Văn Miếu – Quốc Tử Giám lung linh trước giờ khai mạc Thu Vọng Nguyệt

(Tổ Quốc) -Ngắm nhìn Văn Miếu – Quốc Tử Giám rực rỡ sắc màu trước giờ khai mạc đêm đầu tiên của Thu Vọng Nguyệt vào 17h ngày 29/9.

Đây là màn trình diễn nghệ thuật sắp đặt của các nghệ sĩ để chuẩn bị cho sự kiện văn hóa Thu Vọng Nguyệt – bản hòa tấu Trung thu đa sắc màu, đánh thức mọi giác quan người xem bằng sự giao thoa hòa quyện của các chất liệu xưa – nay, cũ – mới, truyền thống và hiện đại trong một không gian mang tính biểu tượng của Thủ đô – Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Thu Vọng Nguyệt là hoạt động tiếp theo của Quán Ăn Ngon trong nỗ lực gìn giữ, bảo tồn, quảng bá văn hoá truyền thống và bản sắc dân tộc không chỉ dựa trên nghệ thuật ẩm thực mà còn thông qua sức hấp dẫn của nghệ thuật sắp đặt, trình diễn ánh sáng và âm nhạc.

Cùng ngắm nhìn một Văn Miếu – Quốc Tử Giám lung linh trước thềm sự kiện được mong chờ này:

1_copy_xbhpvan_mieu_quoc_tu_giam_lung_linh_truoc_gio_khai_mac_thu_vong_nguyet_toquoc_vn_toicvan_mieu_quoc_tu_giam_lung_linh_truoc_gio_khai_mac_thu_vong_nguyet_toquoc_vn_7_qgsevan_mieu_quoc_tu_giam_lung_linh_truoc_gio_khai_mac_thu_vong_nguyet_toquoc_vn_6_yqqfvan_mieu_quoc_tu_giam_lung_linh_truoc_gio_khai_mac_thu_vong_nguyet_toquoc_vn_5_ayydvan_mieu_quoc_tu_giam_lung_linh_truoc_gio_khai_mac_thu_vong_nguyet_toquoc_vn_4_yihvvan_mieu_quoc_tu_giam_lung_linh_truoc_gio_khai_mac_thu_vong_nguyet_toquoc_vn_3_fdtnvan_mieu_quoc_tu_giam_lung_linh_truoc_gio_khai_mac_thu_vong_nguyet_toquoc_vn_2_wppt

(Nguồn: Báo Điện tử Tổ quốc, Bộ VHTTDL)

“Về với miền Tây” tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) – “Về với miền Tây qua nét đặc trưng văn hoá Khmer Nam Bộ” là chủ đề chương trình hoạt động tháng 10 được tổ chức tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Từ ngày 1 – 31/10/2017 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), nhiều hoạt động đặc sắc tôn vinh văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ sẽ diễn ra. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh, giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào Khmer Nam Bộ nói riêng, góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc và thu hút khách du lịch, hình thành điểm đến tại “Ngôi nhà chung”.

Hoạt động do Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam giao Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phối hợp với với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long; Ban Dân tộc thành phố Hà Nội; Nhà hát Cải Lương Việt Nam; Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội; Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Câu lạc bộ My Hà Nội và các nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tổ chức thực hiện.

Chương trình tháng 10 “Về với miền Tây qua nét đặc trưng văn hoá Khmer Nam Bộ” có nhiều hoạt động đặc sắc. Trong đó, không gian điểm nhấn văn hoá đặc trưng dân tộc Khmer Nam Bộ tại “Ngôi nhà chung” sẽ  giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng dân tộc Khmer: Trưng bày ảnh các lễ được tổ chức ở chùa Khmer tại Làng; Trình diễn dàn nhạc ngũ âm, múa Dù kê, Rôm vông; Giới thiệu ẩm thực dân tộc Khmer Nam Bộ qua các các loại bánh cổ truyền như bánh ống, bún nước lèo, bánh Tét…

Giới thiệu bộ sưu tập ảnh “Miền Tây quê tôi” và các ấn phẩm du lịch “05 địa phương, 01 điểm đến”: Giới thiệu khoảng 100 bức ảnh về vùng đồng bằng sông Cửu Long văn hóa đặc trưng các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.

Đặc biệt, hai lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer sẽ được tái hiện là lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng và Lễ dâng y Kathina.

Ngoài ra, nhiều hoạt động khác cũng được tổ chức tại Làng như chương trình “Trung Thu cho em”: Giới thiệu trình diễn và tương tác nghề thủ công truyền thống “Em tập làm nghệ nhân” như làm đèn ông sao, làm trống, làm mặt nạ, nặn tò he, viết thư pháp…; các hoạt động “Trung Thu cho em” qua các trò chơi truyền thống: Ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống…

Lễ tuyên dương học sinh giỏi là con em dân tộc thiểu số Thành phố Hà Nội năm học 2016 – 2017

Trong những ngày cuối tuần sẽ có chương trình văn nghệ “Miền Tây mến thương” của Nhà hát Cải lương Việt Nam; Chương trình ca múa nhạc “Miền Tây quê em” của sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Tái hiện Lễ cúng cơm mới (Chôm kháu mớ) của đồng bào dân tộc Thái.

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch Homestay… nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam./.

(Nguồn: Báo Điện tử Tổ quốc, Bộ VHTTDL)

Ứng xử với văn hóa nghệ thuật phải chú ý đến tính đặc thù

(Tổ Quốc) – Nhiều ý kiến thiết thực được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh – 30 năm Đổi mới” do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay, 28/9/2017.

Bà Phạm Phương Thảo – nguyên Phó Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, cảnh báo một nguy cơ lớn: “Ta đang bị xâm lăng về văn hóa”. Theo bà, “khi đi vào kinh tế thị trường, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền thông đa phương tiện, văn hóa nghệ thuật có điều kiện phát triển hơn, nhưng thách thức lớn hơn trước sự xâm nhập của văn hóa nước ngoài”. Do đó, “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo yêu cầu đã được chỉ rõ trong nghị quyết 33 – Ban chấp hành Trung ương khóa XI và cũng là nội dung cần được đặc biệt quan tâm.

Đồng quan điểm này, nhạc sĩ Trần Long Ẩn – Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh nêu rõ thực trạng về “sự hụt hẫng về đề tài là vấn đề khó khăn, thách thức hết sức cấp bách, là điều mà không chỉ các nghệ sĩ sáng tác, các cấp lãnh đạo thành phố cần quan tâm để chống lại sự lai căng về văn hóa nghệ thuật”.

Ngay trong trình bày đề dẫn, PGS.TS Trần Luân Kim – Trưởng Ban Lý luận phê bình – Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh mục đích cần thiết của Hội thảo “nhằm tổng kết 30 năm Đổi mới hoạt động văn học nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh, là cơ hội quan trọng điểm lại những đổi thay, những thành tựu to lớn đã đạt được; nhưng cũng là dịp soi rọi những thiếu sót, yếu kém, từ đó rút ra những quy luật vận hành, những bài học kinh nghiệm”. Theo ông, “văn học nghệ thuật chính là tinh túy của văn hóa”. Trên thực tế, việc vận hành theo cơ chế thị trường là quy luật và thực tế khách quan, nhưng “khi đưa mọi thứ vào thị trường” thì các cấp quản lý cần quan tâm đầy đủ hơn nữa đến chiến lược phát triển, vì ứng xử “với văn hóa nghệ thuật phải chú ý đến tính đặc thù”.

