“Candyman” gặt hái doanh thu cao nhất ở các phòng vé Bắc Mỹ

Dữ liệu của Comscore cho thấy “Candyman” đã mang về 5,23 triệu USD sau thời gian công chiếu cuối tuần qua tại 51 thị trường quốc tế, nâng tổng doanh thu toàn cầu của bộ phim này lên 27,6 triệu USD.

Theo số liệu của công ty Comscore, trong tuần đầu công chiếu, bộ phim kinh dị Candyman (Sát nhân trong gương) của Universal Pictures và Metro Goldwyn Mayer Pictures đã gặt hái doanh thu cao nhất ở các phòng vé Bắc Mỹ với 22,37 triệu USD.

Candyman của đạo diễn Nia DaCosta là phần tiếp theo trong serie phim cùng tên năm 1992 do Bernard Rose viết kịch bản và chuyển thể từ truyện ngắn “The Forbidden” của Clive Barker.

Phim có sự tham gia của dàn diễn viên Yahya Abdul-Mateen II, Teyonah Parris, Nathan Stewart-Jarrett và Colman Domingo.

Candyman lấy bối cảnh ở khu Cabrini-Green tại Chicago – nơi bị ám ảnh với nỗi sợ hãi về một kẻ giết người siêu nhiên có chiếc tay móc câu.

Để triệu hồi kẻ thủ ác này, chỉ cần nhắc tên hắn năm lần trước gương.

Nhiều năm sau, một thập kỷ từ khi tòa tháp Cabrini cuối cùng bị phá hủy, nghệ sỹ thị giác Anthony McCoy và bạn gái của anh chuyển đến căn hộ gác mái sang trọng tại vùng này.

Khi sự nghiệp đang trì trệ, Anthony tình cờ gặp một cư dân cũ trong vùng và biết được sự thật kinh hoàng về Candyman.

Để duy trì vị thế của mình trong giới nghệ thuật, Anthony bắt đầu lấy những bí ẩn rùng rợn đó làm cảm hứng cho tác phẩm mới.

Hành động này vô tình mở ra cánh cửa dẫn tới quá khứ phức tạp, khiến Anthoy mất đi sự tỉnh táo và rơi vào vòng xoáy bạo lực.

Bộ phim đã nhận được 85% ý kiến phản hồi tích cực trong tổng số 226 bài đánh giá tính đến nay trên trang web tổng hợp phê bình Rotten Tomatoes.

Trong khi đó, công chúng yêu điện ảnh bình chọn thang điểm “B” cho tác phẩm kinh dị này trên CinemaScore.

Dữ liệu của Comscore cho thấy Candyman cũng đã mang về 5,23 triệu USD sau thời gian công chiếu cuối tuần qua tại 51 thị trường quốc tế, nâng tổng doanh thu toàn cầu của bộ phim này lên 27,6 triệu USD.

Ở vị trí thứ hai trong danh sách phim ăn khách cuối tuần qua tại Bắc Mỹ là bộ phim hài hành động khoa học viễn tưởng Free Guy(Giải cứu “guy”) của Disney và 20th Century Studios.

Doanh thu của tác phẩm điện ảnh này trong tuần công chiếu thứ 3 ước đạt 13,55 triệu USD, nâng tổng doanh thu ở Bắc Mỹ lên 79,31 triệu USD.

Phim do tài tử điện ảnh Ryan Reynolds thủ vai nhân viên giao dịch ngân hàng. Một ngày anh nhận ra mình cũng là nhân vật trong một trò chơi điện tử và tìm cách để kiểm soát số phận cũng như giải cứu thế giới xen lẫn giữa ảo và thực.

Cuối tuần qua, “Free Guy” của đạo diễn Shawn Levy cũng đã thu về 37,3 triệu USD tại 47 thị trường quốc tế, nâng tổng doanh thu phòng vé trên toàn thế giới đến nay lên 179,6 triệu USD.

Phim hoạt hình “PAW Patrol: The Movie” (Đội đặc nhiệm siêu đẳng) của Paramount Pictures xếp ở vị trí thứ ba với 6,62 triệu USD trong tuần thứ hai công chiếu.

Như vậy, tổng doanh thu của bộ phim này tại khu vực Bắc Mỹ đến nay là 24,08 triệu USD.

Phim của đạo diễn Cal Brunker kể về cậu bé Ryder và những chú chuột con dũng cảm đã cùng nhau giải cứu Thành phố Phiêu lưu khỏi tên thị trưởng độc ác Humdinger.

Toàn bộ dàn “sao” lồng tiếng của loạt phim truyền hình gốc đều góp mặt trong cuộc phiêu lưu lần này. Ngoài ra, phim còn quy tụ nhiều tên tuổi mới như Iain Armitage, Jimmy Kimmel, Tyler Perry, Marsai Martin.

Ở vị trí thứ tư là bộ phim quen thuộc “Jungle Cruise” (Thám hiểm rừng xanh) của Disney với doanh thu 5,02 triệu USD trong tuần công chiếu thứ năm.

Tổng doanh thu phòng vé Bắc Mỹ của bộ phim này cho đến nay đã lên đến 100,11 triệu USD.

Đạo diễn Jaume Collet-Serra đã ghi lại hành trình sông nước đầy mạo hiểm sâu bên trong rừng rậm Amazon của thuyền trưởng dày dặn kinh nghiệm Frank Wolff (do Dwayne Johnson thủ vai) và nhà nghiên cứu gan dạ – nữ Tiến sỹ Lily Houghton (Emily Blunt thủ vai).

Bộ phim, với chi phí sản xuất 200 triệu USD, gửi gắm thông điệp sự nguy hiểm luôn tiềm ẩn trong vẻ đẹp huyền bí của khu rừng nhiệt đới rậm rạp.

Tuần qua, phim kinh dị “Don’t Breathe 2” của Sony đã lùi một bậc xuống vị trí thứ 5 với doanh thu 2,83 triệu USD.

Qua ba tuần công chiếu, bộ phim đầu tay của đạo diễn Rodo Sayagues đã thu về tổng cộng 24,57 triệu USD ở khu vực Bắc Mỹ.

Phần 2 trong series phim “Don’t Breathe” (lần đầu tiên ra mắt vào năm 2016) này tiếp tục xoay quanh cựu binh mù Norman Nordstrom vẫn do nam diễn viên Stephen Lang thủ vai.

