến hiện nay của nghệ thuật là khai thác vấn đề “bản sắc”.
Tìm về truyền thống
Những năm đầu thế kỷ XXI, lĩnh vực mỹ thuật đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để bắt kịp với xu hướng của thế giới và khu vực, nhưng cũng không quên tìm về bản sắc riêng của mình. TS Đặng Thị Phong Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam dẫn chứng trong lĩnh vực điêu khắc: Bên cạnh sự phát triển của những chất liệu gắn với xã hội công nghiệp, hiện đại như sắt, kính, đồng, composit…, một số nhà điêu khắc muốn trở lại sáng tạo với chất liệu giấy truyền thống. Giấy cùng với kỹ thuật bồi biểu, làm cốt trong điêu khắc truyền thống đã được khai thác trong những sáng tác phản ánh đời sống đương đại, hình thành xu hướng mới cho điêu khắc Việt Nam. Các yếu tố của nghệ thuật pop art, sắp đặt được sử dụng trong không gian trưng bày, trong biểu đạt tác phẩm, mang đến cho điêu khắc giấy Việt Nam sức sống đương đại mà đậm chất dân tộc.
Nhiều ý kiến cho rằng, bản sắc văn hóa chính là yếu tố nội sinh làm nên hồn cốt của một dân tộc. Nó giúp mỗi dân tộc có khả năng chọn lọc, chuyển hóa những yếu tố văn hóa mới, bồi bổ cho sức mạnh văn hóa nội tại của mình trong quá trình giao lưu, tiếp biến. Chính sự tìm về truyền thống một cách chủ động của nghệ sĩ đã giúp nâng tầm và bồi đắp giá trị văn hóa. Nhìn lại từng giai đoạn phát triển, “bản sắc” văn hóa đã trở thành một vấn đề được các thế hệ nghệ sĩ trăn trở và tìm tòi thể hiện. Rất nhiều tên tuổi lớn đã để lại dấu ấn cá nhân đặc sắc của mình trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam từ thời Đông Dương đến nay. Những thực hành đương đại đang xử lý vấn đề “bản sắc” trong một sự nối tiếp, kế thừa truyền thống ấy.
Không khó để nhìn thấy thời gian qua có nhiều nghệ sĩ lựa chọn yếu tố dân gian để tác phẩm của mình mang hồn cốt dân tộc, như Xuân Lam thực hiện các tác phẩm “vẽ lại tranh dân gian”, tạo ra phiên bản khác của tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ; hay Lê Giang với những thực hành tác phẩm gắn với nghề khảm trai, hoành phi trong đình đền… Cũng có ý kiến nhìn nhận theo hướng phản biện, cho rằng càng hiện đại hóa thì bản sắc ngày càng mai một. Tuy nhiên, với nhiều nghệ sĩ trong nước, có lẽ bản sắc cá nhân và bản sắc dân tộc có một sự gắn bó chặt chẽ, khi họ sinh ra và lớn lên, thấm nhuần văn hóa Việt, hình thành những cá tính, phong cách ít nhiều trên sự ảnh hưởng của tính cách dân tộc. Đơn cử nhiều họa sĩ sơn mài đạt được thành công và được triển lãm tại các nước trên thế giới. Trong trường hợp này, chất liệu dân tộc đã góp phần hình thành nét độc đáo cá nhân để họ được bạn bè quốc tế đón nhận. Điều đó ít nhiều chứng minh rằng, tìm về truyền thống, đi sâu vào vấn đề bản sắc chính là sự “mở đường” cho hội nhập quốc tế.