Bà Thân Thị Thư – Ủy viên Ban thường vụ thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy TP. Hồ Chí Minh, đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta vẫn chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao, những tác phẩm giá trị về tư tưởng, nghệ thuật? Tại sao còn thiếu những khuôn mặt trẻ? Là dịp để mổ xẻ đời sống văn học nghệ thuật, chỉ ra những bất cập cản trở sự phát triển Văn học nghệ thuật của thành phố, đề ra những giải pháp căn cơ, trước mắt và lâu dài nhằm đề xuất cho lãnh đạo thành phố cải tiến, thay đổi về cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển”. Theo bà, các cấp quản lý cần tới lắng nghe.

Đạo diễn, NSUT, nhà giáo Trần Minh Ngọc đánh giá về “những cái được” hoạt động Sân khấu và khán giả Tp. Hồ Chí Minh với 30 năm tương tác và đổi mới với quá trình 20 năm tồn tại (1986-2006) đã rút ra những kinh nghiệm có ích cho người làm sân khấu để thực hiện “xã hội hóa” với những cố gắng, thành công nhất định nhưng đã và đang bộc lộ những lo ngại khi “sân khấu rơi vào suy thoái – khi khán giả là người tiêu thụ thì sân khấu cũng trở nên tầm thường bởi sự dễ dãi của cả người làm sân khấu lân người xem. Chất lượng nghệ thuật giảm, chất lượng giải trí tăng và sân khấu xuống cấp dần”.

Với băn khoăn chất chứa nhiều ưu tư, tham luận “Xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật tại Tp. Hồ Chí Minh – từ sức bật thành rào cản” của nhà thơ Lê Tú Lệ – Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tác dụng tích cực của những “hoạt động văn học nghệ thuật theo phương thức xã hội hóa” đứng trước muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên, từ quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển, bà cũng thẳng thắn góp ý vào Đề cương quy hoạch phát triển ngành văn hóa Thành phố đến năm 2030 do Sở Văn hóa và Thể thao soạn thảo, khi trong đó tuy “6 quan điểm phát triển đều đúng”, nhưng vẫn mang tính chất “dàn mặt trận”, “không có mũi nhọn, không có đột phá” và đó thực ra “chỉ là thụ động phát triển”.

Hội thảo thực sự nóng lên khi chủ tọa đoàn, nhạc sĩ Trần Long Ẩn đề nghị các đại biểu không đọc tham luận đã viết sẵn mà nên tóm lược ý chính và phát biểu tranh luận mở.

Họa sĩ, NGND Uyên Huy – Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh bức xúc nêu những bất cập hiện có từ lâu giữa chủ thể sáng tác (nghệ sĩ), và chủ thể quản lý (cấp lãnh đạo TP). Thực tế đó là sự nghi ngại (theo ông là vừa “nghi”, lại vừa “ngại”). Có rất nhiều rào cản cần tháo gỡ mà cụ thể ở đây là trách nhiệm của Sở Văn hóa. Rất nhiều vấn đề cần được xem lại cách ứng xử của mình với văn học nghệ thuật. Rất nhiều việc đều tồn đọng: Nhiều tác phẩm tượng đẹp từ các trại sáng tác sao không được đem trưng bày tại thành phố? Tại sao lại thất hứa với các tác giả nước ngoài khi không trưng bày tác phẩm của họ, thậm chí không in cataloge như đã hứa ban đẩu? Tại sao không cho khôi phục nguyên trạng Lăng Bà Chiểu? Vai trò của các Hội Văn học nghệ thuật đã thể hiện nhiều mặt tích cực nhưng thực tế chưa được các cấp quản lý coi trọng đúng mức.

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), Giám đốc Chi nhánh phía Nam nêu tác dụng công tác thực thi bảo vệ quyền tác giả đã và đang thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước, tạo hành lang pháp lý an toàn trong thực thi bảo hộ bản quyền tác giả; thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, thực hiện cam kết quốc tế về bản quyền; thúc đẩy sự phát triển thị trường theo hướng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng… và có điều kiện nâng cao, chăm sóc đời sống nghệ sĩ sáng tác.

Nhà văn Vũ Hạnh nêu vấn đề “văn hóa, văn nghệ trước đòi hỏi lớn của quá khứ và hiện tại trước sự bát nháo kéo dài” nhưng “không thấy những sự phản pháo quyết liệt ở trong văn học nghệ thuật”.

Nhà lý luận phê bình Lê Quang Trang nêu rõ đặc điểm “sáng tác chuyển mình”, khi “phương thức mới xuất hiện”, góp phần “hình thành và phát triển nhận thức mới về lý luận” …

PGS.TS Trần Trọng Đăng Đàn và NSND, diễn viên Trà Giang lưu ý Hội thảo về sự kiện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Đau đớn nói về thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam khi cổ phần hóa, các ý kiến đều đặt vấn đề với cung cách ứng xử và sự quan tâm của nhà nước về vấn đề văn hóa nghệ thuật. Đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng phó Giám đốc Hãng phim truyền hình TP. Hồ Chí Minh trình bày về “xu thế và những thách thức” của “phim truyện truyền hình thành phố Hồ Chí Minh”.

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm đặt vấn đề “Phê bình âm nhạc TP. Hồ Chí Minh tồn tại hay không tồn tại?”.Theo bà, nhiều bài viết phê bình toàn những lời có cánh, khen không thật lòng. Những lời phê thường bị phản pháo. Và trên thực tế ở ta vẫn chưa có một nền phê bình thực sự. Đại biểu Nguyễn Thị Cẩm Lệ đề cập “vai trò của ca khúc mang âm hưởng truyền thống trong đời sống âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh thời hội nhập”. Ông Lê Xuân Thăng, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh thành phố và Đại tá Đào Văn Sử nhìn lại hoạt động những năm qua và ca ngợi “nhiếp ảnh nghệ thuật của những người lính” – là “ điểm sáng của những năm đổi mới”…

Hội thảo thu hút trên 200 đại biểu tham dự và với gần 40 bài tham luận cùng với nhiều ý kiến phát biểu trực tiếp sôi nổi, đã tổng kết trình bày đánh giá khoa học nhiều mặt về những thành tựu đã đạt được Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã nêu rõ, đây là Hội thảo đầu tiên với nội dung hết sức cần thiết và đánh giá kết quả của Hội thảo là những đóng góp mang tính khoa học cho đường hướng phát triển văn học nghệ thuật thành phố, góp phần vào thành tựu chung cho vùng và cả nước./.

(Nguồn: Báo Điện tử Tổ quốc, Bộ VHTTDL)

Tuần lễ thời trang Việt Nam Xuân – Hè 2018 tôn vinh chất liệu Việt

Dân trí – NTK Minh Hạnh cho biết, các chất liệu đũi Nam Cao, tơ tằm Nhật Minh, Hà Bảo Silk, lụa Bảo Lộc, lụa Nha Xá, vải gan Thiên Ấn – Quảng Ngãi, sợi gai An Phước sẽ được các NTK biến hóa để mang đến cho công chúng những BST tại Tuần lễ thời trang Việt Nam Xuân Hè 2018.

Những BST Xuân Hè mới nhất của 19 nhà thiết kế Việt Nam và Italia được giới thiệu trong 4 đêm (3 đêm Ready to Wear và 1 đêm Haute Couture) vào lúc 19h30 tại Đài Truyền hình Việt Nam. Tuần lễ thời trang diễn ra từ ngày 29 đến ngày 2/10 tại Hà Nội.

Đạo diễn Quang Tú đảm nhiệm vai trò Tổng Đạo diễn của Tuần lễ Thời trang Việt Nam Xuân – Hè 2018. Trang điểm và làm tóc cho các người mẫu: Trà Thu Lê.