Trong phim xuất hiện nhiều phân cảnh ông tiêu diệt những kẻ tìm cách đột nhập vào nhà hòng hãm hại con gái nuôi của ông.Dưới đây là các phim còn lại trong tốp 10 phim ăn khách tại Bắc Mỹ cuối tuần qua:

“Respect” (2.3 triệu USD)
“The Suicide Squad” (2 triệu USD)
“The Protégé” (1,7 triệu USD)
“The Night House” (1,2 triệu USD)
“Black Widow” (855.00 USD)./.

 
Nguồn: Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)

“GIỮ LỬA ĐAM MÊ” – chương trình nghệ thuật trực tuyến giữa mùa dịch của Nhà hát Chèo Việt Nam

Nếu bạn là người yêu nghệ thuật Chèo thì không thể bỏ qua chuỗi chương trình trực tuyến “GIỮ LỬA ĐAM MÊ” đến từ Nhà hát Chèo Việt Nam!

“GIỮ LỬA ĐAM MÊ” là chương trình nghệ thuật giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ đã và đang công tác tại Nhà hát Chèo Việt Nam. Mỗi chương trình sẽ là sự xuất hiện của một nghệ sĩ. Đơn giản có thể hiểu, đây là một #mini_show của mỗi nghệ sĩ.

Tại mỗi chương trình, người nghệ sĩ vừa đóng vai trò là một MC, vừa đóng vai trò là một khách mời, tương tác trực tiếp với khán giả qua những câu hỏi, chia sẻ những câu chuyện đời, chuyện nghề. Và, tất nhiên, sẽ không thể thiếu những làn điệu Chèo da diết cùng giọng hát mượt mà của nhân vật chính.

Số đầu tiên của mini show “GIỮ LỬA ĐAM MÊ” sẽ chính thức được lên sóng vào lúc ???????????????????? ngày ????????/????/???????????????? trên fanpage Nhà hát Chèo Việt Nam.

Kính mời quý vị khán giả cùng đón xem!

Top điểm đến tâm linh đẹp kỳ vĩ tại Quảng Ninh

Không chỉ có di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Quảng Ninh còn sở hữu những quần thể tâm linh kỳ vĩ. Và đó cũng là lý do mỗi mùa xuân đến, hoặc mỗi khi muốn cầu an lành phước lộc, nhiều du khách Phật tử lại muốn hành hương về miền đất Phật này.

11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhân kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hoá (28.8.1945 – 28.8.2021), thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã có Thư chúc mừng gửi tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Nhà hát Chèo Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc mừng của Bộ trưởng.

Kính gửi các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch!

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hoá (28.8.1945 – 28.8.2021), thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tôi trân trọng gửi tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch những tình cảm nồng ấm và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Các đồng chí thân mến!

Trong quá trình xây dựng, hình thành và phát triển, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Ngay từ khi chưa giành được chính quyền, trong Đề cương Văn hóa năm 1943 – Đảng ta đã xác định: Văn hóa là một trong ba mặt trận trọng tâm (Kinh tế – Chính trị – Văn hóa), phát triển Văn hóa theo hướng Dân tộc – Khoa học – Đại chúng. Khi Đảng ta bước lên vũ đài chính trị, ngay sau khi Chính phủ lâm thời được thành lập, ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định lập Bộ Thông tin, Tuyên truyền – tiền thân của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ngày nay. Bằng lý luận tiền phong dẫn đường, Đảng ta đã đặt Văn hóa ngang với Chính trị, Kinh tế và khẳng định Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Thực tiễn hoạt động của Ngành Văn hóa 76 năm qua là minh chứng sinh động cho vai trò của văn hóa với sự phát triển của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, chúng ta vui mừng nhận thấy, trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam thời gian qua, nhận thức về văn hóa, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Tư tưởng, đạo đức và lối sống – lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực; hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa được tiếp tục hoàn thiện, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá; công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch; tổ chức tốt công tác thông tin đối ngoại tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, thực hiện tư tưởng chỉ đạo “Chống dịch như chống giặc”, toàn Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nỗ lực thực hiện “nhiệm vụ kép” do Chính phủ đề ra. Bằng văn hóa và từ văn hóa, các chương trình nghệ thuật của Bộ với chủ đề “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch”, các clip hướng dẫn tập thể dục, thể thao tại nhà với tinh thần “Cả nhà tập ngay – Đánh bay Covid”, các hoạt động văn hóa thiết thực tại các địa phương đã góp phần lan tỏa những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, mang tới “Liều vắc xin tinh thần” cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân vượt qua đại dịch. Với tinh thần “Nhìn lại – Để chúng ta tiến xa hơn”, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tôi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các bộ, ban, ngành, địa phương đối với Ngành trong chặng đường vừa qua; xin trân trọng tri ân, cám ơn đồng chí, đồng nghiệp, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch qua các thời kỳ đã đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để rèn luyện, cống hiến vì sự phát triển của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

Các đồng chí thân mến!

Phát huy truyền thống lịch sử 76 năm vẻ vang, trong thời gian tới, với phương châm “Quyết liệt hành động – Khát vọng cống hiến”, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã, đang và sẽ xây dựng các Chiến lược, Kế hoạch, Đề án cụ thể nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế…”.

Tôi mong muốn và tin tưởng rằng, tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành để phát huy được “sức mạnh mềm” của văn hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng, giao phó; thể hiện rõ trách nhiệm “mỗi cán bộ văn hóa tiêu biểu cho lối sống về văn hóa” và “nhận thức đúng để hành động đẹp”.

Chúc các đồng chí cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Thân ái!

Nguyễn Văn Hùng

Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phát triển công nghiệp văn hóa: “Khát” những không gian sáng tạo bền vững

VHO- Sở hữu nhiều không gian sáng tạo là lợi thế để Hà Nội thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, hiện thực hóa tầm nhìn sau khi trở thành thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. Tuy nhiên, khi những không gian sáng tạo chủ yếu được vận hành bởi niềm say mê của những cá nhân yêu văn hóa, nghệ thuật thì việc phát triển các không gian này đang rất cần một sự mở lối để tìm ra hướng đi mới, phát triển bền vững và tạo nên nguồn thu dồi dào.