Bắt kịp xu hướng
Thực tế hoạt động mỹ thuật cho thấy, một xu thế khá phổ biến trong số đông họa sĩ là lựa chọn cách hình tượng hóa biểu tượng mang tính bản sắc văn hóa địa phương hay các biểu tượng được cho là phổ quát về văn hóa dân tộc. Họ thể hiện nó trên chất liệu truyền thống của hội họa, đồ họa hay điêu khắc, và coi đó là mục đích cuối cùng của quá trình sáng tác. Còn nhóm nghệ sĩ khác, mặc dù vẫn chung con đường khai thác vấn đề bản sắc, nhưng đã cố gắng theo đuổi các thực hành nghệ thuật đương đại theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Xu hướng của nghệ sĩ đương đại là đi theo các dự án nghệ thuật, nhấn mạnh quá trình thực hiện với phương pháp tiếp cận đa dạng theo hướng liên ngành: Từ nghiên cứu điền dã, thực hành đa phương tiện bằng nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau từ vẽ, in ấn, ký họa, nhiếp ảnh, video, sắp đặt, sử dụng các đồ vật có sẵn, tạo tác các vật phẩm kết hợp với nghệ nhân thủ công truyền thống… Nghĩa là bám vào truyền thống nhưng lại theo cách thức phi truyền thống, không giới hạn bất kỳ phương pháp tiếp cận và hình thức thể hiện nào. Có thể kể đến những tên tuổi nghệ sĩ người Việt hoặc gốc Việt thành danh trên quốc tế, như Lê Quang Đỉnh, Jun Nguyễn Hatshushiba, Danh Võ, An Mỹ Lê, Nguyễn Oanh Phi Phi, Ưu Đàm Trần Nguyễn, Tifany Chung…
Theo họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, cách tiếp cận, đào sâu vấn đề bản sắc cũng là xu hướng phổ biến ở những trung tâm nghệ thuật phát triển trên thế giới và thấy khá rõ ở những nền nghệ thuật đương đại mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… Câu chuyện “bản sắc”, “bản địa” cũng nhìn thấy ở những nghệ sĩ tầm quốc tế. Chính điều đó đã làm cho bức tranh chung về nghệ thuật đương đại ngày càng hấp dẫn hơn. Nhờ nỗ lực của nghệ sĩ Việt mà nghệ thuật đương đại Việt Nam được đóng góp một phần không nhỏ vào bức tranh chung ấy. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn nhấn mạnh: “Sáng tác trong bối cảnh hội nhập, trong một không gian của những thiết chế nghệ thuật quốc tế, câu chuyện bản sắc trong các thực hành của nghệ sĩ lại càng trở nên quan trọng, tới mức sống còn”.
Nguồn: NGỌC HÀ – Báo Điện tử Văn hóa
Mong chờ tín hiệu khởi sắc từ phim cổ trang Việt
VHO- Thời gian gần đây, thị trường phim Việt khó tìm được sản phẩm quá xuất sắc nhưng phải thừa nhận rằng phim Việt đang dần trở nên chuyên nghiệp, có sự đầu tư chỉn chu, đặc biệt là dòng phim cổ trang, dã sử, phim hướng đến các nhân vật, giai thoại trong văn học, văn hóa dân gian đang được quan tâm và hứa hẹn đem lại diện mạo mới khởi sắc hơn cho thị trường phim Việt.
So với nhiều nước khu vực Bắc Á có nền điện ảnh phát triển mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, phim cổ trang Việt khiêm tốn hơn rất nhiều.
Danh sách đang nối dài
Trong lịch sử điện ảnh cổ trang Việt, có thể kể đến một số phim như Thiên mệnh anh hùng, Khát vọng Thăng Long, Long Thành cầm giả ca, Mỹ nhân kế, Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Trạng Quỳnh hay trước đó nữa là các tác phẩm Đêm hội Long Trì, Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Thanh gươm để lại… Tuy nhiên, dòng phim này từ lâu vẫn là “ca khó” đối với các nhà sản xuất và đạo diễn, do đó tới tận sau này số lượng phim ra đời chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong năm 2020, dự kiến sẽ ra mắt khá nhiều bộ phim cổ trang được chuyển thể từ truyện cổ tích, truyện tranh, tác phẩm văn học nổi tiếng và cả nhân vật lịch sử. Trong danh sách các phim được công chúng kì vọng, có thể kể đến Trạng Tí của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và nhà sản xuất Ngô Thanh Vân. Bộ phim chuyển thể dựa trên bộ truyện tranh nổi tiếng của Việt Nam Thần đồng đất Việt. Nội dung phim lấy bối cảnh thời Hậu Lê, nhưng những sự kiện xảy ra không trùng lặp với thực tế mà góp nhặt từ nhiều sự kiện, điển tích khác nhau của lịch sử Việt Nam. Phim dự kiến khởi chiếu vào 1.5. Gợi sự chờ đợi không kém là dự án phim được chuyển thể từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du do nhà sản xuất Mai Thu Huyền thực hiện, dự kiến bấm máy vào tháng 4 để kịp rạp vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, lấy cảm hứng từ câu chuyện hai vị Nữ Vương nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là Trưng Trắc và Trưng Nhị, dự án phim Trưng Vương của Trương Ngọc Ánh cũng góp mặt trong năm 2020. Nữ diễn viên cũng cho biết còn kết hợp với đạo diễn Victor Vũ để làm phim Sơn Tinh – Thủy Tinh: Chuyện chưa kể… Đặc biệt là mới đây, bộ phim cổ trang, dã sử Phượng khấu ra mắt công chúng trên ứng dụng giải trí trực tuyến cũng được khán giả nồng nhiệt đón nhận, từ đó, bước đầu cung cấp cho người xem một thị trường phim khá đa dạng về phương thức thể hiện cũng như đề tài, cho thấy các nhà làm phim đang nỗ lực chọn một địa hạt khó hơn để thực hiện.