Xuân Hè 2018 là mùa của chất liệu Việt Nam. Hầu hết những BST được giới thiệu trong Vietnam Fashion Week Spring Summer được các NTK lựa chọn từ những chất liệu truyền thống và có nguồn gốc tự nhiên.

Với xu thế tiêu dùng toàn cầu, những chất liệu tự nhiên đang lên ngôi vì tính thích nghi cao và trong sạch môi trường.

Để phát triển chất liệu quý từ những loại cây dệt vải đã có từ nhiều năm nay ở Việt Nam và mong muốn mở rộng những làng nghề dệt vải tại Việt Nam, các NTK đã nỗ lực khám phá và kết hợp với những nghệ nhân, nhà sản xuất để tạo ra những chất liệu tự nhiên phù hợp với yêu cầu của thị trường thời trang. Đó là đũi Nam Cao, tơ tằm Nhật Minh, Hà Bảo Silk, Lụa Bảo Lộc, Lụa Nha Xá, vải gan Thiên Ấn – Quảng Ngãi, sợi gai An Phước.

Sự tập hợp của những chất liệu thiên nhiên của Việt Nam tại Tuần lễ thời trang Xuân Hè 2018 là một xu thế mới cho người tiêu dùng và những khuynh hướng thời trang nổi trội. Từ đây, sẽ là nguyên nhân để chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ hơn, tạo ra những chất liệu quý giá cho thời trang cao cấp.