Không gian sáng tạo cho trẻ em được tạo dựng từ dự án Nghĩ về sân chơi trong thành phố

 Không gian sáng to trên nn di sđô th

Là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, việc Hà Nội thúc đẩy các không gian sáng tạo ra đời và hoạt động hiệu quả càng trở nên cần thiết. Nhưng thực tế, hầu hết các không gian sáng tạo tại Hà Nội đều bắt nguồn từ niềm say mê của một số cá nhân, hoạt động vẫn còn nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội” vừa được tổ chức nhằm tìm kiếm các ý tưởng mới, độc đáo, phát huy hiệu quả nguồn lực con người và các giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội cho mục tiêu hình thành mạng lưới không gian sáng tạo phong phú, hấp dẫn, tạo động lực phát triển cho Thủ đô. Trong số 25 phương án xuất sắc được Hội Kiến trúc sư Việt Nam công bố, nhiều ý tưởng độc đáo đã được giới thiệu. Ý tưởng thiết kế chuyển đổi công trình Nhà máy xe lửa Gia Lâm thành không gian sáng tạo mang tên “Quận đường tàu 4.0” là một ví dụ. Xuất phát từ góc nhìn Hà Nội hiện còn rất thiếu không gian xanh và không gian công cộng, trong khi đó, công trình Nhà máy xe lửa Gia Lâm cũ có thể trở thành một không gian sáng tạo, trải nghiệm, nơi kết nối các doanh nghiệp trẻ, người tiêu dùng, khách tham quan bằng những sản phẩm hấp dẫn trên nền tảng giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc còn hiện hữu nơi đây. Nhóm tác giả đề xuất, những xưởng và kho bãi xuống cấp nặng nề có thể tháo dỡ để mở mang tầm nhìn; xanh hóa để tái tạo cảnh quan; các khu nhà xưởng có giá trị về mặt kiến trúc, các đường ray và lõi cảnh quan được áp dụng giải pháp tái quy hoạch, xây dựng giao thông nội bộ.

Ý tưởng thiết kế “Con đường văn hóa nghệ thuật” cũng thu hút nhiều lượt bình chọn khi hướng đến mục tiêu “tái sinh” những vòm cầu kết nối khu phố cổ với cầu Long Biên, tạo nên một “trục” văn hóa độc đáo, vừa mang tính lịch sử, vừa mang hơi thở hiện đại với các bảo tàng, không gian làng nghề truyền thống, không gian văn hóa ẩm thực, không gian mỹ thuật dân gian… Nhóm tác giả từ Liên hiệp Khoa học, phát triển du lịch bền vững lại đề xuất phát triển mô hình du lịch từ cây lúa cho Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây). Sáng kiến du lịch cộng đồng này khá thu hút bởi những không gian trải nghiệm độc đáo, hấp dẫn và đặc biệt, xác định người dân là chủ thể của hoạt động, đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho họ.

Ý tưởng thiết kế được triển khai tại khu tập thể 3 tầng đường Lê Hồng Phong (quận Hà Đông) của tác giả Phạm Chí Thanh cũng khá độc đáo. Theo tác giả này, khu tập thể được xây dựng vào những năm 1960- 1970, rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm, ảnh hưởng đến cư dân đang sinh sống. Tác giả đưa ra ý tưởng hình thành một không gian sáng tạo được tái thiết kế dựa trên cơ sở vật chất và các giá trị vốn có tại khu tập thể Lê Hồng Phong. Các nhu cầu được liên kết và chia sẻ với nhau trong một không gian liên tục, sự sắp xếp các kiến trúc mới dựa trên cơ sở các khu tập thể cũ tạo nên một tổng thể bổ sung và liên hệ lẫn nhau, giữa cũ và mới, sáng tạo và cải tạo, con người và tự nhiên.

Phương án “Quận nghệ thuật sông Hồng” cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực khi đề xuất tại trung tâm của khúc sông Hồng có được một không gian dành riêng cho sự sáng tạo, nơi tất cả những ý tưởng, sáng tạo được hội tụ lại, giao thoa với nhau, được giới thiệu với đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước, tạo thành một cực phát triển rất hiệu quả, nơi địa linh và nhân kiệt hội tụ.

GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, thành viên Hội đồng Giám khảo nhận định, sau thời gian dài hối hả phát triển, đời sống vật chất của người dân tăng lên nhiều nhưng thành phố lại thiếu không gian dành cho các hoạt động cộng đồng mang đậm nét văn hóa riêng của Hà Nội. Đó thực sự là một đòi hỏi cấp thiết để Hà Nội sớm trở thành nơi sống tốt và có bản sắc. Việc Hà Nội tham gia vào Mạng lưới Thành phố sáng tạo toàn cầu là một minh chứng cho thấy sự cần thiết đó.

Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam Đỗ Văn Trụ (thành viên Hội đồng giám khảo) cho rằng, các tác phẩm dự thi được đầu tư bài bản, nghiêm túc, nhiều ý tưởng tâm huyết, giải pháp sáng tạo mang tính nhân văn trong thiết kế cũng như có tính khả thi cao, là gợi ý chất lượng cho việc chuyển đổi nhiều không gian công cộng trong thực tế.

 Không gian sáng tạo “Ơ kìa Hà Nội”

Hiến kế” cho nhng không gian bn vng

Sự vào cuộc nhiệt tình và phấn khích của các tác giả, nhóm tác giả cho thấy phát triển các không gian sáng tạo ở Hà Nội là nhu cầu tất yếu. Ví dụ thuyết phục cho nhu cầu này là những không gian đầy sức hút đã được tạo nên từ việc cải tạo những giá trị cũ như phố Tạ Hiện, không gian Vòm cầu Phùng Hưng, hay không gian cộng đồng Bãi Phúc Xá… Bà Phạm Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở VHTT Hà Nội cho biết, cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội” là một trong nhiều sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động mà Hà Nội phát động với sự phối hợp của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, nhằm nâng cao nhận thức, gắn kết cộng đồng trong nhịp đập văn hóa và sáng tạo của thành phố, từng bước hiện thực hóa việc xây dựng các không gian sáng tạo, cộng đồng sáng tạo…

Trên thực tế, từ trước khi cuộc thi được Sở VHTT Hà Nội và Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) phối hợp tổ chức thì đã có nhiều “hiến kế” nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thống các không gian sáng tạo của Hà Nội. Ông Michael Croft, Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ nhiều kỳ vọng về tiềm năng phát triển các không gian này sẽ tạo nên động lực thúc đẩy sự cất cánh cho Hà Nội, từ đó lan tỏa phát triển các không gian sáng tạo của Việt Nam, từ Bắc chí Nam.