Những nghịch lý buồn
Có thể thấy, số phận các bộ phim cổ trang trong thời gian qua thường rơi vào hai trường hợp: Phim được truyền thông tốt, doanh thu cao nhưng chất lượng kém, tệ hơn là lai tạp yếu tố nước ngoài, thiếu tính thuần Việt nên không được đánh giá cao; hoặc phim có chất lượng ổn, nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung thì lại “đìu hiu” tại các rạp chiếu, đó là một nghịch lý không chỉ dòng phim cổ trang hay dã sử mà các thể loại phim khác cũng có chung hoàn cảnh. Năm 2010, Khát vọng Thăng Long của đạo diễn Lưu Trọng Ninh được giới chuyên gia đánh giá tốt nhưng lại thất bại ở doanh thu phòng vé, thu không bù được kinh phí. Năm 2012, Thiên mệnh anh hùng của đạo diễn Victor Vũ dù ra mắt đúng dịp Tết nhưng bị chê có lai tạp yếu tố không thuần Việt, tâm lý nhân vật hời hợt, rốt cuộc phim chỉ thu về hơn 16 tỉ đồng, trong khi kinh phí đầu tư 25 tỉ. Mỹ nhân kế năm 2013 của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tuy thành công về mặt doanh thu (có lẽ nhờ quy tụ dàn diễn viên đình đám nên thu hút khán giả trẻ) với 57 tỉ đồng nhưng đã không tạo được dấu ấn nào về mặt nội dung cũng như tính nghệ thuật. Tương tự, Tấm Cám: Chuyện chưa kể của Ngô Thanh Vân năm 2017 đã đạt doanh thu khá cao với 66 tỉ đồng nhưng bị đánh giá là nội dung sơ sài, không đặc sắc. Hay gần đây nhất là Trạng Quỳnh của đạo diễn Đức Thịnh dù thắng lớn phòng vé với doanh thu hơn 100 tỉ nhưng không nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn, chủ yếu là bị chê về cốt truyện yếu, ngôn ngữ không phù hợp và cả chuyện lùm xùm tố nhau tại thời điểm đó khiến khán giả mất thiện cảm với bộ phim…
Nỗ lực vượt khó
So với các thể loại phim khác, phim cổ trang, dã sử khó thực hiện hơn vì nhiều yếu tố, từ kịch bản, cốt truyện, diễn xuất cho đến bối cảnh, trang phục và kỹ xảo hậu kỳ,… vì thế mà các nhà sản xuất, đạo diễn “dè dặt” đối với các dự án phim cổ trang Việt cũng là điều dễ hiểu. Việc thiếu hụt những biên kịch chắc tay cùng đội ngũ cố vấn là những chuyên gia về lịch sử, văn hóa đã khiến nhiều phim cổ trang Việt có nội dung hời hợt, rời rạc, không có ý nghĩa sâu sắc về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật. Bên cạnh đó, trang phục cổ trang hay bối cảnh cũng là yếu tố được dư luận và giới chuyên môn “soi” nhiều nhất. Hầu hết các bộ phim cổ trang đều có kinh phí cao và rất khó khăn khi phải quay trong điều kiện Việt Nam không có phim trường. Theo đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, với những bộ phim có sự đặc biệt về thời gian như phim chiến tranh, phim cổ trang, thì bối cảnh chính là một trong những thành tố quan trọng nhất để tạo nên một bộ phim điện ảnh đúng nghĩa. “Tuy vậy, rất ít nhà sản xuất xác định được đúng đắn tầm quan trọng của bối cảnh. Họ thường lược bỏ hoặc tinh giản đến mức tối đa số tiền đầu tư cho thiết kế mỹ thuật, chỉ quan tâm đến diễn viên và phần nào đó phục trang. Điều này dẫn đến hệ luỵ là rất nhiều bộ phim đều có bối cảnh khá chật chội, góc máy nghèo nàn, sự di chuyển của diễn viên trong mỗi khuôn hình cũng vì thế mà hạn chế hơn nhiều”, đạo diễn trẻ cho biết.