Ngày 29/9 sẽ là đêm trình diễn Ready to wear của các NTK: Tea Gelashvili: NTK được đào tạo tại trường thiết kế thời trang nổi tiếng Domus Academy, Milan (nước Ý). Với những kiến thức đa chiều, Tea Gelashvili thể hiện một nước Ý bằng cái nhìn của một thanh niên thời hiện đại. Vẻ đẹp Ý tiềm ẩn trong những chi tiết đắt giá.
Ngày 29/9 sẽ là đêm trình diễn Ready to wear của các NTK: Tea Gelashvili: NTK được đào tạo tại trường thiết kế thời trang nổi tiếng Domus Academy, Milan (nước Ý). Với những kiến thức đa chiều, Tea Gelashvili thể hiện một nước Ý bằng cái nhìn của một thanh niên thời hiện đại. Vẻ đẹp Ý tiềm ẩn trong những chi tiết đắt giá
Ngọc Hân: Trở về với sự nữ tính sau những BST phá cách là một cái nhìn về cuộc sống đơn giản hơn, gần gũi hơn và Ngọc Hân đang mong muốn được trở về với tuổi thơ bằng những BST dành cho trẻ em.
Ngọc Hân: Trở về với sự nữ tính sau những BST phá cách là một cái nhìn về cuộc sống đơn giản hơn, gần gũi hơn và Ngọc Hân đang mong muốn được trở về với tuổi thơ bằng những BST dành cho trẻ em
Phương Thanh: Sử dụng chất liệu của tơ tằm Hà Bảo và Nhật Minh, Bảo Lộc. Với ký ức về một thành phố mơ mộng và nhiều hoa. Phương Thanh diễn đạt mùa xuân bằng những đóa hoa cúc Magarite - một loại hoa mong manh mà rực rỡ.
Phương Thanh: Sử dụng chất liệu của tơ tằm Hà Bảo và Nhật Minh, Bảo Lộc. Với ký ức về một thành phố mơ mộng và nhiều hoa. Phương Thanh diễn đạt mùa xuân bằng những đóa hoa cúc Magarite – một loại hoa mong manh mà rực rỡ
Duy Nguyễn: Sở trường là những bộ veston lịch lãm, Duy Nguyễn chọn đũi Nam Cao làm chất liệu chính. Hình ảnh của những chàng trai trong bộ veston đũi của những năm 1930 đã thôi thúc cho Duy Nguyễn tạo dựng hình ảnh những chàng trai thanh lịch của Hà thành trên chất liệu đũi truyền thống Việt Nam.
Duy Nguyễn: Sở trường là những bộ veston lịch lãm, Duy Nguyễn chọn đũi Nam Cao làm chất liệu chính. Hình ảnh của những chàng trai trong bộ veston đũi của những năm 1930 đã thôi thúc cho Duy Nguyễn tạo dựng hình ảnh những chàng trai thanh lịch của Hà thành trên chất liệu đũi truyền thống Việt Nam
Trần Thanh Mẫn: The Muse. BST lấy cảm hứng từ hình ảnh những cô gái hiện đại, nóng bỏng, quyến rũ và nổi bật. Cô ấy mạnh mẽ, hào nhoáng, quyến rũ nhưng không kém phần bí ẩn và khác biệt.Những chi tiết, hoa văn nổi được thêu đính một cách cầu kỳ trên từng lớp vải với những hạt đá sáng, ngọc trai đã tạo ra dải ánh sáng lấp lánh. BST sử dụng sắc thái trung tính trắng và đen, những mảng họa tiết thêu nổi.
Trần Thanh Mẫn: The Muse. BST lấy cảm hứng từ hình ảnh những cô gái hiện đại, nóng bỏng, quyến rũ và nổi bật. Cô ấy mạnh mẽ, hào nhoáng, quyến rũ nhưng không kém phần bí ẩn và khác biệt.Những chi tiết, hoa văn nổi được thêu đính một cách cầu kỳ trên từng lớp vải với những hạt đá sáng, ngọc trai đã tạo ra dải ánh sáng lấp lánh. BST sử dụng sắc thái trung tính trắng và đen, những mảng họa tiết thêu nổi
NTK Hùng Việt mong muốn thể hiện những cảm nhận của mình qua các chuyến đi bằng vẻ tinh tế và tính thực tiễn của thời đại. Anh xây dựng vẻ đẹp của người phụ nữ thời đại bằng sự phá cách nằm trong khuôn khổ, bằng sự đối lập có tính toán về màu sắc và bố cục. Vẻ đẹp thanh lịch nữ tính dẫn dắt người xem khám phá ra những chân trời mới.
NTK Hùng Việt mong muốn thể hiện những cảm nhận của mình qua các chuyến đi bằng vẻ tinh tế và tính thực tiễn của thời đại. Anh xây dựng vẻ đẹp của người phụ nữ thời đại bằng sự phá cách nằm trong khuôn khổ, bằng sự đối lập có tính toán về màu sắc và bố cục. Vẻ đẹp thanh lịch nữ tính dẫn dắt người xem khám phá ra những chân trời mới
Ngày 30/09 sẽ trình diễn BST Ready to wear như: Cao Minh Tiến lấy cảm hứng từ những đường nét của trang phục truyền thống của Việt Nam, được kết hợp và làm mới bởi phong cách và xu hướng mốt. Điểm nhấn trong BST của Cao Minh Tiến là ứng dụng kỹ thuật làng nghề thêu và đính kết. Chất liệu phong phú đa dạng hướng đến nhiều hình ảnh khác nhau cho người sử dụng.
Ngày 30/09 sẽ trình diễn BST Ready to wear như: Cao Minh Tiến lấy cảm hứng từ những đường nét của trang phục truyền thống của Việt Nam, được kết hợp và làm mới bởi phong cách và xu hướng mốt. Điểm nhấn trong BST của Cao Minh Tiến là ứng dụng kỹ thuật làng nghề thêu và đính kết. Chất liệu phong phú đa dạng hướng đến nhiều hình ảnh khác nhau cho người sử dụng
Chula: Trong mùa Xuân Hè này, Chula giới thiệu BST dành cho nam giới. Một thay đổi táo bạo trong sự sáng tạo. Chula chọn phong cách tự do, phóng khoáng trên chất liệu vải linen và những họa tiết in về biển cả.
Chula: Trong mùa Xuân Hè này, Chula giới thiệu BST dành cho nam giới. Một thay đổi táo bạo trong sự sáng tạo. Chula chọn phong cách tự do, phóng khoáng trên chất liệu vải linen và những họa tiết in về biển cả
Nguyễn Thúy: Với chất liệu lụa Bảo Lộc dệt riêng cho cravat, Nguyễn Thúy đã dung hòa được vẻ đẹp mong manh của lụa và nét cứng cỏi của những họa tiết dệt 3D. Được biết chất liệu này chỉ dành riêng để xuất khẩu sang Nhật Bản. Với mong muốn đưa những chất liệu quý dành cho thị trường Việt Nam, Nguyễn Thúy đã kỳ công thuyết phục các nhà máy thử nghiệm chất liệu này cho thị trường nội địa.
Nguyễn Thúy: Với chất liệu lụa Bảo Lộc dệt riêng cho cravat, Nguyễn Thúy đã dung hòa được vẻ đẹp mong manh của lụa và nét cứng cỏi của những họa tiết dệt 3D. Được biết chất liệu này chỉ dành riêng để xuất khẩu sang Nhật Bản. Với mong muốn đưa những chất liệu quý dành cho thị trường Việt Nam, Nguyễn Thúy đã kỳ công thuyết phục các nhà máy thử nghiệm chất liệu này cho thị trường nội địa
Công Huân: Phong cách quân đội được Công Huân phá cách trở nên nữ tính và uyển chuyển bởi cách xử lý những sợi ruban buông thỏng. NTK kết hợp nhiều chất liệu và màu sắc để tạo nên một tổ hợp mang đậm dấu ấn của phong cách army.
Công Huân: Phong cách quân đội được Công Huân phá cách trở nên nữ tính và uyển chuyển bởi cách xử lý những sợi ruban buông thỏng. NTK kết hợp nhiều chất liệu và màu sắc để tạo nên một tổ hợp mang đậm dấu ấn của phong cách army
Huyền Nhung Nguyễn: BST “This is me” khơi dậy những âm thanh khác biệt của thời trang đường phố. Thanh âm vang lên một cách đẹp đẽ và thách thức khi từng cá nhân bộc lộ mạnh mẽ từng cá tính qua cách lựa chọn trang trang phục thể hiện rõ từng các tính trong thời trang. Từ đó lột tả được tư duy và chiều sâu thẩm mỹ của từng cá nhân qua cách diện trang phục.
Huyền Nhung Nguyễn: BST “This is me” khơi dậy những âm thanh khác biệt của thời trang đường phố. Thanh âm vang lên một cách đẹp đẽ và thách thức khi từng cá nhân bộc lộ mạnh mẽ từng cá tính qua cách lựa chọn trang trang phục thể hiện rõ từng các tính trong thời trang. Từ đó lột tả được tư duy và chiều sâu thẩm mỹ của từng cá nhân qua cách diện trang phục
Cao Duy: Một cái nhìn rất khác và hợp thời đại. Là những đường cắt chọn lọc trên chất liệu vải cotton sọc. Cao Duy bày tỏ quan điểm của mình về vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại một cách riêng biệt với nhiều ngẫu hứng.
Cao Duy: Một cái nhìn rất khác và hợp thời đại. Là những đường cắt chọn lọc trên chất liệu vải cotton sọc. Cao Duy bày tỏ quan điểm của mình về vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại một cách riêng biệt với nhiều ngẫu hứng
Quang Huy kể câu chuyện Tây Bắc, anh kết hợp xu hướng chesmiss dress với đường nét áo dài thông qua sự chuyển tiếp của kết cấu trang phục. Nguyên liệu chủ đạo là lưới, ren kết hợp thổ cẩm. Với các thay đổi hiệu ứng từ kẻ đến ren đến hoa thêu đem lại một phong cách lãng mạn mang đậm nét truyền thống Việt mà vẫn hiện đại phù hợp xu thế. Tính ứng dụng được đưa vào những thiết kế trong BST một cách đa dạng với những lớp áo lưới trong, áo khoác, quần để có thể phối mix theo nhu cầu sử dụng mà vẫn mang lại cho người mặc một phong cách xuyên suốt: hiện đại mà rất thuần Việt.
Quang Huy kể câu chuyện Tây Bắc, anh kết hợp xu hướng chesmiss dress với đường nét áo dài thông qua sự chuyển tiếp của kết cấu trang phục. Nguyên liệu chủ đạo là lưới, ren kết hợp thổ cẩm. Với các thay đổi hiệu ứng từ kẻ đến ren đến hoa thêu đem lại một phong cách lãng mạn mang đậm nét truyền thống Việt mà vẫn hiện đại phù hợp xu thế. Tính ứng dụng được đưa vào những thiết kế trong BST một cách đa dạng với những lớp áo lưới trong, áo khoác, quần để có thể phối mix theo nhu cầu sử dụng mà vẫn mang lại cho người mặc một phong cách xuyên suốt: hiện đại mà rất thuần Việt
Ngày 1/1: Đêm diễn Ready to wear với sự xuất hiện của NTK Hà Duy: Cái nhìn về phụ nữ của một NTK trẻ chính là vẻ đẹp rực rỡ và gợi cảm luôn ẩn mình trong những thiết kế của Hà Duy. Không cần kêu gọi để mọi người ngắm nhìn mà chính sự sáng tạo của NTK đã dẫn dắt cái nhìn cuốn hút về vẻ đẹp kiêu hãnh này. Những đường cắt điêu luyện và chất liệu hợp lý đã làm nên phong cách Hà Duy.
Ngày 1/1: Đêm diễn Ready to wear với sự xuất hiện của NTK Hà Duy: Cái nhìn về phụ nữ của một NTK trẻ chính là vẻ đẹp rực rỡ và gợi cảm luôn ẩn mình trong những thiết kế của Hà Duy. Không cần kêu gọi để mọi người ngắm nhìn mà chính sự sáng tạo của NTK đã dẫn dắt cái nhìn cuốn hút về vẻ đẹp kiêu hãnh này. Những đường cắt điêu luyện và chất liệu hợp lý đã làm nên phong cách Hà Duy
Hữu La La: Những đường nét tưởng như rất đơn giản được xử lý bởi đường cắt hoàn chỉnh. Sự phối hợp trong kỹ thuật ráp vải những gam màu làm mát dịu ánh mặt trời chói chang của xuân hè. Điểm xuyết là những họa tiết thêu tay tạo nên nét thanh thoát và mạnh mẽ cho người phụ nữ.
Hữu La La: Những đường nét tưởng như rất đơn giản được xử lý bởi đường cắt hoàn chỉnh. Sự phối hợp trong kỹ thuật ráp vải những gam màu làm mát dịu ánh mặt trời chói chang của xuân hè. Điểm xuyết là những họa tiết thêu tay tạo nên nét thanh thoát và mạnh mẽ cho người phụ nữ
Thanh Thúy: vẻ thanh tao, quyến rũ đầy nữ tính là thông điệp của NTK Thanh Thúy chuyển tải trong mùa Xuân Hè này. Kết hợp nhiều chất liệu Lụa từ các vùng miền trong cả nước cùng với kỹ thuật thêu tay, BST như một bài thơ diễn đạt sự rực rỡ của ánh nắng mùa xuân.
Thanh Thúy: vẻ thanh tao, quyến rũ đầy nữ tính là thông điệp của NTK Thanh Thúy chuyển tải trong mùa Xuân Hè này. Kết hợp nhiều chất liệu Lụa từ các vùng miền trong cả nước cùng với kỹ thuật thêu tay, BST như một bài thơ diễn đạt sự rực rỡ của ánh nắng mùa xuân
NTK Minh Hạnh giới thiệu các BST trên những chất liệu truyền thống như tơ tằm Nhật Minh, và một khám phá mới về chất liệu cho ngành thời trang Việt là vải gai Thiên Ấn, Quảng Ngãi và gai An Phước, Thanh Hóa.
NTK Minh Hạnh giới thiệu các BST trên những chất liệu truyền thống như tơ tằm Nhật Minh, và một khám phá mới về chất liệu cho ngành thời trang Việt là vải gai Thiên Ấn, Quảng Ngãi và gai An Phước, Thanh Hóa

Nhi Hoàng: Trong chuyến thăm làng lụa Nha Xá, Nhi Hoàng đã được thuyết phục hoàn toàn bởi chất liệu óng ả và mềm mại này. Từ phương pháp dệt nhéo bằng tay, chất liệu lụa đã có được thêm nhiều chân dung cuốn hút. Đó chính là lý do một NTK trẻ mong muốn khám phá chất liệu truyền thống từ làng lụa này.