Trong số các ý tưởng, đáng chú ý là “hiến kế” thiết kế các không gian sáng tạo từ các nhà máy cũ nhằm kiến tạo giá trị mới trên nền tảng di sản đô thị. Đây là con đường đã từng đi của nhiều thành phố trên thế giới trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Khi đưa nhà máy sản xuất ra khỏi nội đô thì thay vì phá bỏ, họ giữ lại một phần hoặc toàn bộ nhà máy cũ để làm chứng nhân lịch sử kể chuyện một thời của thành phố, hoặc chuyển đổi thành không gian hoạt động nghệ thuật, sáng tạo.

Với tiềm năng sở hữu một số lượng lớn các làng nghề, giới nghề kiến trúc cũng có nhiều tư vấn hướng thiết kế không gian sáng tạo đối với các làng nghề truyền thống của Thủ đô. Các chuyên gia cũng chia sẻ, Hà Nội có nhiều làng nghề nhưng những yếu tố nghệ thuật của làng nghề ít khi được khai thác để trở thành một phần của nghệ thuật công cộng. Điều này có thể giải quyết nếu có không gian sáng tạo ở khu vực làng nghề. Các di sản nếp sống ở nông thôn cũng là nguồn cảm hứng cho không gian sáng tạo, từ đó xây dựng những tour du lịch chuyên đề. Trong cuộc thi thiết kế không gian sáng tạo vừa qua, không gian các làng nghề truyền thống là một gợi ý quan trọng nhằm phát huy giá trị không gian văn hóa, lịch sử làng nghề truyền thống trong đời sống đương đại.

Thời gian qua, những Sân chơi trong thành phố, Hợp tác xã Vụn Art, Hanoi Rock City, 60s Thổ Quan, Trung tâm Âm nhạc và Nghệ thuật thể nghiệm Đom Đóm, Ơ kìa Hà Nội… được biết đến là những không gian sáng tạo khá thu hút của Hà Nội, với những hướng đi mới để phục vụ công chúng. Nhưng cũng cần thẳng thắn thấy rằng phần lớn các không gian sáng tạo này chủ yếu vẫn là những mô hình tự phát, thiếu sự định hướng, hỗ trợ mang tính bền vững. PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, các cơ quan chức năng cần sớm có chính sách hỗ trợ để các không gian sáng tạo phát triển, hoạt động tốt. Thực tế cho thấy, không gian sáng tạo là lĩnh vực sôi động nhất trong các lĩnh vực văn hóa, vì là sân chơi gần gũi với người dân, nếu để lụi dần sẽ rất đáng tiếc.

 Các cơ quan chc năng cn sm có chính sách h tr để các không gian sáng to phát trin, hođộng tt. Thc tế cho thy, không gian sáng to là lĩnh vc sôđộng nht trong các lĩnh vc văn hóa, vì là sân chơi gn gũi vi người dân, nếđể li dn s rđáng tiếc.

(PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, y viên chuyên trách y ban Văn hóa, Giáo dc ca Quc hi)

 Nguồn: MAI PHƯƠNG – Báo Điện tử Văn hóa

Bánh trung thu của mùa trăng đặc biệt năm nay có gì hấp dẫn người dân Hà Thành?

VHO- Đón mùa Trung thu 2021 đang tới, Almaz dành trọn tinh túy để tạo nên những vị bánh đặc biệt trong hộp bánh “Mãnh long cát vượng”, đánh thức ký ức ẩm thực khó quên của mỗi người Hà Nội khi rằm tháng 8 cận kề. 

Nhân thập cẩm gà nướng truyền thống

Được ví von là “niềm tự hào của tinh hoa ẩm thực Hà Nội”, bánh trung thu thập cẩm gà nướng Almaz là sự kết tinh từhàng chục lớp hương vị của mỡ muối, lạp xưởng, vừng, lạc, mứt bí, hạt sen… hoà quyện. Để chiếc bánh thập cẩm thành phẩm thơm ngon xứng danh “đặc sản trung thu Hà thành”bếp trưởng Almaz Phạm Minh Sơn đã dành rất nhiều tâm huyết và quyết tâm nâng tầm bánh nướng truyền thống.

Bánh thập cẩm ngon cần lớp vỏ nướng không dày, không quá mỏng, ép khuôn tay đều để hòa quyện với từng thớ nhân. Mỗi hương vị đặc biệt trong nhân được tinh chế bằng tay tỉ mẩn, qua hàng giờ ngào ủ để quyện trong “bản hòa ca của mùa trăng”. Bí quyết đặc biệt nhất trong chiếc bánh thập cẩm nướng Almaz là những sợi lá chanh tươi hái buổi sáng sớm đem xắt mỏng, tinh luyện để vẫn giữ được mùi thơm thanh mảnh, chút the the và hàm lượng vitamin Cquý giá rất tốt cho sức khỏe.

Sự kỳ công của hơn 20 tiếng tinh chế nguyên liệu, ngào nhân, đóng bánh, canh lò… được bù đắp xứng đáng với những mẻ bánh thập cẩm truyền thống vàng ươm, đậm đà mùi lạp xưởng, hạt mứt hòa quyện cùng mùi bơ, bột đậm đà.

Biến tấu việt quất trứng muối và chocolate chảy 

Bên cạnh những nguyên liệu truyền thống, “Mãnh long cát vượng” của Almaz còn sáng tạo bánh Trung thu nhân việt quất trứng muối với hương vị mới lạ. Sự kết hợp giữa loại trái cây ôn đới Bắc Mỹ và vỏ bánh nướng truyền thống mang đến vị bánh thanh tao, chua nhẹ tự nhiên dung hòa cho lớp bột béo bùi.Sở hữu hương thơm đậm đà và vị ngọt nhẹ nhàng của loại trái cây đặc trưng cho mùa hè, đây là một trong những loại bánh từng được giới trẻ ưa chuộng, “ăn hoài không ngán” trong mùa trung thu trước.