Mặc dù khó khăn như vậy nhưng các dự án phim cổ trang vẫn nhận được nhiều sự quan tâm, không chỉ từ các nhà chuyên môn, nhà làm phim mà còn từ chính công chúng. Khán giả vẫn đang mong đợi những “siêu phẩm” cổ trang đúng nghĩa. Đó không chỉ là những thước phim chất lượng, mang đậm bản sắc Việt, mà còn là những sản phẩm nghệ thuật ý nghĩa đối với đời sống tinh thần khán giả Việt, góp phần tăng thêm hiểu biết, tạo động lực cho người xem tìm hiểu về lịch sử, nguồn cội của dân tộc. Một đạo diễn tâm tư: Hiện tại, dòng phim cổ trang Việt Nam đang yếu mà chúng ta cứ né tránh hoài thì bao giờ mới mạnh”. Dù vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng mỗi người góp một chút công sức và quan trọng hơn là sự ủng hộ của khán giả, thì hy vọng dòng phim cổ trang Việt sẽ sớm mở ra một con đường riêng.
Nguồn: THÙY TRANG – Báo Điện tử Văn hóa
Vietnam Airlines tạm dừng khai thác tất cả các đường bay quốc tế
VHO- Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam sẽ tạm dừng khai thác tất cả các đường bay quốc tế do ảnh hưởng sâu rộng của dịch bệnh Covid-19 đến các nước.
Do diễn biến dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng và chính sách hạn chế nhập cảnh, đóng cửa biên giới giữa các nước, Vietnam Airlines thông báo tạm dừng khai thác tất cả đường bay quốc tế trong mạng bay của hãng dự kiến đến hết ngày 30.4.
Theo đó, các đường bay Đông Nam Á gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar sẽ tạm dừng khai thác hai chiều từ ngày 21.3. Đường bay Anh, Nhật Bản tạm dừng hai chiều từ ngày 23.3. Đường bay Đức, Australia tạm dừng chiều Việt Nam đi từ ngày 24.3, chiều về Việt Nam từ ngày 25.3.
Trước đó, Vietnam Airlines cũng đã tạm dừng khai thác các đường bay giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hong Kong, Macao, Hàn Quốc, Pháp, Nga, Malaysia và Đài Loan.
Hãng cũng khuyến cáo hành khách có kế hoạch bay quốc tế trong khoảng thời gian này chủ động theo dõi lịch bay trên website www.vietnamairlines.com, ứng dụng Vietnam Airlines để lên phương án phù hợp cho hành trình của mình.
“Vietnam Airlines rất mong nhận được sự thông cảm của hành khách đối với hoạt động khai thác của hãng trong điều kiện bất khả kháng này. Hãng sẽ thông báo rộng rãi tới hành khách về kế hoạch khai thác trở lại các đường bay này sau khi có quyết định mới của các nhà chức trách,” đại diện Vietnam Airlines cho hay.
Nhằm hỗ trợ hành khách bị ảnh hưởng, Vietnam Airlines miễn lệ phí và điều kiện thay đổi ngày bay, thay đổi hành trình trên vé cho tất cả hành khách bay quốc tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 xuất vé trước ngày 25.3.
Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ, hành khách có thể truy cập website www.vietnamairlines.com, ứng dụng Vietnam Airlines, trang Facebook chính thức tại địa chỉ www.facebook.com/VietnamAirlines, liên hệ các phòng vé của Vietnam Airlines hoặc Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 1100 (gọi từ Việt Nam) hoặc +84 24 38320 320 (gọi từ nước ngoài).
103 tranh cổ động phòng, chống dịch Covid-19
VHO- Sau một thời gian ngắn kỷ lục, đã có 103 tranh cổ động về phòng, chống dịch Covid-19 của 23 họa sĩ gửi về Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTTDL hưởng ứng cuộc vận động sáng tác. Các tác phẩm đều thể hiện những thông điệp khúc triết, rõ ràng, gần gũi, được các họa sĩ chuyển tải đến công chúng với mong muốn chung tay, góp phần đẩy lùi đại dịch.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Cục Văn hóa cơ sở đã gửi thư mời tới các họa sĩ giàu kinh nghiệm mời tham gia sáng tác tranh cổ động nội dung tuyên truyền về phòng, chống dịch viêm đường hô hấp Covid-19. Thời gian từ ngày 10-15.3.2020.