Hảo Nguyễn: BST Thanh Xuân như một cơn mưa rào đầu mùa hạ đầy mới mẻ với cảm hứng từ tuổi trẻ đầy cuồng nhiệt và đam mê. Luôn làm mới mình trong mỗi lần xuất hiện Hảo Nguyễn không quên giữ vững phong độ với thế mạnh là kĩ thuật cắt cúp kinh nghiệm. Với sự kết hợp giữa chất liệu Jeans và đũi Nam Cao là sự phá cách giữa chất liệu thô cứng, khoẻ khắn và chất liệu mềm mại nữ tính.

Ngày 02/10 là đêm diễn Haute Couture được mong chờ nhất với sự tham gia của các NTK: Minh Hạnh, Quang Huy, Cao Minh Tiến, Hảo Nguyễn, Hùng Việt, Chu La, Hà Duy, Hữu LaLa.

(Nguồn: Phương Nhung – Báo Điện tử Dân trí)

Cô bé hát khiến giám khảo nổi da gà đoạt giải nhất 30 triệu đồng

Dân trí – Với giọng hát đầy nội lực, cô bé từng gây ấn tượng tại chương trình “Người hùng tí hon”, Mai Anh đã chiến thắng với giải nhất 30 triệu đồng khi cùng bố thi hát tại chương trình Gia đình song ca.

Xuất hiện ở tập 13 chương trình “Gia đình song ca” phát sóng tối ngày 24/9, cô bé Mai Anh gây ấn tượng với giọng hát dầy khỏe. Đối với cô bé, dù ba Hoàng Sơn không phải ca sĩ, nhạc sĩ nhưng sẽ luôn là quân sư số một khi tham gia bất kỳ cuộc thi ca hát nào. Tuy vậy, anh Hoàng Sơn với công việc lái xe, hay xa nhà nên Mai Anh muốn qua chương trình này để hai ba con gần gũi, khắng khít hơn.

Bằng sự ăn ý của người một nhà, hai cha con Hoàng Sơn – Mai Anh khoe giọng cao vút trong bài hát “Trên công trường rộn tiếng ca” ở “ vòng lộ diện”.

Ở cuối tiết mục, anh Sơn chia sẻ anh rất run khi đứng trên sân khấu. Tuy nhiên, ca sĩ Khánh Ngọc cho rằng anh hát rất tự nhiên và hay. Đại Nghĩa thì bày tỏ sự ngưỡng mộ nét duyên dáng, hóm hỉnh của anh Hoàng Sơn. Về phần Nhật Tinh Anh, nam ca sĩ cho biết mình đã nổi da gà khi nghe hai cha con cất tiếng hát, âm thanh rất hòa quyện, vang sáng. Riêng bé Mai Anh thì đúng là thần đồng âm nhạc.

Ở “vòng chinh phục”, cha con anh Hoàng Sơn chọn thể hiện ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng”. Ca sĩ Khánh Ngọc cho biết đây là một bài hát khó với kĩ thuật cao và tiết tấu nhanh, ngay cả cô cũng không dám hát nhưng Mai Anh đã hát rất tốt, chứng tỏ có nội lực rất “thâm hậu”.

Đến “vòng tỏa sáng”, cha con anh Hoàng Sơn trình diễn ca khúc “Giấc mơ Chapi”. Cặp đôi được Khánh Ngọc và Nhật Tinh Anh đánh giá là có tiết mục dự thi tuyệt vời. Cẩm Ly thì cho biết sự đắm chìm của anh Hoàng Sơn khiến chị cảm nhận được phần hồn của bài hát. Về Mai Anh, chị nhận xét ở vòng này cô bé đã trở lại là Mai Anh mà chị biết với phát âm rõ chữ, giọng mạnh, thoát.

Với giọng hát chắc khỏe, phong độ ổn định, trải qua các vòng thi; hai cha con Hoàng Sơn- Mai Anh đã chiến thắng thuyết phục với giải nhất trị giá 30 triệu đồng. Cha con anh Thanh Liêm – Gia định về nhì với trị giá giải thưởng 15 triệu đồng.

Cậu bé mũm mĩm Gia Định và người cha đơn thân đã khiến Cẩm Ly, Đại Nghĩa phải xuýt xoa với chất giọng miền Tây dễ thương ở “vòng lộ diện”. Anh Thanh Liêm đến từ Trà Vinh, làm điện lạnh, đã chia tay vợ và nuôi con trai lớn Gia Định trong khi vợ anh nuôi đứa nhỏ. Vì mải mê với công việc, hiếm khi gần gũi với cậu con trai nên thông qua chương trình, anh Thanh Liêm muốn tình cảm cha con gần gũi, gắn bó hơn.

Anh Thanh Liêm và con trai, Gia Định.
Anh Thanh Liêm và con trai, Gia Định.

Trên sân khấu chương trình, cha con Thanh Liêm – Gia Định đã đem đến ca khúc “Điệu lâm thôn Trà Vinh” với giọng ca đậm chất miền Tây gây ấn tượng với Ban giám khảo. Ca sĩ Khánh Ngọc nhận định đây là tiết mục rất tuyệt vời, hai cha con đều hát rất hay. Nhất là giọng sáng đẹp, ánh mắt biết diễn của Gia Định khiến Khánh Ngọc muốn cho cậu bé điểm cao nhất. Đại Nghĩa thì khen anh Thanh Liêm cóchất giọng tốt, mộc mạc đúng chất người dân Trà Vinh. Mặc dù anh múa hơi chậm nhịp so với Gia Định nhưng rất dễ thương. Nhật Tinh Anh cũng đồng ý với Đại Nghĩa và cho rằng giọng anh Liêm rất trầm ấm.

Đến vòng thi thứ hai, cả hai cha con thể hiện ca khúc “Miền Tây quê tôi” khiến “chị Tư” Cẩm Ly hào hứng hát theo. Ở phần nhận xét, Khánh Ngọc và Nhật Tinh Anh liên tục xuýt xoa vì độ dễ thương của bé Gia Định. Riêng Đại Nghĩa, anh cho rằng đây là một tiết mục chan chứa tình cha con.

Ở vòng thi cuối cùng, hai cha con Thanh Liêm – Gia Định chọn thể hiện ca khúc “Sóc Xà Bay Sóc Trăng”. Khánh Ngọc cho biết qua tiết mục cô thấy được sự gắn kết của hai cha con, người cha có thể rất vụng về nhưng vẫn múa theo con. Cặp đôi ở vòng này đã hát tốt hơn rất nhiều so với vòng 2.

(Nguồn: Nguyễn Hằng – Báo Điện tử Dân trí)

Việt Nam giành 4 huy chương vàng tại Liên hoan múa quốc tế 2017

(Tổ Quốc) – Sau 7 ngày diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Ninh Bình, Liên hoan múa quốc tế 2017 đã khép lại ấn tượng bằng Lễ bế mạc và trao giải vào tối 22/9. 