Đặc biệt, khúc biến tấu mới lạ của ẩm thực truyền thống kết hợp với tinh hoa thế giới tạo nên vị bánh độc đáo nhất của Almaz năm nay. Nhân Chocolate của Ý được chế biến và nướng tới nhiệt độ chính xác, đảm bảo Chocolate luôn giữ được mùi thơm và vị đắng nguyên bản, tuôn chảy vô cùng hấp dẫn sau mỗi lát cắt. Vỏ bánh ngọt dịu hòa quyện với chocolate đậm đà như một “bản giao hưởng hương vị” vô cùng đặc sắc.

Ký ức trung thu của rất nhiều người Hà Nội không thể thiếu vị bánh nướng nhân hạt sen, đậu xanh… thân thuộc mà đầy tinh tế. Từ những đài sen Tây Hồ thơm ngát, kết hợp cùng vịtáo đỏ quý giá được tin dùng trong nhiều bài thuốc bổ Đông Y, bánh trung thu nhân sen táo đỏ trứng muối thực sự là món quà sức khỏe và đặc biệt giữ dáng, đẹp da cho nữ giới.

Một trong những “hương vị Hà thành” trứ danh khác đó là bánh cốm xanh bùi,phảng phất hương lá sen ủ đầy sương sớm, ngọt dịu hơi thở mùa thu Hà Nội. Phần vỏ bánh dẻo mềm, hòa quyện với từng hạt cốm dừa thơm lừng, nhẹ tan trong miệng. Đây chắc chắn là “ký ức ẩm thực” không thể quên của những người con đất kinh kỳ.

Almaz còn sử dụng tài tình nguyên liệu may mắn trong dân gian là đậu đỏ, kết hợp với lòng đỏ trứng muối đậm đà, bùi ngậy. Chiếc bánh nướng không chỉ là một niềm mong ước thiêng liêng về những điều an lành sẽ đến mà còn là một món quà đầy ngọt ngào và thân thuộc với nhiều người.

Bánh trung thu trứng chảy Tunglok Heen

Mùa trăng năm nay, Almaz tiếp tục thiết đãi thực khách “đại tiệc” bánh trung thu nhân trứng chảy trứ danh từ thương hiệu Tunglok Heen. Với nguyên liệu chủ đạo là trứng muối đánh tan cùng bơ tạo nên lớp nhân chảy đậm đà, mặn – béo hòa quyện, thương hiệu ẩm thực nhượng quyền từ Singapore quả thực không phụ lòng thực khách.

Vị bánh nhân sen nhuyễn trứng chảy có cả vị ngọt bùi thanh tao của nguyên liệu truyền thống, hòa tan trong dòng trứng muối vàng tươi. Chiếc bánh sáng tạo từ trà Ôlong thượng hạng lại tạo nên mùi thơm đặc biệt thâm trầm, và độ ngọt hoàn hảo cho một thức bánh dùng khi thưởng trăng.

Đặc biệt, Tunglok Heen còn đưa bánh trung thu thành món ăn của sức khỏe với tổ yến kết hợp hai vị nhân quen thuộc. Vốn tượng trưng cho thông điệp thịnh vượng dồi dào, hình ảnh trứng muối chảy tràn khi cắt bánh chính là lời chúc phúc trọn vẹn Tunglook Heen và Almaz muốn dành tặng cho thực khách trong mùa trung thu đặc biệt này.

Cùng chung tay đón rằm tháng 8 an toàn, Almaz có dịch vụ tặng quà tận nhà với đơn hàng chỉ từ 01 hộp bánh từ ngày 16.8 ngay khi các địa phương dừng giãn cách theo chỉ thị 16. Trong suốt quá trình sản xuất và giao hàng,100% nhân viên đều tuân thủ tiêu chuẩn 5K và được kiểm soát lịch trình chặt chẽ.

Cuộc thi Tìm kiếm tài năng làm phim kỹ thuật số: Thắp lửa đam mê sáng tạo cho lứa tuổi teen

VHO- Cuộc thi Tìm kiếm tài năng làm phim kỹ thuật số 2021 sau 8 tháng diễn ra đã chính thức khép lại với buổi Lễ trao giải trực tuyến. Ba đội thi là các thí sinh đến từ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM), THPT Chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai) và THPT Long Thành (Đồng Nai) đã giành các giải thưởng cao nhất.

Ra mắt từ năm ngoái, cuộc thi là sự kiện thường niên dành cho học sinh phổ thông trong cả nước, do Đại học RMIT phối hợp với báo Hoa Học Trò tổ chức. Cuộc thi mùa 2 đã thu hút hơn 240 thí sinh đến từ 59 đơn vị trường học trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Vũng Tàu, Huế và Hà Nội tham dự. 45 đội thi và cá nhân vượt qua vòng bán kết đã tham dự các buổi tập huấn trực tuyến với sự hỗ trợ từ các chuyên gia và giảng viên RMIT, những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành làm phim kỹ thuật số, xoay quanh các chuyên đề như: “Xây dựng nhân vật sao cho chân thật?” từ biên kịch Trần Khánh Hoàng, “Âm thanh tốt kể câu chuyện hay” từ Chủ nhiệm bộ môn Sản xuất phim kỹ thuật số Đại học RMIT – TS Nicholas Cope, và “Truy tìm chủ đề cho thước phim của bạn” từ giảng viên ngành sản xuất phim Nguyễn Trọng Khoa. Sau đó, các đội thi áp dụng kiến thức vừa học được để sản xuất những bộ phim ngắn với thời lượng tối đa 3 phút, tập trung vào một trong ba chủ đề: Những chuyến đi, Âm thanh cuộc sống và Môi trường.

Trải qua các vòng thi, đội The Flow đến từ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) đã xuất sắc giành giải Nhất với tác phẩm Shut. Phim của các tác giả tuổi teen đã được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao về sự chỉn chu kịch bản, góc quay và nội dung thể hiện. Giám khảo Nicholas Cope nhận định: “Các bạn có sự lựa chọn về bố cục, cách quay dựng nổi trội, truyền tải đầy đủ thực tế của hiện tại, cũng như giúp phát triển câu chuyện đến điểm cao trào khiến người xem phải suy ngẫm lại về mối quan hệ của họ với chiếc điện thoại trong thời đại công nghệ số”. Bộ phim Listen của đội Creators đến từ Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai), kể về sự chữa lành thương tổn quá khứ qua những âm thanh thân thuộc trong cuộc sống, đã giành giải Nhì. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khen ngợi Listen tạo được sự khác biệt nhờ chọn lối kể chuyện nhẹ nhàng cùng hình ảnh đẹp đầy sinh động. Giải Bình chọn của khán giả được trao cho các bạn nữ của đội Oldtowngirlz đến từ Trường THPT Long Thành (Đồng Nai) với tác phẩm Lục. Bên cạnh cảm giác thanh xuân nhẹ nhàng của từng thước phim, góc máy, giám khảo Hồng Ánh đánh giá cao Lục bởi cảm giác “thiền” mà bộ phim mang lại cho người xem khi theo lời kể về hành trình hoang mang tìm kiếm bản thân của một bạn trẻ.