Từ 103 tranh tham gia của 23 họa sĩ, Hội đồng nghệ thuật đã chọn được 14 tranh có chất lượng để tuyên truyền. Trên cơ sở đó, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức ấn hành 4 mẫu tranh, 1.000 đĩa tranh cổ động tuyên truyền gửi về các tỉnh, thành phố, quận huyện trong cả nước, đặc biệt gửi về các xã, phường của các trung tâm đô thị lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để tuyên truyền tại cơ sở.
.jpg)
Họa sĩ Đỗ Trung Kiên (Hà Nội) chia sẻ, ông khá bất ngờ nhưng cũng rất mừng khi được tham gia cuộc vận động sáng tác nhằm chuyển tải những thông điệp tuyên truyền đến công chúng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp khó kiểm soát. “Ngay khi nhận được thư mời, trong đầu tôi chỉ luôn nghĩ đến việc làm sao thể hiện tốt nhất những thông điệp cần thiết tới công chúng, với mong muốn cả xã hội sẽ cùng chung tay, đoàn kết đẩy lùi dịch bệnh…”, họa sĩ Đỗ Trung Kiên nói.
Họa sĩ Đỗ Trung Kiên đã tham gia cuộc vận động sáng tác ngắn kỷ lục này với 10 bức tranh cổ động, với nhiều phong cách, hình thức thể hiện khác nhau. “Có nhiều thông điệp được các họa sĩ tận dụng sức mạnh tuyên truyền của tranh cổ động để chuyển đến người xem. Nhưng bao trùm lên tất cả, cũng là thông điệp lớn nhất mà chúng tôi khao khát nói với mọi người, đó là “Hãy cùng nhau ngăn chặn Covid-19, Hiểm họa của dịch bệnh toàn cầu”…”, ông chia sẻ.
.jpg)
Họa sĩ Lưu Yên Thế (Hà Nội) cũng tham gia cuộc sáng tác tranh cổ động lần này với tinh thần và trách nhiệm cao nhất của một công dân, một họa sĩ khi đứng trước vấn đề thời sự toàn cầu. Ông nói: “Khác với nhiều cuộc thi sáng tác tranh cổ động trước đây, chúng tôi tham gia với tâm thế là người dự thi, cố gắng để đạt được giải thưởng, tâm lý thắng- thua khá rõ ràng. Nhưng ở cuộc vận động sáng tác lần này thì khác, không có hơn thua mà cao nhất là trách nhiệm, là phát huy khả năng sáng tạo của họa sĩ, dồn tất cả tâm sức để có thể cho ra đời những tác phẩm tranh cổ động có tiếng nói thuyết phục nhất đối với người dân”, họa sĩ Lưu Yên Thế chia sẻ.
.jpg)
Họa sĩ Lưu Yên Thế tham gia cuộc vận động với hai bức tranh cổ động chuyển tải những thông điệp gần gũi, thiết thực: “Sốt, ho, khó thở đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám, chữa bệnh” và “Đeo khẩu trang thường xuyên và đúng cách để phòng, chống dịch Covid- 19 hiệu quả”. Cả hai tác phẩm này đều được Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao về hiệu quả tuyên truyền cũng như chất lượng nghệ thuật.
“Các họa sĩ tham gia cuộc vận động sáng tác lần này đều mong muốn các tác phẩm được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như mạng xã hội để có thể phát huy tốt nhất hiệu quả tuyên truyền, chuyển tải và tác động đến người dân cùng nâng cao ý thức trong phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid- 19”, họa sĩ Lưu Yên Thế bày tỏ.