Sau 7 ngày diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Ninh Bình (từ ngày 16 đến ngày 22/9) Liên hoan Múa Quốc tế 2017 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình giao Cục Nghệ thuật biểu diễn, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Ninh Bình, Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức đã kết thúc bằng Lễ bế mạc và trao giải vào tối 22/9. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình.

Liên hoan Múa Quốc tế  2017 thu hút sự tham gia của hơn 500 nghệ sĩ múa đến từ 15 quốc gia: Bangladesh, Campuchia, Colombia, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Liên bang Nga, Singapore và Việt Nam. Với tổng số 24 đoàn nghệ thuật, trong đó Philippines có 02 đoàn và nước chủ nhà Việt Nam có 09 đoàn tham gia,  biểu diễn hơn 100 tác phẩm tại Liên hoan lần này. So với Liên hoan Múa Quốc tế lần 1 – 2014 diễn ra tại Huế, với 8 đơn vị quốc tế và 16 đơn vị trong nước tham gia thì liên hoan lần này số lượng tham gia đông hơn hẳn: 15 đơn vị quốc tế và 9 đơn vị trong nước. Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công và hấp dẫn cho cuộc thi.

Liên hoan Múa Quốc tế 2017 là cơ hội để các nghệ sĩ đến từ các quốc gia khác nhau gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp. Đây cũnglà cầu nối văn hóa giúp các nước hiểu hơn về các giá trị văn hóa của nhau. Dù khác biệt về tiếng nói nhưng qua ngôn ngữ múa các đoàn nghệ thuật đã giúp khán giả Việt Nam được thưởng thức những giá trị văn hóa nghệ thuật đến từ các quốc gia ASEAN như Indonesia, Myanmar hay các quốc gia xa xôi là Ai Cập, Colombia và Cộng hòa liên bang Nga. Từ những giá trị khác biệt đó, qua sự thể hiện tinh tế, điêu luyện và nét đẹp truyền cảm chỉ có trong nghệ thuật múa đã tạo nên một khung cảnh rực rỡ sắc màu về bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia mang đến Liên hoan lần này. img_4871_ksyi

Các nghệ sĩ không chỉ mang các tác phẩm đến dự thi tại Ninh Bình mà còn sẵn sàng cống hiến, phục vụ khán giả tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Thanh Hóa. Điều này cho thấy nghệ thuật múa đã tạo cho mình những giá trị đích thực và có sức lan tỏa lớn trong công chúng yêu nghệ thuật.

Kết quả, có 10 tiết mục xuất sắc nhất được trao Huy chương Vàng, trong đó Việt Nam giành 04 Huy chương vàng cho các tiết mục:  Thơ múa “Ký ức dòng Lam” của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; múa “Mùa xuân thiêng liêng” của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam; múa “Chong Shieu” của Đoàn Nghệ thuật tỉnh Hà Giang; thơ múa “Mẹ phù sa” của Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân gian Sao Biển.

img_4784_htnqCác tiết mục còn lại đạt Huy chương Vàng là: “Hồng nhạn bay về phương Nam” của Đoàn Nghệ thuật Ca, Múa, Nhạc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc; “Zaclornaja” của Đoàn Múa Vezelitsa, Liên bang Nga; “Main Zapin” của Đoàn Múa Ask – Malaysia; “Hoang dã” của Nhà hát Nghệ thuật múa Trung Hoa Singapore; “Terriforio/Mantos” của Vũ đoàn Periferia, Colombia; “The white road” của Đoàn Nghệ thuật múa truyền thống K-Art, Hàn Quốc.img_4918_pyfuHuy chương Bạc, trong đó Việt Nam giành 10 Huy chương; 03 giải “Diễn viên xuất sắc” cho các diễn viên: Nicole Barroso với tiết mục “Don Quixote Grand Pas de Deux” của Đoàn Ba – lê Manila, Philippines;  Nguyễn Văn  Nam với tiết mục “Mùa xuân thiêng liêng” của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam; Lu Peng với tiết mục “Cánh rừng tuyết” của Đoàn Nghệ thuật Ca, Múa, Nhạc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc; 01 giải “Nhóm diễn viên trẻ nhất” thuộc về nhóm thiếu nhi của Học viện Ballet hiện đại Mariko Tosa, Nhật Bản với tiết mục “Hiroshima seven’s summer days”. Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tặng bằng khen cho 04 đơn vị quốc tế tham gia Liên hoan là Ai Cập, Bangladesh, Philippines và Myanmar./.

(Nguồn: Dạ Minh – Báo Điện tử Tổ quốc, Bộ VHTTDL)

Chuyện bi hài về phẫu thuật thẩm mỹ lên sân khấu kịch

“Tôi đẹp… Tôi có quyền”, vở hài kịch nói về những bi hài của việc phẫu thuật thẩm mỹ lần đầu lên sân khấu kịch với sự kết hợp giữa nghệ sĩ 2 miền Nam – Bắc.

“Tôi đẹp…Tôi có quyền” bắt đầu với sự xuất hiện một cỗ máy làm đẹp, con người chỉ cần bước vào cỗ máy phẫu thuật thẩm mỹ đó trong 30 phút, khi bước ra sẽ trở nên đẹp toàn mỹ. Và rồi cư dân cả thành phố vô cùng hạnh phúc sau khi có được vóc dáng đẹp như mơ ước. Tuy nhiên, trong cả thành phố đã sót lại 3 nhân vật, vì ham công việc họ đã chậm chễ, trở thành ba người đăng kí cuối cùng cho công cuộc làm đẹp. Trớ trêu thay khi họ đến, cỗ máy đó đã bị hỏng, và câu chuyện giữa những người đẹp và “ba người xấu” bắt đầu.

Khi cái đẹp na ná giống nhau, mọi việc trở nên bi hài
Khi cái đẹp na ná giống nhau, mọi việc trở nên bi hài

Khi toàn bộ xã hội trở nên đẹp đẽ, mọi người dễ dàng đạt được những điều họ muốn, như tình yêu, danh vọng, các đạo diễn, nhà tạo mẫu dễ dàng tìm được những hình mẫu và nguồn cảm hứng để sáng tạo. Nhưng rồi mọi thứ bị đảo lộn khi tất cả nhận ra rằng, những vẻ đẹp từa tựa kia không thể mang đến sự thay đổi cho thế giới. Mọi khuôn mẫu giống nhau đều không thể tạo nên những giá trị đích thực về nhân cách và đạo đức.

20170920075323-toi-dep-toi-co-quyen120170920075323-toi-dep-toi-co-quyen3Với nội dung ý tưởng độc đáo, tác giả Bùi Quốc Bảo đã xây dựng nên câu chuyện mang tính so sánh ẩn dụ một cách đầy hài hước, mô tả chân thực về một trong những ước vọng “cháy bỏng” của con người hiện đại: tất cả đều mong muốn được có được một vẻ đẹp hoàn hảo. Vì vậy, họ đổ xô đi làm đẹp để được đẹp hơn về vẻ bề ngoài. Nhưng cái kết mà tác giả mang đến đã khiến mọi người nhận ra chân giá trị của cuộc sống: cái đẹp phải được bắt nguồn từ bên trong tâm hồn của mỗi người và được nuôi dưỡng bằng một trái tim nhân hậu.

“Tôi đẹp… Tôi có quyền” là sự kết hợp thú vị giữa phong vị sân khấu phía Nam qua bàn tay dàn dựng của đạo diễn Vũ Minh – gương mặt quen thuộc trên sân khấu kịch Idecaf – TP. Hồ Chí Minh và lối diễn hấp dẫn, trẻ trung của các nghệ sỹ đoàn kịch 1 – Nhà hát Tuổi trẻ.