TS Nicholas Cope cực kỳ hứng khởi khi thấy năng lượng và nhiệt huyết của các học sinh tham gia cuộc thi, cũng như chất lượng của tác phẩm mà các bạn sáng tạo nên từ cuộc thi năm ngoái đến năm nay. Ngoài việc chọn ra những tác phẩm xuất sắc để trao giải, hai giám khảo là đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và đạo diễn – diễn viên Hồng Ánh còn đưa ra những lời khuyên giá trị cho các bạn trẻ, tạo những bước đi đầu tiên đầy hứng khởi để các bạn theo đuổi con đường Nghệ thuật thứ 7 sau này…

Mỗi thành viên giải Nhất nhận được 1 máy quay phim DJI Pocket 2 trị giá 12,4 triệu đồng và voucher khóa học luyện thi IELTS ngắn hạn trị giá 9 triệu đồng tại Đại học RMIT. Thành viên đội đạt giải Nhì nhận được 1 Microphone RODE Wireless Go trị giá 5 triệu đồng. Thành viên đội đạt giải Bình chọn nhận được 1 voucher xem phim một năm trị giá 2,4 triệu đồng.

Cuộc thi Tìm kiếm tài năng làm phim kỹ thuật số dành cho học sinh THPT trong cả nước, có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, yêu thích làm phim, quay clip và sáng tạo nội dung số. Trong vòng đầu tiên, mỗi đội dự thi gửi một video có độ dài tối đa 1 phút giới thiệu niềm đam mê làm phim của đội mình. Ban giám khảo chọn ra 45 đội vào vòng Huấn luyện kỹ năng, như công thức xây dựng kịch bản và nhân vật, âm thanh kể chuyện và chọn lọc chủ đề làm phim phù hợp. Tiếp theo, các đội làm một đoạn video ngắn theo đề tài BTC đề ra. 10 đội xuất sắc lọt vào vòng chung kết trình bày đoạn video của đội mình và có 5 phút trả lời phản biện từ các giám khảo. Cuộc thi đã trải qua 2 mùa, nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh lứa tuổi teen, tạo môi trường thúc đẩy niềm đam mê và sáng tạo cho điện ảnh Việt trong tương lai.

Nguồn: TÙNG THƯ – Báo Điện tử Văn hóa

Món ăn miền Trung có tên gọi lạ, gói trong rơm khô “hút” khách sành ăn

VHO- Được làm từ nguyên liệu quen thuộc là thịt lợn, thêm gia vị rồi gói trong lá ổi giống như các loại nem miền Bắc nhưng đặc sản này lại có hương vị riêng, khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi.

Miền Trung không chỉ nổi tiếng với các địa điểm du lịch tuyệt đẹp mà còn hấp dẫn du khách gần xa bởi nền ẩm thực phong phú, đặc sắc. Ngoài những món ngon làm nên thương hiệu như bánh tráng Đà Nẵng, bún bò Huế, mì Quảng,… còn có một đặc sản “trứ danh” khác không thể không nhắc đến. Đó là món tré – thức quà dân dã của miền Trung, đặc biệt là ở đất võ Bình Định.

Món ăn miền Trung có tên gọi lạ, gói trong rơm khô hút khách sành ăn - 1
Tré là món ăn dân dã xuất hiện ở nhiều tỉnh miền Trung nhưng ngon và nổi tiếng nhất phải kể đến tré Bình Định (Ảnh: @trangnguyenarrt)

Theo người dân địa phương, không ai biết tên gọi đặc biệt của món ăn có từ đâu, chỉ biết rằng nghề làm tré đã xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ 19. Lâu dần, tré trở thành món ngon gia truyền góp mặt trong mâm cỗ mọi nhà mỗi dịp Tết đến xuân về.

Tùy theo khẩu vị, thói quen, phong tục ở từng địa phương mà tré lại có cách làm khác nhau. Chẳng hạn, tré Bình Định được làm từ phần thịt đầu heo đã luộc chín rồi thái nhỏ và phần thịt ba chỉ được chiên lên, kết hợp trộn đều với các gia vị như hạt tiêu, riềng, hạt mè, bột nêm, muối, thính, tỏi. Còn ở Huế, người ta thường làm tré với chút thịt bò được rim mắm đường và gừng cho tăng hương vị.

Món ăn miền Trung có tên gọi lạ, gói trong rơm khô hút khách sành ăn - 2
Tré cũng là món khoái khẩu của “cánh mày râu”, ngày càng phổ biến và được ưa chuộng ở Bình Đình cũng như một số tỉnh thành miền Trung khác (Ảnh: Bà Đầm Market)

Dù mỗi nơi có một bí quyết riêng nhưng nhìn chung, nguyên liệu chính để làm nên món tré “trứ danh” đều gồm thịt ba chỉ, thịt mông, thịt nạc vai, tai, bì (da) lợn và các gia vị đi kèm như riềng, hạt mè rang chín.

Để làm tré đạt chất lượng nhất, người dân địa phương phải chọn loại thịt heo tươi, sạch. Thịt và da được cạo bỏ hết lông, rửa sạch rồi hấp chín trong một giờ. Riêng phần thịt nạc được chiên cho tới khi vàng đều. Sau đó, tai heo, thịt ba chỉ, thịt mông được cắt thành miếng vuông rồi thái nhuyễn còn thịt nạc được thái thành lát mỏng. Bì heo cũng được cán mỏng và thái sợi.

Đem các nguyên liệu đã chế biến chín trộn đều với các gia vị như mì chính, đường, nước mắm, muối, hạt mè, tỏi,… theo tỉ lệ thích hợp. Đặc biệt công đoạn này không thể thiếu riềng, thứ nguyên liệu góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Cần chọn riềng không quá già hoặc quá non, sau đó đem cạo vỏ, loại bỏ đất cát rồi rửa sạch, thái sợi chỉ.

