Hai minh tinh vào vai Võ Tắc Thiên cùng khốn đốn vì trốn thuế

Trước bê bối của Phạm Băng Băng, người ta nhớ đến Lưu Hiểu Khánh. Có khá nhiều điểm chung giữa hai nữ diễn viên nổi tiếng hàng đầu của dòng phim Hoa ngữ. Họ cùng đang ở thời kỳ hoàng kim khi nhận án phạt trốn thuế và đều từng in dấu ấn với vai Võ Tắc Thiên.

Hai nữ diễn viên Lưu Hiểu Khánh (trái) - Phạm Băng Băng (phải)

Là nữ diễn viên ăn khách hàng đầu của nền công nghiệp làm phim Trung Quốc, tham gia nhiều bộ phim lớn và đoạt được những giải thưởng điện ảnh danh giá, tự bản thân làm nên khối tài sản kếch xù. Thế rồi nữ diễn viên này đã gian lận thuế và từ minh tinh tài sắc trở thành chủ đề phê phán, đàm tiếu của truyền thông – công chúng.

Cùng một câu chuyện này có thể kể về hai nữ minh tinh đình đám của dòng phim Hoa ngữ, đó là Lưu Hiểu Khánh (hiện bà 62 tuổi) và Phạm Băng Băng (37 tuổi).

Cách đây 16 năm, truyền thông và công chúng Trung Quốc cũng như người hâm mộ Lưu Hiểu Khánh ở nhiều quốc gia Châu Á đã rất bàng hoàng khi nữ diễn viên bị điều tra và phải chịu án phạt vì trốn thuế. 16 năm sau, một câu chuyện tương tự xảy ra với Phạm Băng Băng.

Lưu Hiểu Khánh từng nổi tiếng với những vai diễn nặng ký trên màn ảnh khi bà nhập vai hai người phụ nữ quyền lực hàng đầu trong lịch sử các triều đại Trung Quốc, đó là nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên và Từ Hi Thái hậu. Với vai Từ Hi Thái hậu, Lưu Hiểu Khánh từng nhập vai bốn lần trên màn ảnh rộng; với vai Võ Tắc Thiên, bà từng nhập vai ba lần trên màn ảnh nhỏ.

Hai nữ diễn viên Lưu Hiểu Khánh (trái) - Phạm Băng Băng (phải)

Sự nghiệp diễn xuất của Lưu Hiểu Khánh lên tới đỉnh cao hồi thập niên 1980 với những phim như “Lửa cháy Viên Minh Viên” (1983) hay “Phù Dung trấn” (1986).

Đến thập niên 1990, Lưu Hiểu Khánh từ từ rút lui khỏi nền công nghiệp giải trí để tập trung vào việc kinh doanh; trong những năm sau đó, bà nhanh chóng gây dựng nên một đế chế kinh doanh không ngừng mở rộng, từ sản xuất phim tới kinh doanh bất động sản, sản xuất mỹ phẩm…

Cuộc đời thành công đáng nể của Lưu Hiểu Khánh bắt đầu đi chệch hướng vào năm 2002, khi bà bị điều tra trước nghi vấn trốn thuế và sau đó đã bị khẳng định là đã thực hiện hành vi gian lận thuế. Khi ấy, nhà chức trách Trung Quốc đã phát hiện ra rằng nữ diễn viên đã khai thấp các khoản thu nhập của mình và “ăn gian” được khoảng 30% tiền thuế đáng ra cần phải nộp.

Trong cuộc điều tra kéo dài 14 tháng, Lưu Hiểu Khánh bị tạm giam. Bà được trả tự do vào tháng 8/2003 sau khi nộp tiền bảo lãnh. Sau đó, Lưu Hiểu Khánh phải nộp 26,8 triệu tệ (tương đương 3,9 triệu USD) để bù vào khoản thuế chưa nộp cộng thêm tiền phạt.

Phạm Băng Băng

So với trường hợp của Lưu Hiểu Khánh, Phạm Băng Băng đã không bị tạm giam trong lúc bị điều tra trốn thuế, cho dù Băng Phạm đã có tới 3 tháng “bặt vô âm tín” gây nên xôn xao trong dư luận Trung Quốc.

Về Phạm Băng Băng, cô được biết tới tại Trung Quốc và nhiều quốc gia Châu Á khác từ sau vai diễn nàng a hoàn Kim Tỏa trong seri phim truyền hình “Hoàn Châu Cách Cách” (1998-1999). Đối với công chúng quốc tế, Phạm Băng Băng được biết tới nhiều nhất trong hình ảnh của một ngôi sao thời trang với những lần xuất hiện gây choáng ngợp tại LHP Cannes (Pháp).

Vừa bước sang tuổi 37 hồi tháng 9 vừa qua, Phạm Băng Băng cũng là một phụ nữ tài ba theo kiểu Lưu Hiểu Khánh, một tay gây dựng nên khối tài sản khổng lồ từ các dự án phim, ngoài ra, còn tự mình làm kinh doanh đa lĩnh vực.

Trong tuần này, Phạm Băng Băng đã bị yêu cầu nộp khoản tiền phạt gần 884 triệu tệ (tương đương 129 triệu USD) bao gồm tiền truy thu thuế và tiền phạt.

Phạm Băng Băng

Năm 2014, Phạm Băng Băng đã gây chú ý khi vào vai Võ Tắc Thiên trong loạt phim truyền hình cổ trang “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”. Phim kể câu chuyện về nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Băng Phạm cũng đóng vai trò nhà sản xuất của phim.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, rất nhiều cư dân mạng đã liên hệ câu chuyện của Phạm Băng Băng với Lưu Hiểu Khánh khi cả hai nữ minh tinh đều đạt được danh tiếng và tiền tài ở mức “đệ nhất” trong giới sao Hoa ngữ, để rồi sa lầy trong tai tiếng và đối diện nguy cơ lao đao tương lai sự nghiệp chỉ vì muốn gia tăng khối tài sản theo cách không minh bạch.

Bích Ngọc – Báo Điện tử Dân trí
Theo South Morning China Post

Những góc nhìn kiến trúc đẹp nhất năm 2018

Những khuôn hình ấn tượng dưới đây cho thấy những góc nhìn kiến trúc ngoạn mục nhất thế giới trong năm 2018.

Giải ảnh kiến trúc Architectural Photography Awards 2018 đã vừa đưa ra danh sách rút gọn những bức ảnh ấn tượng nhất ở các hạng mục của giải.