(Nguồn: T.Lê – Báo Điện tử Vietnamnet)

Thổ cẩm Việt – sứ giả văn hoá vươn ra thế giới

Sự kiện thời trang Việt Nam mà biểu trưng là BST bằng chất liệu thổ cẩm của NTK Minh Hạnh đã chiếm trọn vẹn tình cảm của đông đảo quan khách trong đêm 14 tháng 9 tại khán phòng của trụ sở Liên Hiệp Quốc, Geneve Thụy Sỹ.

Sự thành công này bắt nguồn từ chất liệu truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam với ý nghĩa sâu sắc từ cuộc sống trên những vùng cao. Với ngôn ngữ riêng, trang phục riêng. Họ sinh sống bằng nghề làm ruộng, tự dệt vải từ những loại cây lanh, cây bông, cây dâu và nuôi tằm. Công cụ dệt rất thô sơ, họ tự làm ra khung dệt. Nhuộm vải từ những cây, lá, củ trong rừng.

Những ý nghĩa này đã được ông GERARD Boivineau (nguyên là Phó Đại sứ Pháp tại Việt Nam, Tổng lãnh sự Pháp tại TP Hồ chí Minh ) dẫn dắt sống động, tình cảm.

Hơn 10 năm trước, Pháp đã trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ nghệ thuật và văn chương cho NTK Minh Hạnh. Việt Nam Fashion Week, Việt Nam Collection Grand Prix; là cầu nối giữa Pháp và Việt Nam… ngày càng giúp ông hiểu thêm về văn hoá Việt.

NTK Minh Hạnh chọn thổ cẩm của người H’Mông Tây Bắc đặc biệt tại vùng cao Hà Giang và chọn thổ cẩm của các dân tộc sống ở miền Trung như thổ cẩm dệt Zèng của người Tà Ôi, ALưới Huế, thổ người H’Rê tại Làng Teng, Bato, Quãng Ngãi. Với ý nghĩa của thổ cẩm, NTK Minh Hạnh diễn đạt chân dung của thời trang Việt Nam ngày hôm nay và tương lai bằng những khuynh hướng thời đại.

NTK Minh Hạnh được trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ nghệ thuật và văn chương từ hơn 10 năm trước.
NTK Minh Hạnh được trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ nghệ thuật và văn chương từ hơn 10 năm trước.

Khái niệm về vải thổ cẩm được NTK Minh Hạnh trao đổi với những người yêu thời trang như sau:

Dệt vải cũng chính là một sinh hoạt văn hóa truyền thống bám rất chắc vào cuộc sống cộng đồng, được sinh ra từ một yêu cầu cụ thể của cuộc sống. Họ biết vận dụng nhiều kỹ năng, kỹ xảo một cách thuần thục như dệt, thêu, ghép và vẽ trên vải. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm kỹ thuật riêng mà họ đã biết tận dụng những ưu điểm để bổ sung cho nhau tạo thành một giao hưởng hoàn chỉnh cho nền nghệ thuật tạo hình trên sản phẩm dệt.

Hoa văn đều hướng vào đời sống thực và hướng vào thiên nhiên. Giữa thiên nhiên và con người được nghệ thuật phản ánh là một sự hòa đồng, gắn bó không thể tách rời. Các mô típ hoa lá, động vật được trang trí trên đồ dệt đều có thực trong cuộc sống và hữu ích cho con người.

Hoa văn ngoài biểu hiện tâm tư tình cảm thì đối với các cô gái còn là tiêu chuẩn đánh giá tài năng và phẩm hạnh. Người giỏi thêu thùa được cả cộng đồng đề cao, coi trọng. Trước khi đi làm dâu, cô gái được mẹ tặng cho bộ váy áo, như của hồi môn. Khi về nhà chồng, cô gái phải chuẩn bị bộ váy áo đẹp tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Váy thêu đẹp trở thành tài sản của người phụ nữ.

Trở về già, họ còn lo thêm bộ váy, áo đẹp để mặc khi về với tổ tiên. Cứ vậy với chu kỳ đời người phụ nữ, nghệ thuật trang trí hoa văn như tín hiệu văn hóa được bảo lưu, trao truyền nhiều thế hệ, bản sắc văn hóa tộc người luôn được phát triển liên tục. Dòng đời người phụ nữ trôi qua, dòng hoa văn cứ chảy mãi theo bàn tay tài năng của họ và hoa văn được dệt trên vải là sự bảo tồn nền văn hoá của các dân tộc.

Như vậy, nghệ thuật tạo hình dân gian trên trang phục phản ánh bản chất tốt bụng, hiếu khách, trung thực, thẳng thắn, bản lĩnh, vừa mạnh mẽ, vừa giàu tình cảm; phóng khoáng, vô tư chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên trên vùng cao.

Thông qua bộ sưu tập thổ cẩm, NTK Minh Hạnh đã giới thiêu một cách sinh động nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Rất lý thú và được đánh giá cao là sắc màu thổ cẩm Việt đã trở thành thời trang hiện đại được dư luận đánh giá cao. Sau buổi biểu diễn, nhiều người muốn đặt hàng ngày, nhiều hãng thời trang tìm liên hệ kết nối.

BST thổ cẩm của NTK Minh Hạnh được trình diễn tại khán phòng của trụ sở Liên Hiệp Quốc

(Tin bài: Báo Dân trí; Ảnh: Robin)

Lễ hội văn hóa Thái Lan lần thứ 9 tại Hà Nội

(Tổ Quốc) -Trong hai ngày 30/9 đến 1/10 sẽ diễn ra Lễ hội Thái Lan lần thứ 9 tại Công viên Thống nhất Hà Nội.

Tham dự Lễ hội văn hóa Thái Lan năm nay có sự tham gia của hơn 70 nghệ sĩ và nghệ nhân đến từ Thái Lan cùng nhiều tiết mục như biểu diễn nghệ thuật Thái Lan, nghệ thuật truyền thống Thái Lan… các nhạc sĩ đến từ tỉnh Sakon Nakhon, nhóm nhảy Sbunnga đến từ Chiang Mai với màn biểu diễn mang nét truyền thống pha lẫn hiện đại, trình diễn hòa nhạc mini của những ca sĩ nổi tiếng Thái Lan (Palaphol Pholkongseng và Bell Supol), trình diễn đấm bốc Muaythai.

Lễ hội văn hóa Thái Lan lần thứ 9 tại Hà Nội còn giới thiệu nền ẩm thực phong phú của Thái qua tay nghề điêu luyện của các đầu bếp Thái. Đặc biệt còn có chương trình bốc thăm trúng thưởng với các giải thưởng hấp dẫn như; xe máy, vé khứ hồi đến Bangkok, voucher khách sạn, các thiết bị điện gia dụng…

Ban tổ chức cho biết sẽ miễn phí vé vào cửa, đồng thời số tiền thu được từ sự kiện sau khi trừ đi các khoản chi phí, sẽ được chuyển đến Quỹ Bảo Trợ Trẻ Em Việt Nam.

Chương trình Lễ hội văn hóa Thái Lan 2017 do Đại sứ quán Thái Lan ở Hà Nội cùng với các tổ chức tư nhân Thái và cộng đồng người Thái ở Việt Nam tổ chức.

(Nguồn: Nhị Xuân – Báo Điện tử Tổ quốc, Bộ VHTTDL)

Góc nhìn khác về ảnh khoả thân

VH – Lần đầu tiên triển lãm ảnh khỏa thân được cấp phép trưng bày tại TP.HCM. 50 bức ảnh đen trắng của tác giả trẻ Hạo Nhiên được ví như một cuộc “bứt phá” những rào cản về ảnh khỏa thân trước công chúng.