Chờ hỗn hợp thịt ngấm gia vị, người ta bắt đầu gói tré trong lá chuối hoặc lá ổi già vừa tới để món ăn có mùi thơm, hương vị đặc trưng, đồng thời giảm bớt độ ngấy của thịt heo khi thưởng thức.

Món ăn miền Trung có tên gọi lạ, gói trong rơm khô hút khách sành ăn - 4
Công đoạn gói tré bằng rơm đòi hỏi sự kỳ công và khéo léo (Ảnh: @trangnguyenart)

Món ăn miền Trung có tên gọi lạ, gói trong rơm khô hút khách sành ăn - 4

Bên cạnh đó, một điều làm nên nét khác biệt cho món ăn này chính là tré được bao bọc bên ngoài bằng rơm khô. Người ta sử dụng rơm khô lấy từ thân lúa, được tuyển chọn kĩ, chỉ giữ lại những sợi suôn óng.

Khâu gói tré được coi là công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo của người làm. Tré Bình Định phải được gói trong lá ổi, bọc thêm lớp nilon. Sau đó lấy một nắm rơm, cột chặt một đầu, để rơm xòe đều rồi đặt gói tré vào giữa sao cho các sợi rơm phủ đều bên ngoài.

Cuộn rơm lại, cột dây bên ngoài bằng lạt tre hay dây nhựa rồi túm chặt buộc đầu còn lại. Dùng kéo cắt rơm thừa sao cho 2 đầu tré dài bằng nhau, tăng tính thẩm mỹ của món ăn.

Món ăn miền Trung có tên gọi lạ, gói trong rơm khô hút khách sành ăn - 5
Dù vẻ ngoài không khác các loại nem miền Bắc nhưng món tré Bình Định lại có hương vị thơm ngon riêng, không hòa lẫn với bất kỳ món ăn nào (Ảnh: @vyloan309)

Người địa phương thường kết nhiều cây tré lại thành chùm để treo trên gian bếp. Tré được lên men tự nhiên, sau 2-3 ngày thì chín, bắt đầu có vị chua nhè nhẹ, dậy mùi thơm nồng của riềng, tỏi là ăn được.

Món ăn miền Trung có tên gọi lạ, gói trong rơm khô hút khách sành ăn - 6
Tré là món ngon bình dân từ hình thức bên ngoài đến nguyên liệu, hồn cốt bên trong (Ảnh: @svylee)

Khi ăn, người ta sẽ lột lớp vỏ rơm và nilon bọc bên ngoài, dùng đũa đánh tơi tré rồi bày ra đĩa. Để tăng thêm hương vị hấp dẫn, tré thường được ăn kèm với bánh đa, cuốn cùng các loại rau sống (rau thơm, dưa leo, đu đủ bào mỏng, chuối chát…) rồi chấm mắm chua ngọt hoặc tương ớt.

Món ăn miền Trung có tên gọi lạ, gói trong rơm khô hút khách sành ăn - 7
Tré được ăn kèm rau thơm, chấm mắm tỏi chua ngọt hoặc tương ớt (Ảnh: @nguyenthulam2804)

Từ món ăn dân dã, tré ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Tré thường xuất hiện trong mâm cơm của các gia đình miền Trung, đặc biệt khi có cỗ tiệc hoặc vào dịp lễ, Tết để chiêu đãi khách quý.

Món ăn miền Trung có tên gọi lạ, gói trong rơm khô hút khách sành ăn - 8
Vị đậm đà của thịt, hòa quyện vị chua lên men cùng mùi thơm nức mũi của các nguyên liệu đi kèm khiến tré trở thành món ngon “hút” khách (Ảnh: Bà Đầm Market)

Đối với người dân Bình Định, tré là món ăn gói gọn tất cả “hương đồng gió nội” vì được chế biến từ các nguyên liệu thân thuộc của quê hương. So với các món “nem công chả phượng” hay những đặc sản nổi tiếng khác, tré không hề “lép vế” mà còn thu hút mạnh mẽ du khách thập phương bởi hương vị “có một không hai”.

Nguồn: DANTRI.VN

Chelsea đoạt Siêu cúp châu Âu

VHO- Đánh bại đối thủ đến từ Tây Ban Nha – Villarreal, CLB Chelsea (Anh) lần thứ hai trong lịch sử đoạt Siêu cúp châu Âu 2021.

Trận tranh Siêu cúp châu Âu năm nay là cuộc so tài giữa nhà ĐKVĐ Champions League – Chelsea và đội bóng vô địch Europa League – Villarreal. Có một thống kê thú vị trước trận là trong 9 mùa giải gần nhất, 8 đội vô địch Champions League đã giành Siêu cúp châu Âu.

Chelsea từng giành Siêu cúp châu Âu sau chiến thắng 1-0 trước Real Madrid vào năm 1998 nhưng trong 3 trận tranh Siêu cúp gần nhất vào các năm 2012, 2013 và 2019, họ đều thất bại.

Đội bóng nước Anh được giá cao hơn nên không có gì ngạc nhiên khi The Blues nhập cuộc tự tin và dễ dàng làm chủ trận đấu. Thành quả của những đợt tấn công liên tiếp là bàn thắng của Hakim Ziyech phút 27.

Villarreal cũng đã chứng minh mình không phải là đội bóng dễ bị bắt nạt khi liên tiếp tạo ra các cơ hội ngon ăn. Những nỗ lực của đại diên La Liga cuối cùng cũng được đền đáp khi Gerard Moreno có pha dứt điểm cận thành phút 73, cân bằng tỷ số 1-1. Thời gian thi đấu chính thức lẫn 30 phút hiệp phụ sau đó đã không có bàn thắng nào được khi thêm và hai đội phải bước vào loạt luân lưu may rủi.

Trong 5 quả sút đầu tiên mỗi đội thực hiện không thành công một lần, bên phía Chelsea là Havertz còn bên phía Villarreal là Aissa Mandi. Phải đến loạt sút thứ bảy, trung vệ kì cựu Raul Albiol đã không thể đánh bại thủ thành Kepa Arrizabalaga (thủ môn vào thay cho E. Mendy để bắt loạt 11m), qua đó giúp Chelsea giành chiến thắng 6-5 và vô địch Siêu cúp châu Âu 2021.