20 bức ảnh được lọt vào vòng chung kết thuộc về 4 hạng mục ảnh gồm: Ngoại thất, Nội thất, Cảm nhận không gian, và Công trình hoạt động. Những bức ảnh này sẽ được trưng bày triển lãm tại Liên hoan Kiến trúc Quốc tế tổ chức ở Amsterdam (Hà Lan) vào tháng 11 tới.

Tại đây, các du khách tới dự các sự kiện của liên hoan sẽ có thể bỏ phiếu bình chọn để tìm ra những bức ảnh kiến trúc thắng giải. Tại sự kiện kết thúc liên hoan, các chủ nhân giải ảnh sẽ được công bố. Giải ảnh này đã được tổ chức từ năm 2012.

Hạng mục ảnh kiến trúc ngoại thất

Một công trình bảo tàng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Pawel Paniczko
Một công trình bảo tàng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Pawel Paniczko
Công trình thuộc khu vực cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao. Ảnh: Shao Feng
Công trình thuộc khu vực cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao. Ảnh: Shao Feng
Mặt tiền một ngân hàng ở Ninh Ba, Trung Quốc. Ảnh: He Zhenhuan
Mặt tiền một ngân hàng ở Ninh Ba, Trung Quốc. Ảnh: He Zhenhuan
Những mảng bê tông khoan cắt tạo thành một mặt tiền chống nắng nóng cho công trình trường học ở miền nam Ấn Độ. Ảnh: BRS Sreenag
Những mảng bê tông khoan cắt tạo thành một mặt tiền chống nắng nóng cho công trình trường học ở miền nam Ấn Độ. Ảnh: BRS Sreenag
Tầng mái của một tòa nhà chung cư ở đảo Lanzarote, Tây Ban Nha. Ảnh: Marius Liutkevicius
Tầng mái của một tòa nhà chung cư ở đảo Lanzarote, Tây Ban Nha. Ảnh: Marius Liutkevicius
Hạng mục ảnh kiến trúc nội thất
Góc nhìn lên mái của nhà ga Liege-Guillemins (Bỉ). Ảnh: Suraj Garg
Góc nhìn lên mái của nhà ga Liege-Guillemins (Bỉ). Ảnh: Suraj Garg
Bên trong một nhà hát ở xã Freyming-Merlebach, Pháp. Ảnh: Eugeni Pons
Bên trong một nhà hát ở xã Freyming-Merlebach, Pháp. Ảnh: Eugeni Pons
Chân cầu cạn ở Sussex, Anh. Ảnh: Andrew Robertson
Chân cầu cạn ở Sussex, Anh. Ảnh: Andrew Robertson
Bên trong công trình tòa nhà Bloomberg London (Anh). Ảnh: JNP
Bên trong công trình tòa nhà Bloomberg London (Anh). Ảnh: JNP
Phòng điều khiển của một nhà máy điện ở ngoại ô Budapest, Hungary. Ảnh Roman Robroek
Phòng điều khiển của một nhà máy điện ở ngoại ô Budapest, Hungary. Ảnh Roman Robroek

Hạng mục ảnh cảm nhận không gian

Nhà nguyện bên bãi biển ở thị trấn Tần Hoàng Đảo (Trung Quốc). Ảnh: Ai Qing
Nhà nguyện bên bãi biển ở thị trấn Tần Hoàng Đảo (Trung Quốc). Ảnh: Ai Qing
Không gian bên trong Vườn thực vật hoàng gia Kew (Anh). Ảnh: Jeff Eden
Những người đàn ông dậy sớm để bơi trên sông ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Zhu Wenqiao
Những người đàn ông dậy sớm để bơi trên sông ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Zhu Wenqiao
Công trình cổ nhìn từ hành lang của một tòa nhà hiện đại ở Milan, Ý. Bức ảnh cho thấy hai mặt cổ điển và hiện đại cùng song hành tồn tại trong kiến trúc thành phố này. Ảnh: Marco Tagliarino
Công trình cổ nhìn từ hành lang của một tòa nhà hiện đại ở Milan, Ý. Bức ảnh cho thấy hai mặt cổ điển và hiện đại cùng song hành tồn tại trong kiến trúc thành phố này. Ảnh: Marco Tagliarino
Lâu đài Neuschwanstein (Đức) về mùa đông. Ảnh: Dirk Vonten
Lâu đài Neuschwanstein (Đức) về mùa đông. Ảnh: Dirk Vonten
Hạng mục ảnh công trình hoạt động
Không đề. Ảnh chụp bởi Laurian Ghinitoiu tại Pyeongchang (Hàn Quốc) ở thời điểm diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2018.
Không đề. Ảnh chụp bởi Laurian Ghinitoiu tại Pyeongchang (Hàn Quốc) ở thời điểm diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2018.
Một công trình bị bỏ hoang chứa đầy rác thải sinh hoạt ở Tsqaltubo, Gruzia. Ảnh: Ryan Koopmans
Một công trình bị bỏ hoang chứa đầy rác thải sinh hoạt ở Tsqaltubo, Gruzia. Ảnh: Ryan Koopmans
Trung tâm thể dục thể thao bên trong Đại học Auburn, bang Alabama, Mỹ. Ảnh: Brad Feinknopf
Trung tâm thể dục thể thao bên trong Đại học Auburn, bang Alabama, Mỹ. Ảnh: Brad Feinknopf
Khu tổ hợp thể thao Azur Arena Antibes ở Antibes, Pháp. Ảnh: Aldo Amoretti
Khu tổ hợp thể thao Azur Arena Antibes ở Antibes, Pháp. Ảnh: Aldo Amoretti
Trẻ nhỏ nằm trên sàn kính để quan sát những du khách ở bên dưới. Ảnh chụp tại một công trình nằm bên trong Vườn thực vật hoàng gia Kew, London, Anh. Ảnh: Omer Kanipak
Trẻ nhỏ nằm trên sàn kính để quan sát những du khách ở bên dưới. Ảnh chụp tại một công trình nằm bên trong Vườn thực vật hoàng gia Kew, London, Anh. Ảnh: Omer Kanipak
(Nguồn: Báo Điện tử Dân trí)

​Quy định mới về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước: Vì sao lấy dấu mốc năm 1993?

VH- Trao đổi với Văn hóa về Nghị định 133/2018/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2014/NĐ-CP về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT, ông Phùng Huy Cẩn (Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng, Bộ VHTTDL) cho biết, Nghị định 133 có nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc thực tế từ mùa xét tặng Giải thưởng gần đây, với mục đích cao nhất nhằm đảm bảo quyền lợi và tôn vinh những cống hiến của các văn nghệ sĩ với nền VHNT nước nhà.

 Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện chúc mừng các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (5.2017). Ảnh: TR. HUẤN

P.V: Xin ông cho biết rõ hơn về những điểm mới trong Nghị định 133 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2014/NĐ-CP về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT?

– Ông Phùng Huy Cẩn: Trong suốt hai năm qua, Bộ VHTTDL đã nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức nhiều hội thảo xin ý kiến các chuyên gia, giới văn nghệ sĩ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 90.

Theo đó, có bốn nội dung sửa đổi, bổ sung. Đầu tiên là về dấu mốc năm 1993. Điều kiện để xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT trong Nghị định 90 quy định tác phẩm “đã được công bố, sử dụng dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát và các hình thức khác kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) 2.9.2945”. Nay Nghị định 133 sửa đổi, bổ sung điều kiện để xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước cụ thể hơn, đặc biệt lấy dấu mốc 1993 để soi chiếu.

 Đối với ban soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung thì những nội dung này có thể nói là “cứu cánh”, và dấu mốc 1993 đã được lựa chọn để đưa vào Nghị định sửa đổi, bổ sung như một căn cứ pháp lý rạch ròi khi xét tặng. Sau khi xin ý kiến của các bộ phận liên quan, chúng tôi cũng nhận được sự đồng tình bởi tính thuyết phục của căn cứ pháp lý này khi xét tặng các Giải thưởng. (Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng, Bộ VHTTDL)

Dấu mốc 1993 được xác định làm căn cứ pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác xét tặng áp dụng. Đối với những tác phẩm, công trình được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước có giá trị đặc biệt xuất sắc, nhưng không có giải thưởng, huy chương vì những lý do khách quan vẫn được xem xét. Tuy nhiên, sau năm 1993 phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí về giải thưởng như phải có các giải A, B, giải Vàng, Bạc…

Điểm mới thứ hai ở Nghị định 133 là quy định hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng các Giải thưởng được ít nhất 80% tổng số thành viên hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý thì hồ sơ đó đã đủ điều kiện để trình lên Hội đồng cấp cao hơn. So với Nghị định 90 thì con số này đã giảm 10%. Đây cũng là kiến nghị đã được các văn nghệ sĩ và các nhà quản lý đưa ra tại những hội thảo trước đây. Đến thời điểm này, trong số 7 Nghị định về xét tặng các giải thưởng, danh hiệu thì duy nhất có Nghị định 133 giảm tỉ lệ phiếu thông qua của các thành viên Hội đồng.

Thứ ba, trong Nghị định 90 quy định phiên họp có ít nhất 75% thành viên thì mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên qua các hội thảo được tổ chức, tiếp thu ý kiến từ các văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa, Nghị định 133 quy định: “Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền”.

Thứ tư là quy định mang tính chất mở, được hiểu là để bảo vệ quyền lợi tối đa và nhằm ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của các văn nghệ sĩ tài năng. Theo đó Nghị định 133 quy định: “Xem xét đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và bỏ phiếu đối với các tác phẩm, công trình VHNT có giá trị đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống xã hội nhưng chưa đạt tỉ lệ phiếu đồng ý theo quy định tại Hội đồng cấp Nhà nước”.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao giải thưởng Nhà nước cho các tác giả và đại diện các tác giả (tháng 5.2017). Ảnh: TR HUẤN

Dấu mốc năm 1993 được xem như một căn cứ pháp lý tại Nghị định sửa đổi, bổ sung này. Vì sao lại là năm 1993, thưa ông?

– Năm 1993, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã ký ban hành Quyết định số 25-TTg về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp VHNT. Điều 4 tại Quyết định này quy định rõ về thành lập Quỹ Giải thưởng VHNT của Chính phủ. Theo đó, hằng năm, các Hội VHNT tổ chức tuyển chọn và khen thưởng các tác phẩm, công trình VHNT xuất sắc nhất trong lĩnh vực của mình. Bộ VHTT chủ trì và cùng với các Hội VHNT tổ chức việc tuyển chọn các tác phẩm, các công trình về VHNT xuất sắc để Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng. Bên cạnh đó, đối với những người có công sưu tầm các giá trị văn học dân gian, các hiện vật bảo tàng có giá trị, những người có công bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần, bao gồm cả các bí quyết ngành nghề thủ công truyền thống được xét khen thưởng xứng đáng.

 Theo ông, những quy định mới tại Nghị định 133 cơ bản đã khắc phục được những vướng mắc thực tế từ những mùa giải trước, khi công tác xét tặng Giải thưởng được áp dụng theo Nghị định số 90 hay chưa?

– Không có một Nghị định, văn bản pháp lý nào có thể điều chỉnh được toàn diện những vấn đề muôn hình vạn trạng từ thực tiễn, nhưng tôi cho rằng, những sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 133 đã thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của giới văn nghệ sĩ, nhà quản lý và dư luận. Dưới góc độ quản lý nhà nước thì cái gì cũng phải có đủ các yếu tố định tính và định lượng, nếu không sẽ rất khó. Phải cùng lúc trên hai thanh ray thì con tàu mới có thể đi xa và giữ thăng bằng được. Do đó, Nghị định 133 cơ bản đã đáp ứng được nhiều yếu tố, giải quyết được một số vướng mắc mà dư luận từ mùa Giải thưởng trước đã cho rằng còn cứng nhắc và thiếu linh hoạt.

Đối với ban soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung thì những nội dung này có thể nói là “cứu cánh”, và dấu mốc 1993 đã được lựa chọn để đưa vào Nghị định sửa đổi, bổ sung như một căn cứ pháp lý rạch ròi khi xét tặng. Sau khi xin ý kiến của các bộ phận liên quan, chúng tôi cũng nhận được sự đồng tình bởi tính thuyết phục của căn cứ pháp lý này khi xét tặng các Giải thưởng.

Tuy nhiên, có những băn khoăn rằng sau Quyết định năm 1993, các kỳ thi, hội diễn có được tổ chức thường xuyên cũng như các văn nghệ sĩ có điều kiện tham gia để có các giải thưởng đáp ứng quy định tại Nghị định 133 hay không?