50 bức ảnh “Tạo tác” được triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP.HCM lần này đều cùng chủ đề về nét đẹp các đường nét trên cơ thể người phụ nữ. Được đánh giá “vượt qua” ranh giới tầm thường của khoe thân phản cảm như nhiều bộ ảnh khỏa thân trước đó của một số tác giả trên mạng xã hội, Hạo Nhiên cho thấy sự sáng tạo và nghệ thuật chân chính không bao giờ có “vòng cấm”.

Nhiều đồng nghiệp, công chúng khi đến tham quan buổi khai mạc triển lãm phần đông trong tâm thế tò mò. Bởi đây được xem là cuộc triển lãm “nhạy cảm” đầu tiên được công khai trước công chúng. Nhưng khi tận mắt chứng kiến những tác phẩm này họ đều chung một cảm giác thích thú. Nhiều người cho rằng đây là “sự cởi trói” của cơ quan chức năng dành cho nghệ thuật khỏa thân. Điều này xét khía cạnh nào đó là đúng. Nhưng trên thực tế, những tác phẩm dung tục, phản cảm thì sẽ không bao giờ “chung mâm” với sáng tạo nghệ thuật.

Nhiều bộ ảnh trước đây bị dư luận phản ứng xuất phát từ sự phản cảm và dung tục hơn là tác phẩm nghệ thuật như: Khỏa thân với ngựa; Khỏa thân vì môi trường; Nude để thiền; Xuân thì… cũng không có gì bất ngờ. Bởi phần lớn các tác phẩm này không xuất phát từ mục đích sáng tạo nghệ thuật. Thành ra không thể đánh đồng sự khoe thân và sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Riêng ở bộ ảnh được triển lãm lần này đã cho người xem một góc nhìn khác về khỏa thân nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật không hề có trong vùng bị cấm hay hạn chế!

Người xem tỏ ra hài lòng với các hình ảnh tại triển lãm

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Xuân Thăng cho rằng: “Triển lãm lần này của Hạo Nhiên được đánh giá khá cao. Tác giả không chạy theo phong trào mà kiên nhẫn thể hiện đề tài khắc họa số phận nhân vật. Trong vườn hoa muôn sắc chúng ta cần sự nổi bật và chuyên sâu như vậy. Đây là một cuộc biểu diễn ánh sáng. Nhiếp ảnh là ngôn ngữ của ánh sáng, tương phản, đường nét, sắc màu, chi tiết… Sự cấp phép lần này của cơ quan chức năng nhận được sự đồng thuận rất lớn. Tại sao một số triển lãm khỏa thân trước đây lại tạo sự băn khoăn? Chính vì chất lượng khi ra mắt công chúng không có. Chúng ta phải xem những tác phẩm đó có phục vụ gì cho công chúng hay không. Mọi người hay nói ranh giới ảnh khỏa thân mong manh lắm. Nhưng những tác phẩm ở triển lãm lần này đã vượt qua sự mong manh đó. Một bức ảnh khỏa thân nhưng trơn tuột, không bố cục, đường nét, không ngôn ngữ nghệ thuật thì không nên coi là tác phẩm nghệ thuật. Người mẫu nào đang có ý định khỏa thân vì nghệ thuật cũng nên tham khảo tác phẩm của mình.

Nếu khỏa thân vì môi trường, bảo vệ thiên nhiên… mà tác phẩm chưa đạt đến trình độ nghệ thuật thì dễ phản tác dụng. Đừng trách công chúng “dìm hàng” mình. Khi ranh giới của sự tầm thường chưa vượt qua thì khó mong được sự chấp nhận từ công chúng”.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên cho rằng: “Cái gì thật là thật, không thể nhân danh để đánh lừa công chúng. Với nghệ thuật nhiếp ảnh càng rõ ràng hơn. Đứng trước một tác phẩm nghệ thuật ta cảm xúc trào dâng bởi mỹ cảm. Vậy chính công chúng là ranh giới để phán đoán đó là nghệ thuật hay phi nghệ thuật”.

Đối với tác giả Hạo Nhiên anh cho biết mất 7 năm để thực hiện bộ tác phẩm này, điều quan trọng nhất khi chụp ảnh khỏa thân là ở tính thẩm mỹ, sự đồng điệu giữa nhiếp ảnh và người mẫu. Và quan trọng nhất vẫn là chờ đợi sự phản ứng của người xem.

Phản hồi của người xem chính là thước đo cho sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Khi người xem chấp nhận những hình ảnh được cho là “nhạy cảm” và cảm nhận được cái đẹp và thông điệp mà bức ảnh đó truyền tải tức là đã thành công.

Hiểu thế nào về quy định Hội đồng thẩm định ảnh nude?

Theo quy định tại khoản 4 điều 14 của Nghị định số 72/2016/NĐ-CP về Hoạt động nhiếp ảnh, thì “Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 03 người, có uy tín trong lĩnh vực hoạt động và quản lý nhiếp ảnh. Đối với Hội đồng Nghệ thuật, Hội đồng Giám khảo hoặc Ban Giám khảo phải có 2/3 là người có chuyên môn trong lĩnh vực nhiếp ảnh, có trách nhiệm tư vấn trong việc đánh giá chất lượng, nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm nhiếp ảnh”.

Như vậy, với Hội đồng Nghệ thuật thì 2/3 phải “là người có chuyên môn trong lĩnh vực nhiếp ảnh”, nhưng trong Hội đồng thẩm định thì không có quy định này. Việc này đã dẫn đến sự “than thở” của nhiều nghệ sĩ. Qua trao đổi, họa sĩ – nhiếp ảnh gia Dzũng Art, tác giả của nhiều bức ảnh khỏa thân nghệ thuật được công chúng đánh giá cao, trả lời rằng“Việc quy định phải có văn bản thỏa thuận giữa người chụp ảnh và người được chụp là đúng, là điều nên có trong một xã hội văn minh, tôn trọng quyền cá nhân. Nhưng việc không quy định phải có các nhà chuyên môn hoặc thực tế là có ít trong Hội đồng thẩm định là rất không ổn”.

Dường như đây là sự “chơi chữ” trong văn bản pháp quy? Vì Nghị định quy định tại khoản 1 điều 14: “Hội đồng thẩm định được thành lập để giúp cơ quan quản lý nhà nước thẩm định tác phẩm để cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh” và “Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 03 người, có uy tín trong lĩnh vực hoạt động và quản lý nhiếp ảnh”, và thực tế là Hội đồng thành ra có số lượng áp đảo chính là những thành viên có uy tín “trong lĩnh vực quản lý nhiếp ảnh” tức là chưa có uy tín lắm trong lĩnh vực “hoạt động nhiếp ảnh, mà nói nôm na là tay nghề chụp ảnh chưa được “ngồi chiếu trên”. Và người ký duyệt để cấp phép cho triển lãm ảnh nude, họ sẽ vẫn căn cứ vào tư vấn của Hội đồng thẩm định – một hội đồng mà các thành viên hầu hết là chỉ có uy tín “trong lĩnh vực quản lý nhiếp ảnh”. Thế thì sao mà có thể thẩm định được những bức ảnh khỏa thân mang tính nghệ thuật đích thực, để cấp phép cho mở triển lãm?

 Một số hình ảnh của “Tạo tác”
02-150538731775003-150538725518604-150538735018505-1505387317753(Nguồn: Mai Linh – Báo Điện tử Văn hóa, Bộ VHTTDL
Nguồn ảnh: Internet)