Chiến thắng trong trận tranh Siêu cúp châu Âu giúp Chelsea có bước chạy đà thuận lợi trước mùa giải mới.

Nguồn: LÂM VŨ – Báo Điện tử Văn hóa

Bảo tồn những làng quê yên tĩnh ở Pháp

VHO- Nước Pháp nổi tiếng về việc bảo tồn văn hóa không chỉ ở thủ đô Paris tráng lệ mà ở cả những miền quê yên tĩnh.

Tranh gặt hái trên đồng Auneau

Khách du lịch đến Pháp không có thời gian thường chỉ biết đến những tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà, điện Panthéon, hay đi thăm những thành phố nổi tiếng như Nice, Cannes, Monaco. Ít ai biết làng quê Pháp cũng như một điểm du lịch văn hóa rất hấp dẫn, nhất là thời dịch Covid-19 cần nơi vắng vẻ. Những cánh đồng bát ngát mênh mông thẳng cánh cò bay, trồng cải vàng, lúa mỳ, hoa hướng dương… tạo nên những mảng màu uốn lượn như sóng nhẹ vờn bờ cát.

Hoàng hôn xuống trên đồng lúa mỳ

Ngày nay tất cả đều công nghiệp hóa, đồng quê dường như chỉ có tiếng chim hót. Đến mùa gặt hái thỉnh thoảng thấy những chiếc xe công nông tiến vào cánh đồng, gặt hái hay bừa cày đất tơi… Nhiều làng quê bé nhỏ ở Pháp chỉ cách Paris khoảng 50-60km như Chevreuse, Auneau, Gallardon với vài ngàn dân có nhiều danh lam thắng cảnh quyến rũ. Người dân Paris yêu thiên nhiên đã về đây mua đất xây nhà, làm nhà nghỉ cuối tuần. Sức hấp dẫn của làng quê không chỉ qua văn chương Pháp mà qua nhiều bức tranh hội họa của nhiều họa sĩ.

Tháp Gallardon

 Tháp Gallardon

Tháp Gallardon, trong nội chiến tôn giáo 100 ngày, bị pháo đối phương phá vỡ, dân làng vẫn giữ không phá để lấy đá xây nhà, không sửa tiếp để lại như một minh chứng lịch sử, về tài năng xây dựng. Tháp xưa trở thành di tích lịch sử, thu hút du khách ngày nay. Tháp Gallardon cổ xây từ thế kỷ 12, xây bằng đá tổ ong dày 4,5m và cao 18m nằm trên quả đồi cao để canh vùng Gallardon và khu vực lân cận. Trong cuộc chiến 100 năm, năm 1443 bá tước Dunois đã lấy lại được từ người Anh, nên tháp canh bị pháo nã vỡ. Năm 1913, người Pháp đưa tháp thành di tích lịch sử quốc gia cần được bảo tồn để chứng minh sự chiến thắng của Pháp khi giữ tháp canh và một công trình hoành tráng của Pháp thời Trung cổ. Người ta để nguyên khuôn viên và rào quanh để tránh nguy hiểm, mọi người từ khoảng 10m chiêm ngưỡng một di tích lịch sử kỳ lạ và đẹp.

Nhà thờ đá và nhà cổ

Nhà thờ cổ Saint Georges d’Ymeray 

Mỗi làng nhỏ đều có một nhà thờ đá cổ kính. Nhiều nhà thờ xưa nhỏ bé chỉ còn lại làm bảo tàng, do dân số tăng, các con chiên xây gần đó một nhà thờ mới lớn hơn. Chiều chiều vẫn nghe tiếng chuông nhà thờ thánh thót vang đến tận đồng xa. Một trong số đó là nhà thờ Chartres nổi tiếng đêm hè, lúc giờ tí chiếu đèn sáng có hình ảnh nhắc lại lịch sử tôn giáo và lịch sử nước Pháp. Tôn giáo cũng không tách ra khỏi lịch sử đất nước. Chiến tranh là ảnh hưởng chung. Nhiều quả bom đã từng dội xuống phá nát nhà thờ, cung điện chưa kể thiên tai… Tháp canh Gallardon là một bằng chứng sống về sự tàn phá của chiến tranh. Chiến tranh không chừa một ai. Đêm biểu diễn ánh sáng và âm thanh luôn nhắc đến cuộc cách mạng Pháp đã đem đến một nước cộng hòa Pháp: Tự do – Bình đẳng- Bác ái. Một số lâu đài cung điện trở thành của nhân dân, mọi người vào xem hầu như miễn phí. Nhà thờ này là thủ phủ vùng nhằm để thu hút thanh niên làng quê thích đổi chút không khí điền viên nơi quê nhà vắng lặng.

Pháo đài thành cổ

Pháo đài cổ Dourdan từ thời trung cổ thế kỷ XIII, nằm ở khu rừng rộng lớn, bao bọc thành đá, nay là trung tâm du lịch của thành phố ngoại vi cách Paris 45km. Xung quanh lâu đài luôn có mương nước rộng bao quanh và tháp canh, cổng có thể kéo lên, hạ xuống khi có kẻ ngoại bang. Thế kỷ XVII biến thành nhà tù và từng giam 300 tù nhân trong thời kỳ cách mạng Pháp. Bên trong đã tàn tạ. Sau này tòa thị chính mua lại để tu sửa làm bảo tàng và nơi du lịch.

Ngày nay, nhiều làng nhỏ ở Pháp vẫn còn giữ những vết tích thành cổ bằng đá bao quanh bảo vệ lãnh địa thời các lãnh vương tranh giành thuộc địa. Việc cấm xây những nhà cao ở thôn quê để giữ được quang cảnh chung của thôn xóm. Ngay những khu mới cũng chỉ được phép xây những ngôi nhà 2 tầng quanh rìa làng. Chặt cây lớn đều phải xin phép tòa thị chính, dù trên đất tư nhân.

Nhà kho cất thóc cổ xưa bằng đá

Yêu văn hóa, trân trọng cổ vật xưa cũng là một nếp sống văn hóa mang tính giáo dục rất lớn ở Pháp. Mỗi làng quê bé nhỏ đều trở thành di tích văn hóa hấp dẫn khách du lịch và tăng thêm tình yêu đất nước con người nơi đây.

Nguồn: TRẦN THU DUNG – Báo Điện tử Văn hóa