– Tôi xin nói rõ thêm về tiêu chuẩn xét tặng các Giải thưởng sau năm 1993. Đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh, ngoài đáp ứng tiêu chuẩn có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, có giá trị đặc biệt xuất sắc về VHNT, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật… thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn: đã được tặng giải Vàng, giải A, giải Nhất tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về VHNT cấp quốc gia do Bộ VHTTDL tổ chức hoặc Giải thưởng cao nhất của Hội VHNT chuyên ngành TƯ thuộc lĩnh vực chuyên ngành, hoặc được tặng giải cao nhất tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về VHNT quốc tế có uy tín.

Đối với việc xét Giải thưởng Nhà nước, ngoài các tiêu chuẩn chung, những tác phẩm, công trình được công bố, sử dụng sau năm 1993 phải đáp ứng các tiêu chí về Giải thưởng: Đã được tặng giải Nhất, Nhì, Ba (giải A, B, C hoặc Vàng, Bạc, Đồng) tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về VHNT cấp quốc gia do Bộ VHTTDL tổ chức; hoặc được tặng Giải Nhất, Nhì, Ba (giải A, B, C hoặc Vàng, Bạc, Đồng) của Hội VHNT chuyên ngành Trung ương thuộc lĩnh vực chuyên ngành hoặc được tặng giải thưởng chính tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về VHNT quốc tế có uy tín.

Tuy nhiên, nếu để đặt câu hỏi liệu sau năm 1993, các kỳ thi, hội diễn có được tổ chức thường xuyên, cũng như các nghệ sĩ có điều kiện tham gia để đủ giải thưởng hay không, tôi vẫn khẳng định lại quan điểm rằng mọi văn bản quy phạm pháp luật đều tiếp cận đến sự công bằng tương đối chứ khó có thể toàn diện. Tôn trọng, tạo điều kiện tối đa nhằm bảo vệ quyền lợi và tôn vinh tài năng, cống hiến của các văn nghệ sĩ nhưng vẫn cần có những quy định pháp lý đủ định tính, định lượng khi thực hiện công tác xét tặng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Nguồn: Báo Điện tử Văn hóa)

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Trung ương 8

Thưa các đồng chí Trung ương,

Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,

Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đồng chí Uỷ viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã nghiêm túc nghiên cứu và chuẩn bị, sôi nổi thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các báo cáo, đề án. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua các nghị quyết, kết luận và quy định của Trung ương. Để kết thúc Hội nghị, tôi xin thay mặt Bộ Chính trị phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả chủ yếu của Hội nghị.

1. Về kinh tế – xã hội

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cho rằng, trong 9 tháng đầu năm 2018, nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Dự báo, đến cuối năm 2018, có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 6,6 – 6,8%, quy mô GDP khoảng 240,5 tỉ đô la Mỹ. Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức dưới 4%. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước được tăng cường; bội chi ngân sách ở mức 3,67% GDP; nợ công có xu hướng giảm và ngày càng thấp xa hơn mức trần do Quốc hội quy định. Thị trường tiền tệ ổn định; cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục được cải thiện. Xuất khẩu ước đạt 238 tỉ đô la, tăng 11,2% so với năm 2017; xuất siêu hơn 3 tỉ đô la Mỹ.

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, đã có gần 40% số xã của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Các chính sách, chế độ đối với người có công, các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống còn 5,2 – 5,7%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được đẩy mạnh, năng suất lao động được cải thiện; tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Sự nghiệp y tế, thể dục, thể thao, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng con người; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển khoa học và công nghệ, phong trào khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả cụ thể rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, đánh giá cao. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Trung ương khẳng định, những kết quả, thành tích đạt được trong năm 2018 đã góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong nửa đầu nhiệm kỳ khoá XII, tạo đà và động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và 5 năm 2016 – 2020.

Tuy nhiên, Trung ương cũng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, kinh tế – xã hội của đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, còn tiềm ẩn một số yếu tố có thể tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an ninh, trật tự xã hội. Tình hình trong nước, quốc tế còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Từ nay đến cuối năm và trong những năm tới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra cho cả năm 2018. Trong năm 2019, tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực ứng phó với những biến động bất thường của thị trường, nhất là thị trường thế giới. Duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chú trọng phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường; bảo đảm an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Để có thể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra, cần tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích và kinh nghiệm, bài học đúc rút được từ thực tế đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

2. Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao với những nhận định, đánh giá về kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 09, đồng thời nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển. Phấn đấu đến năm 2030 đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển ngày càng cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước; đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước; đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 – 70% GDP cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của người dân sống trên các đảo… Kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, nhất là chất thải nhựa đại dương. Ở các tỉnh, thành phố ven biển, chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển có hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường và được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Chú ý kết hợp chặt chẽ giữa phát triển bền vững kinh tế biển với xây dựng xã hội gắn kết hài hoà với biển; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng phù hợp với quy luật tự nhiên; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển. Bảo đảm cân bằng sinh thái và hài hoà các mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, liên kết và hỗ trợ giữa các vùng nội địa đất liền, vùng ven biển và hải đảo, đại dương. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế. Trong bối cảnh cả thế giới đang thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần quan tâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam. Cơ cấu lại, phát triển đồng bộ và bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, các vùng biển, ven biển và hải đảo theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Chú trọng phát triển các trung tâm kinh tế ven biển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; phát huy lợi thế về điều kiện địa chiến lược, kinh tế, chính trị và tự nhiên. Khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên biển, làm động lực cho phát triển kinh tế đất nước. Chủ động thích ứng với biến đổi khu vực và toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch cụ thể, sát hợp với thực tế. Hết sức coi trọng công tác điều tra cơ bản, thực hiện phương châm nắm chắc, quản chặt, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhà nước và xã hội, trong nước và nước ngoài để thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược về phát triển bền vững kinh tế biển. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học – công nghệ, lấy khoa học – công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực chất lượng cao làm khâu đột phá để phát triển kinh tế biển. Đồng thời khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư có công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, cần hết sức chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân. Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sát hợp với thực tế để thực hiện có hiệu quả. Chú trọng các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch biển, đảo; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác; nuôi trồng, khai thác thủy hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá; phát triển công nghiệp đóng tàu; phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới. Tập trung đầu tư có hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối vùng đồng bộ làm nền tảng đột phá để phát triển vùng biển, ven biển trở thành điểm đến của thế giới đồng thời là cửa ngõ vươn ra thế giới.