Dưới đây là một số tác phẩm Tranh cổ động tham gia cuộc vận động sáng tác:
.jpg)
.jpg)
Những thông điệp gần gũi, thiết thực được chuyển tải tới công chúng
.jpg)
Các họa sĩ chia sẻ, dù trong thời gian ngắn nhưng tất cả đều phát huy cao độ khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của một nghệ sĩ trước vấn đề thời sự nóng bỏng là đẩy lùi đại dịch Covid- 19
.jpg)


Các tác phẩm cũng đưa ra thông điệp tuyên truyền người dân cần chọn lọc khi tiếp nhận thông tin, tránh hoảng loạn
14 tác phẩm được HĐNT lựa chọn sẽ được sử dụng cho công tác tuyên truyền, đẩy lùi dịch Covid- 19
Nguồn: NGÂN ANH – Báo Điện tử Văn hóa
Phim truyền hình “Công lý” lên sóng VTV1
VHO- Công lý, bộ phim truyền hình Hàn Quốc ở thể loại tâm lý, hình sự sẽ chính thức ra mắt khán giá truyền hình Việt vào 13h00 hằng ngày trên sóng VTV1 từ ngày 20.3
Phim kể câu chuyện về Lee Tae-Kyung trở thành luật sư để đòi lại công bằng cho cái chết của em trai, nhưng ma lực đồng tiền đã khiến anh mờ mắt và lấn sâu hơn vào những hành động trái với đạo lý con người.
Luật sư có nhiệm vụ nỗ lực hết sức để giảm nhẹ tội hoặc trắng án cho thân chủ của mình và Lee Tae Kyung vẫn làm “đúng” nghĩa vụ của một luật sư. Anh “đổi trắng thay đen”, sử dụng đúng luận điểm không thể bác bỏ, đảo ngược mọi tội ác đáng sợ nhất bằng lập luận và “kịch bản” hoàn hảo của mình, dù điều đó luôn đi cùng với giá đắt bằng chính tính mạng của mình.
Bộ phim có sự góp mặt của các diễn viên Choi Jin-Hyuk, Son Hyun-Ju, Nana, Park Sung-Hun, Seo Dong-Suk, Cha Nam-Sik, Lee Hak-Ju,… Với tiết tấu nhanh, dồn dập, khán giả sẽ bị cuốn theo những tình tiết ly kỳ, kịch tính trong suốt 24 tập phim
Nguồn: Báo Điện tử Văn hóa
Chờ đợi “Tình yêu và tham vọng” của đạo diễn Bùi Tiến Huy
VHO- Ngay sau khi Tiệm ăn dì ghẻ kết thúc, bộ phim Tình yêu và tham vọng sẽ nối sóng trong khung giờ vàng phim Việt 21h30 các ngày thứ Hai, thứ Ba hàng tuần trên kênh VTV3, bắt từ ngày 23.3
Bộ phim xoay quanh các nhân vật trung tâm là Linh, Phong, Minh và Tuệ Lâm. Do hiểu lầm ở quá khứ cộng thêm quan hệ công việc phức tạp và các tuyến nhân vật phụ đan xen, bốn nhân vật chính luôn bị giằng xé giữa tình cảm và lý trí. Thu hút không chỉ bởi kịch tính thương trường, mánh lưới trong kinh doanh bất động sản, Tình yêu và tham vọng còn hấp dẫn bởi những câu chuyện tình cảm lãng mạn và nhiều sóng gió.
Phim có sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên đang được yêu thích hai miền Nam – Bắc như Mạnh Trường, Diễm My 9X, Nhan Phúc Vinh, Lã Thanh Huyền, Huyền Lizzie, Thuỳ Anh, Thanh Sơn… . Ngoài ra, phim còn có sự góp mặt của nhiều diễn viên gạo cội NSND Minh Hòa, NSND Trọng Trinh… Tiết lộ về nhân vật Linh, Diễm My 9X chia sẻ: “Linh là một cô gái trong sáng, luôn biết quan tâm đến những người xung quanh mình, biết sống vì người khác, sống vì lý tưởng. Linh cũng là người vừa mạnh mẽ lại vừa cương quyết. Với chiều sâu trong tâm lý nhân vật, phim sẽ là câu chuyện với nhiều nút thắt”.
Từng gây ấn tượng trong nhiều phim đã lên sóng, đạo diễn Bùi Tiến Huy tiếp tục thể hiện sự đầu tư kỹ lưỡng hơn trong từng khuôn hình, bối cảnh. Sử dụng các máy quay 4K, Tình yêu và tham vọng sẽ khiến khán giả mãn nhãn với những cảnh quay ngoại cảnh đẹp như mơ ở châu Âu và nhiều địa điểm nổi tiếng của Việt Nam. Là một trong những dự án trọng điểm của VFC trong năm 2020, phim hứa hẹn sẽ mang lại những giây phút giải trí thú vị cho khán giả truyền hình.
Nguồn: Đ.TOÁN – Báo Điện tử Văn hóa