3. Về công tác xây dựng Đảng

Tại Hội nghị lần này, sau khi xem xét các Tờ trình của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định một số vấn đề quan trọng sau đây:

Một là, thống nhất cao việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trung ương cho rằng, trong những năm qua, nhờ có những chủ trương, quy định đúng đắn, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương cho nên ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên, từ đó có những hành động thiết thực trong công tác và cuộc sống, tạo được sự chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ. Việc thực hiện các chủ trương, quy định về nêu gương của Đảng đã góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều đồng chí đã có ý thức rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, hết lòng, hết sức tận tuỵ với công việc, được quần chúng yêu mến, tín nhiệm.

Tuy nhiên, những kết quả thu được còn hạn chế, chưa đạt được yêu cầu đề ra. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sức lan toả lớn. Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa thật sự gương mẫu trong việc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống…, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Ban Chấp hành Trung ương cơ bản thống nhất với các nội dung trong dự thảo Quy định, cho rằng dự thảo đã được chuẩn bị công phu, vừa có tính khái quát, vừa cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi; giao cho Bộ Chính trị tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp bằng văn bản của Trung ương để hoàn thiện và sớm ban hành Quy định. Trung ương nhấn mạnh, nếu gần 200 Uỷ viên Trung ương khoá XII, từng đồng chí thật sự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu thực hiện thì sẽ có sức lan toả rất lớn, sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Bác Hồ đã dạy: “Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Tuy nhiên, cách viết phải rất trong sáng, chặt chẽ, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, không để cho các thế lực xấu, thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động chống phá chúng ta.

Hai là, thống nhất quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng gồm: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế – Xã hội; Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Khi xem xét, quyết định thành lập các Tiểu ban, Trung ương đã thảo luận và thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị, đồng thời yêu cầu các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động. Đặc biệt là Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế – Xã hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, tham mưu của Đảng và Nhà nước, chắt lọc, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây và căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước để đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương, với Đại hội XIII của Đảng những chủ trương, chính sách tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và đồng bộ hơn, tạo xung lực mới cho phát triển đất nước nhanh và bền vững, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Ba là, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét và quyết định giới thiệu đồng chí Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước khoá XIV; bầu bổ sung 2 đồng chí Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII. Ban Chấp hành Trung ương cũng đã xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bằng hình thức cách chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 – 2016; kỷ luật đồng chí Trần Văn Minh, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng (Theo Quy định số 30, ngày 26.7.2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với đồng chí Nguyễn Bắc Son và đồng chí Trần Văn Minh bảo đảm đồng bộ, kịp thời, tương ứng với kỷ luật đảng). Việc xem xét, quyết định về công tác cán bộ và thi hành kỷ luật đã được tiến hành rất chặt chẽ, dân chủ, đúng quy định của Đảng với sự thống nhất rất cao của Ban Chấp hành Trung ương.

 Thưa các đồng chí,

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã thành công tốt đẹp. Trong năm 2018 và nửa đầu nhiệm kỳ khoá XII, sự nghiệp phát triển đất nước đã có những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, năm sau tốt hơn năm trước. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt nhiên không được chủ quan, thoả mãn, bởi vì trước mắt chúng ta vẫn đang có rất nhiều khó khăn, thách thức, vẫn còn nhiều việc lớn, việc khó phải làm và phải làm tốt hơn nữa mới có thể thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Tôi đề nghị từng đồng chí Trung ương, trên cương vị công tác của mình, ngay sau Hội nghị này, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các nghị quyết, kết luận, quy định của Hội nghị, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội quý IV, cả năm 2018 và các năm tiếp theo.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Chúc các đồng chí mạnh khoẻ, hoàn thành tốt trọng trách của mình trước Đảng, nhân dân và đất nước.

Xin trân trọng cảm ơn.

Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

VH- Đúng 9h ngày 7.10, tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ truy điệu và an táng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

Dự Lễ truy điệu tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh…

Cùng dự có nguyên Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các bậc lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức, đại diện các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, tôn giáo, đông đảo các tầng lớp nhân dân, cùng gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh linh cữu lần cuối, vĩnh biệt nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Cộng hòa DCND Lào Thongloun Sisoulith và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cộng hòa DCND Lào đã dự Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM,  Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương khu vực phía Nam; các tầng lớp nhân dân TP.HCM đã dự Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Trong Tuyên bố Lễ truy điệu, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cho biết:  “Để tỏ lòng tưởng nhớ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, trong những ngày qua, đã có 1.658 đoàn với số lượng khoảng 60.000 người đại diện các cơ quan đoàn thể địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế đã đến viếng đồng chí Đỗ Mười tại Hà Nội, TPHCM và quê nhà. Trong đó có 100 đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế. Một số đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước do điều kiện không đến được đã gửi vòng hoa viếng, chia buồn cùng gia đình”.

Trong niềm xúc động và tiếc thương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc điếu văn tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về nơi an nghỉ cuối cùng:

“Thưa đồng bào, đồng chí và các bạn.

Thưa gia quyến đồng chí nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Hôm nay, trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CNXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN , Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cùng đồng bào, đồng chí, bạn bè và gia đình tổ chức lễ truy điệu – nhà lãnh đạo xuất sắc có uy tín của nhân dân ta, người đảng viên cộng sản kiên trung về nơi an nghỉ cuối cùng.

Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn với Đảng, Nhà nước và nhân dân, với gia quyến, để lại niềm tiếc thương với bạn bè quốc tế.

Đồng chí Đỗ Mười tên khai sinh là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2.2.1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Đồng chí sớm tham gia hoạt động cách mạng. Tháng ./1939 được kết nạp và Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1940 bị Pháp bắt và kết án 10 năm tù giam. Dù bị kẻ thù tra tấn dã man nhưng đồng chí vẫn kiên trung với cách mạng, không chịu khuất phục, cùng các chiến sĩ trong tù lên kế hoạch vượt ngục.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp, đồng chí được giao nhiều trọng trách. Đồng chí trực tiếp chỉ đạo xây dựng đường ống dẫn dầu huyết mạch, góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau hòa bình, đồng chí được Đảng và nhà nước giao phó nhiều trọng trách. Trong những năm 90, đồng chí đã đề xuất các bước chuyển, đề xướng chủ trương trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong bối cảnh đất nước bị bao vây về kinh tế, đồng chí đã có công bình thường hóa quan hệ của Việt Nam và các nước. Đồng chí chí triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng.

Từ tháng 6.1991-12.1997, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nêu cao tinh thần kiên định, lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân, toàn dân vượt qua nhiều thách thức, xây dựng và bảo vệ đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng mà nhân dân giao phó.

Trên 80 năm hoạt động và phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp, đồng chí Đỗ Mười đã có những đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí suốt đời tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Là cán bộ lão thành cách mạng, được tôi luyện, trưởng thành qua các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng chí Đỗ Mười luôn giữ vững ý chí của người chiến sĩ cách mạng, trau dồi đạo đức cách mạng, tìm tòi sáng tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, hành động quyết liệt trong mọi công việc.

Dù ở cương vị nào, đồng chí cũng mang hết nhiệt huyết đóng góp vào các vấn đề lớn của đất nước. Đồng chí kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng, tham nhũng. Đồng chí thể hiện rõ cần kiệm liêm chính chí công vô tư, sống giản dị khiêm tốn, đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lên trên hết.

Cuộc đời hoạt động của đồng chí là tấm gương sáng để noi theo. Trong gia đình, đồng chí là người chồng, người cha, người ông, người cụ đức độ, giàu đức hy sinh và lòng nhân ái.

102 tuổi đời, 82 tuổi Đảng, đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Chúng ta có mặt tại đây để bày tỏ lòng tiếc thương, tiễn đưa đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng tôi sẽ ra sức phấn đấu, đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đi theo. Vĩnh biệt đồng chí, chúng tôi quyết tâm đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đi theo con đường cách mạng vẻ vang mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn, kiên định Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.

Trong giờ phút tiếc thương và xúc động này, chúng ta trân trọng gửi đến gia quyến đồng chí Đỗ Mười lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát không gì bù đắp được.

Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Đỗ Mười kính mến của chúng ta”.

Con trai nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười – ông Nguyễn Duy Trung thay mặt gia đình bày tỏ lòng cảm ơn tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những người bạn quốc tế đã dành tình cảm, tới chia buồn cùng gia đình…

Tiếp đó, gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đi một vòng quanh linh cữu để tiễn biệt đồng chí lần cuối.

Lễ an táng diễn ra chiều cùng ngày tại quê nhà ở thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

(Nguồn: Báo Điện tử Văn hóa)

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

VH- Tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vừa diễn ra triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Trưng bày 120 hiện vật gồm các tư liệu văn bản, bản đồ và tư liệu hình ảnh đã được các tập thể, cá nhân thu thập trong nước và trên thế giới khẳng định về tính pháp lý không thể tranh cãi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, triển lãm đã mang đến cho người xem những hình ảnh văn bản bằng chữ Nôm, chữ Hán, Hán Nôm có niên đại từ thế kỷ thứ XVI – XX khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Các tư liệu hình ảnh bản đồ gồm các nhóm tư liệu bản đồ do người Việt vẽ từ thế kỷ XVII – XX; Bản đồ Trung Quốc do các nước phương Tây và Trung Quốc xuất bản có niên đại từ thế kỷ XVI – XX đã ghi rõ: Lãnh thổ của Trung Quốc về phía cực Nam là ở đảo Hải Nam; nhóm tư liệu bản đồ Việt Nam do các nước phương Tây vẽ xuất bản từ thế kỷ XVI – XX đều khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là của Việt Nam; Bản An Nam Đại Quốc họa đồ do linh mục Tabe vẽ năm 1838, đây là bản đồ Việt Nam gần như hoàn chỉnh như bây giờ… Đặc biệt, tại triển lãm lần này tỉnh Quảng Trị đã lần đầu tiên triển lãm số thông qua đĩa CD, trong đó thuyết minh toàn bộ về tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa chiếu trên máy tính, tivi để mọi người có thể tiếp cận một cách sinh động bằng mắt, tai

(Nguồn: KIÊN ĐỒNG – Báo Điện tử Văn hóa)

Chỉ đạo nghệ thuật sân khấu: Không khéo sẽ…“gieo vừng ra ngô”

VH- “Vai trò chỉ đạo nghệ thuật ở các Nhà hát Hà Nội hiện nay” vừa được đưa ra “mổ xẻ” nhằm làm rõ trách nhiệm của người chỉ đạo nghệ thuật ở các nhà hát Thủ đô hiện nay đang ở đâu khi nó ngày càng đánh mất vị trí trong công chúng.

Bàn về vai trò của người chỉ đạo nghệ thuật, lại một lần nữa những người đang ở vai trò này tại các nhà hát ở Thủ đô đều vắng bóng tại hội thảo…

Khi chỉ đạo nghệ thuật có cũng như không?

Đây không phải là lần đầu lãnh đạo nhà hát và chỉ đạo nghệ thuật “quay lưng” lại với hội nghề nghiệp. Có lẽ vì vậy mà NSND Thanh Trầm, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội phải khẳng định, “dù sao với trách nhiệm là một Hội nghề nghiệp là tạo dựng mọi giá trị của những người hoạt động sân khấu nên chúng tôi tổ chức hội thảo vì thấy nó rất cần thiết…”.

Để một nhà hát tồn tại và có nhiều vở diễn hay thì vai trò chỉ đạo nghệ thuật rất quan trọng và cần thiết. Người chỉ đạo nghệ thuật trước hết phải là người giỏi về trình độ, đặc biệt là trình độ nghệ thuật, tạo phong cách của một nhà hát và phải có nghề, hiểu nghề, có mối quan hệ sâu sắc với những người như tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ để nhà hát phong phú về vở diễn và rất Hà Nội. Hiện nay bộ máy nhân sự của các nhà hát vẫn diễn ra tình trạng, cứ là giám đốc, hay đoàn trưởng là chỉ đạo nghệ thuật. Tại các nhà hát, người lãnh đạo đơn vị, có khi chuyên môn khác vẫn kiêm luôn vai trò chỉ đạo nghệ thuật.

NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cho biết, sân khấu của chúng ta hiện đang có một vấn đề lớn là các nhà hát đang rất thiếu phong cách riêng, chính xác là thiếu cán bộ chỉ đạo nghệ thuật thực sự. Người chỉ đạo nghệ thuật thông thường là giám đốc các nhà hát. Về mặt chuyên môn, điều đó không đúng. Vậy nên sân khấu đang bị tình trạng “xem một đoàn biết được nhiều đoàn”. Các nhà hát chưa xác định được đâu là thế mạnh riêng của từng đơn vị nên chỉ chạy theo cái mà nơi khác đã thành công. Chủ trương đó không sai, nhất là trong tình trạng các nhà hát đang phải dùng hài kịch để lấy ngắn nuôi dài. Nhưng chỉ chạy theo thị hiếu, hoặc lấy những cách chọc cười tức thời ấy làm mục tiêu thì không đúng.

PGS.TS Trần Trí Trắc thì nhận định, chỉ đạo nghệ thuật của các nhà hát ở Hà Nội là “con đẻ” của cơ chế bao cấp và là cán bộ “3 trong 1”, vừa là nghệ sĩ, chiến sĩ vừa là cán bộ quản lý. Tác giả Lê Quý Hiền cho rằng, tình trạng thiếu người chỉ đạo nghệ thuật đích thực không chỉ là hiện tượng của riêng sân khấu Thủ đô Hà Nội. Bởi lẽ, các phần giới thiệu vở diễn, bên cạnh những thành phần sáng tạo còn có thêm dòng “chỉ đạo nghệ thuật”. Họ thường là giám đốc nhà hát, có khi còn là giám đốc Sở, thậm chí có giám đốc nhà hát vốn là phụ trách tài chính mới được bổ nhiệm cũng là “chỉ đạo nghệ thuật”. Người chỉ đạo nghệ thuật như thế khó có thể đảm bảo vai trò của họ trong thực tế.

 Người chỉ đạo nghệ thuật thông thường là giám đốc các nhà hát. Về mặt chuyên môn, điều đó không đúng. Vậy nên sân khấu đang bị tình trạng “xem một đoàn biết được nhiều đoàn” (NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội).

Chỉ đạo nghệ thuật bế tắc…

Ai cũng nhận thấy, mỗi nhà hát rất cần một phong cách riêng và để có một phong cách riêng, cần có một kịch mục tạo nên diện mạo nhà hát thì vai trò của chỉ đạo nghệ thuật rất quan trọng. Tác giả Lê Quý Hiền đưa ra thực tế, hiện nay rất ít đơn vị nghệ thuật sân khấu phía Bắc tạo được một dàn kịch mục phong phú, hấp dẫn mà chỉ là một kịch mục mang tính “ăn đong”. “Một “sân khấu quyền lực” khi mà đạo diễn trẻ không có chức quyền, ít khi được giao dàn dựng và lãnh đạo đoàn luôn là đạo diễn, đến khi hết quyền thì vai trò đạo diễn cũng hết luôn”, Lê Quý Hiền nhấn mạnh.

Việc lựa chọn kịch bản dựng vở nhiều khi dựa theo sự thân quen và đạo diễn nhận kịch bản như hình thức khoán trắng. Vở diễn như một công trình và kịch bản như bản thiết kế đã được duyệt. Phòng nghệ thuật của nhà hát như bộ phận giám sát công trình nhưng khi vở ra mắt lại khác xa kịch bản được duyệt. Khi kết cấu bị thay đổi như thế, kịch bản thiếu tính thống nhất. Đạo diễn tham gia vào kịch bản như thầy cầm tay trò viết, cuối cùng chữ chả phải của thầy mà cũng chả phải của trò. Hàng loạt những vấn đề bất cập đặt ra tạo cho vị trí chỉ đạo nghệ thuật ở các nhà hát không riêng của Thủ đô mà của cả nước, đặc biệt là khu vực đoàn công lập trở nên mờ nhạt, bế tắc.

Có rất nhiều những gợi mở để tạo dấu ấn cho vai trò chỉ đạo nghệ thuật ở các nhà hát được dẫn ra tại cuộc hội thảo lần này: Xây dựng quy chế, quy trình lựa chọn kịch bản và ê kíp sáng tạo, quy định rõ trách nhiệm của từng thành phần, trách nhiệm cá nhân giám đốc, chỉ đạo nghệ thuật của nhà hát đối với chất lượng tác phẩm; Hội đồng nghệ thuật duyệt vở cũng cần thay đổi cách đánh giá bởi không phải tác phẩm nào hội đồng thấy tốt là bán được vé, là hấp dẫn khán giả; Cần có các biện pháp quảng bá tác phẩm đến công chúng; Việc lựa chọn kịch bản và dàn dựng tác phẩm hiện nay khó có thể phó mặc cho các “chỉ đạo nghệ thuật” nếu không có thể sân khấu đặc biệt là sân khấu truyền thống sẽ rơi vào tình trạng “gieo vừng ra ngô”…

Và nói gì thì nói, sân khấu đang rất cần những chỉ đạo nghệ thuật thực sự có tài năng và tâm huyết, dám làm, dám chịu và phải thực sự nhạy bén dàn dựng ra những tác phẩm nghệ thuật không những có chất lượng mà còn phải thật sự hấp dẫn, đáp ứng được thị hiếu công chúng hôm nay. 

 (Nguồn: Trần Trung – Báo Điện tử Văn hóa)

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện làm Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

VH- Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” lần thứ 9 (Hội đồng). Theo quyết định Hội đồng gồm 21 thành viên do TS Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ VHTTDL làm Chủ tịch Hội đồng.

Hội đồng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức xét, lựa chọn những cá nhân có đủ tiêu chuẩn, trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” lần thứ 9. Hội đồng hoạt động theo các nguyên tắc: Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 75% tổng số thành viên của Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Các cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu phải được ít nhất 90% số phiếu đồng ý của tổng số các thành viên Hội đồng.

Căn cứ kết luận, kiến nghị của các Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và tiêu chuẩn đối với từng danh hiệu, Hội đồng tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín đối với từng nghệ sĩ được đề nghị, lập Danh sách các nghệ sĩ được đề nghị tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” theo từng lĩnh vực và thông báo công khai Danh sách này trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ khi có kết quả xét tặng danh hiệu của Hội đồng theo quy định của pháp luật.

Sau khi tổng hợp kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” và tham khảo, tiếp thu ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu có), Hội đồng gửi hồ sơ đến Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, trình Chủ tịch nước….

T.SƯƠNG – Báo Điện tử Văn hóa

Rồng Phượng “khoe sắc” trên sân khấu chèo

Không chỉ là câu chuyện về tình yêu đôi lứa, vở chèo Rồng phượng còn là câu chuyện về làng nghề, về lòng vị tha.

Kỳ công khi dựng chèo

Từng là tác phẩm gây tiếng vang với phiên bản cải lương của Nhà hát Trần Hữu Trang vào năm 2005, tác phẩm văn học Rồng phượng của nhà viết kịch Lê Duy Hạnh tiếp tục được Nhà hát Chèo Việt Nam dàn dựng phiên bản chèo dưới sự chuyển thể của tác giả Trần Đình Văn. Rồng phượng là câu chuyện kể về mối thù truyền kiếp của ba thế hệ hai làng nghề thêu truyền thống. Chỉ vì hai chiếc áo thêu rồng, thêu phượng đã tạo nên mối thù truyền kiếp của làng nghề phía Đông và phía Tây. Số phận nghiệt ngã khiến Nam và Phượng ở làng Đông và làng Tây yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Bi kịch tiếp tục xảy đến khi đến đời con cái họ lại gặp gỡ và yêu thương.

NSƯT Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam kiêm đạo diễn của vở tâm sự, chị rất thích tứ rồng phượng nên ngay khi đọc tác phẩm, trong đầu chị đã hình dung thấy nhiều khoảng để đưa vào không gian chèo. Bản thân chị khi tiếp xúc với kịch bản này cũng chưa biết tác phẩm từng được dựng thành cải lương. Tuy nhiên, khi biết đến, chị cũng không xem bản cải lương vì không muốn bị ảnh hưởng.

Từ chối chia sẻ về kinh phí dàn dựng nhưng theo nghệ sĩ Thanh Ngoan, Rồng phượng khá tốn kém bởi sự đầu tư hoành tráng về bối cảnh, trang phục cũng như có hơn 40 diễn viên tham gia. Sự hoành tráng đó một phần vì muốn thay đổi suy nghĩ của khán giả khi nghĩ về chèo, cũng như muốn kéo khán giả đến rạp. Không chỉ có tính giáo dục về làng nghề, vở còn có nhiều ý nghĩa về tình yêu đôi lứa và gia đình. Tuyến truyện có chuyện xưa và chuyện nay trong tình yêu của ba thế hệ nên có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khán giả.

Là vở chèo đề tài hiện đại, sân khấu và trang phục của vở diễn cũng được tính toán để mang tới không gian mở. Sân khấu không được trang trí theo phong cách tả thực mà được thiết kế mang tính ước lệ, gợi mở. Bục bệ được sử dụng linh hoạt, khi mở sẽ tạo thành không gian của hai làng, nhưng khi đóng lại thành nội cảnh gia đình. Đặc biệt, lấy bối cảnh làng nghề thêu nên những tấm lụa được tận dụng triệt để. Không chỉ trang trí không gian diễn, toàn bộ phục trang áo dài của diễn viên được thiết kế bằng lụa tơ tằm cao cấp. Bức tranh rồng phượng cũng được thiết kế kỳ công, sắp xếp để đạt hiệu quả cao nhất. Trong những cảnh xung đột nội bộ, tranh rồng phượng luôn được tách ra. Nhưng khi hai làng hòa hợp, bức tranh được đóng lại thành một bức vẽ hoàn chỉnh.

Để làm được điều ấy, nghệ sĩ Thanh Ngoan đã phải đi nhiều làng nghề để học hỏi kinh nghiệm, quan sát rồi từ đó, nảy ra những ý tưởng thiết kế cho vở diễn. Chị cho biết, đề tài hiện đại luôn là một thách thức với chèo. “Phải làm sao khi đưa chèo vào mà ăn nhập với không gian, âm nhạc là một khó khăn. Tôi đã sắp xếp tuyến truyện theo suy nghĩ của mình để mạch lạc và dễ hiểu hơn. Lấy bối cảnh làng nghề nhưng tôi muốn nói đến văn hóa Việt. Ở đâu đó vẫn có những người luôn ganh ghét đố kỵ, ai cũng cho mình là cao. Nếu không nhường nhịn, không hòa hợp với nhau sẽ không bao giờ hoàn thiện, giống như rồng phượng phải là một bức tranh hoàn chỉnh”, NSƯT Thanh Ngoan tâm sự.

Hướng tới người trẻ

Thuộc đề tài hiện đại nên Rồng phượng không chỉ gây khó ở phần làm sao ăn nhập cảnh trí, âm nhạc. Việc đào tạo diễn viên thể hiện tốt tâm lý nhân vật cũng là điều đạo diễn Thanh Ngoan “đau đầu”. Nữ nghệ sĩ cho hay, đề tài hiện đại đòi hỏi khả năng diễn xuất tâm lý của nhân vật rất cao bởi nếu không diễn thật, diễn không sâu thì khán giả sẽ không tin. Đây là thách thức không nhỏ vì diễn viên phải diễn hài hòa, vừa hát chèo nhưng vẫn phải thoại, mà phải thoại thế nào để không quá kịch. Điều này đòi hỏi diễn viên phải có nghề, có kinh nghiệm mới có thể làm thực sự tốt.

Dù vậy, trong Rồng phượng, diễn viên chủ yếu là người trẻ trong Đoàn Nghệ thuật I của Nhà hát. Nghệ sĩ Thanh Ngoan thừa nhận, khâu phân tích kịch bản và hướng dẫn tâm lý để diễn viên biết vận dụng tâm lý nhân vật khiến chị mất nhiều công sức nhất. Không chỉ phân tích kịch bản, chị còn phải lấy ví dụ ngoài đời thực để các diễn viên lấy cảm xúc từ đó. Bản thân các diễn viên phải tập rất nhiều, nhiều hôm phải tập luyện đến khuya.

“Nếu chọn thì tôi có thể chọn người giỏi phù hợp và đỡ mất công sức, nhưng sẽ không đào tạo được diễn viên. Phải cho người trẻ cơ hội và phải vất vả với diễn viên trẻ thì họ mới có kinh nghiệm biểu diễn, mới trưởng thành. Với một nhà hát, công việc đào tạo không thể dừng lại. Các diễn viên trẻ cần được rèn giũa nhiều hơn và qua thời gian, họ sẽ hoàn thiện hơn về tâm lý, kỹ năng diễn xuất”, nữ nghệ sĩ cho hay.

Đảm nhận vai Nam trong Rồng phượng, diễn viên Tất Dũng thừa nhận, đây là vai khó với anh. Việc vừa phải hát chèo, vừa diễn thoại đạt tâm lý nội tâm nhân vật nhưng lại không được quá kịch là một trở ngại lớn. “Ngoài những giờ tập trên sân khấu, về nhà tôi vẫn tập thoại. Ngồi rửa bát cũng tập thoại, tập hát mà vẫn cảm thấy chưa ổn, chưa hài lòng. Có lẽ chúng tôi cần có thời gian nhiều hơn để rèn luyện mới đạt được sự ưng ý”, diễn viên Tất Dũng cho biết.

(Nguồn: Hoàng Anh – Báo Điện tử Giao thông)