Trang phục dân tộc “bánh mì” của H’Hen Niê gây tranh cãi

VHO- Với trang phục dân tộc của đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới vừa được ban tổ chức chọn là thiết kế “Bánh mì”, cư dân mạng đã bùng nổ tranh cãi dữ dội về sự lựa chọn lần này.

Ngày 22/11, trong buổi gặp gỡ truyền thông trước khi lên đường dự thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới, H’Hen Niê – đại diện Việt Nam đã trình diễn 3 thiết kế được tuyển chọn cho trang phục dân tộc mà người đẹp sẽ mặc thi đấu tại Hoa hậu Hoàn vũ 2018.

3 bộ trang phục mang 3 ý tưởng là: “Bánh mì” lấy cảm hứng từ món ăn dân dã của người dân Việt Nam; “Phố cổ” tái hiện khung cảnh quen thuộc của phố cổ Hội An; “Ngũ hổ” hình ảnh tranh thờ Hàng Trống và nghệ thuật hát Tuồng.

3 bộ trang phục mang 3 ý tưởng là: “Bánh mì” lấy cảm hứng từ món ăn dân dã của người dân Việt Nam; “Phố cổ” tái hiện khung cảnh quen thuộc của phố cổ Hội An; “Ngũ hổ” hình ảnh tranh thờ Hàng Trống và nghệ thuật hát Tuồng.

Kết quả, trang phục Bánh mì đã được chọn, so với bản thiết kế từng được HHen Niê mặc trước đó, trang phục này được thay đổi với váy cup ngực. Người đẹp khoe trọn vai trần quyến rũ vóc dáng gợi cảm.

Kết quả, trang phục Bánh mì đã được chọn, so với bản thiết kế từng được H’Hen Niê mặc trước đó, trang phục này được thay đổi với váy cup ngực. Người đẹp khoe trọn vai trần quyến rũ vóc dáng gợi cảm.

Ngay khi thông tin về trang phục dân tộc chính thức của H’hen tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới, cộng đồng mạng đã nhanh chóng nổ ra tranh cãi quyết liệt. Người hâm mộ cho rằng trang phục dân tộc Bánh Mì “kém sang”. Mặt khác, bánh mì là món ăn không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều quen thuộc với bánh mì, rất khó để khẳng định bánh mì là món ăn đặc trưng, truyền thống của riêng người Việt Nam.

“Bánh mì là một món ăn có nguồn gốc từ Phương Tây và người Hoa (Trung Quốc) du nhập vào nước ta từ những năm thế kỷ 19, sao lại chọn nó làm hình ảnh và gọi nó là Quốc phục? Trong khi Việt Nam chúng ta còn có rất nhiều thứ để làm hình ảnh biểu tượng? Thật quá khó hiểu với những người chẳng bao giờ tìm hiểu lịch sử nước nhà”, một khán giả ý kiến về việc chọn ý tưởng bánh mì.

Hoa hậu Thu Hoài cũng đưa ra nhận định bộ trang phục vừa không phù hợp để đại diện cho văn hóa Việt Nam mà còn khiến sắc vóc của Hhen Niê bị lu mờ.
Hoa hậu Thu Hoài cũng đưa ra nhận định bộ trang phục vừa không phù hợp để đại diện cho văn hóa Việt Nam mà còn khiến sắc vóc của H’hen Niê bị lu mờ.

Hoa hậu Thu Hoài chia sẻ: “Bánh mì không bao giờ có thể đại diện cho nền văn hóa Việt Nam và càng xa xỉ hơn nếu đặt cho nó cái tên quốc phục. Nó chỉ là một sáng tạo có phần độc đáo, lạ lùng, chứ rất khó làm tốt vai trò trợ giúp em tỏa sáng trên một sân chơi quốc tế.

Chưa nói tới việc nó không thể tôn lên vóc dáng, đường nét hay thần thái của em, sự phối kết hợp giữa các món đồ thậm chí còn kéo lùi nhan sắc của em xuống thấp hơn. Làn da nâu, mái tóc tém kết hợp với chiếc nón lá và ổ bánh mì xếp xung quanh sẽ tạo ra hình tượng gì hả em?”

Ngay tại buổi công bố, dường như cũng dự đoán được sẽ có nhiều ý kiến tranh luận từ khán giả, HHen Niê đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình: Thực chất, HHen Niê muốn thay đổi hình ảnh của bản thân trong nhiều phong cách khác nhau để tìm ra điều phù hợp nhất với bản thân. Chỉ là chưa tốt, chưa hoàn hảo chứ không phải là không tốt, không hoàn hảo. Giống như con người, sự trưởng thành phải được bồi đắp từng chút từng chút một. 5 người 10 ý, trang phục dân tộc cũng được ấn định nên hơn ai hết, HHen Niê mong muốn nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ để đạt được kết quả cao nhất, có được năng lượng tích cực hoàn thành trách nhiệm đè nặng trên vai”.

Ngay tại buổi công bố, dường như cũng dự đoán được sẽ có nhiều ý kiến tranh luận từ khán giả, H’Hen Niê đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình: “Thực chất, H’Hen Niê muốn thay đổi hình ảnh của bản thân trong nhiều phong cách khác nhau để tìm ra điều phù hợp nhất với bản thân. Chỉ là chưa tốt, chưa hoàn hảo chứ không phải là không tốt, không hoàn hảo. Giống như con người, sự trưởng thành phải được bồi đắp từng chút từng chút một. 5 người 10 ý, trang phục dân tộc cũng được ấn định nên hơn ai hết, H’Hen Niê mong muốn nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ để đạt được kết quả cao nhất, có được năng lượng tích cực hoàn thành trách nhiệm đè nặng trên vai”.

Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Tiến Doãn – Nhà thiết kế chuyên về nhận diện thương hiệu bằng y phục, anh cho rằng không có một quốc gia nào trên thế giới có quốc phục, nên chúng ta không dùng từ quốc phục ở đây để tranh cãi. Anh cho biết, khi đến với cuộc thi mang tính quốc tế, chúng ta mang theo hành trang văn hóa, y áo – trang phục – là một đề bài rất khó, vì phải trả lời nhiều câu hỏi tại sao một cách rõ ràng, chân thật nhất.

Anh chia sẻ trên trang cá nhân: “Năm trước Thái Lan khai thác các ý tưởng để quảng bá du lịch Năm 2018, với thiết kế này, Việt Nam đang mày mò đi theo. Tại sao chúng ta không đi độc lập một con đường, mà chúng ta cứ đạp chân theo con đường mà người ta đã đi, mà đi rất lâu rồi, liệu đi theo con đường cũ, giải pháp an toàn, nhưng lạc hậu, và lỗi thời chắc chắn có… Nhưng phải công nhận trang phục Việt Nam có nhiều sự tỉ mỉ”.


Anh cũng nêu ví dụ về những thiết kế có ý tưởng đồng dạng với những thiết kế các năm trước, cụ thể ở cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thái Lan (Miss Grand Thailand) cũng với sự sáng tạo tương tự. Điều này rất khó khăn để nhận diện thiết kế của Việt Nam được chọn ở hiện tại là độc và lạ.

Anh cũng nêu ví dụ về những thiết kế có ý tưởng đồng dạng với những thiết kế các năm trước, cụ thể ở cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thái Lan (Miss Grand Thailand) cũng với sự sáng tạo tương tự. Điều này rất khó khăn để nhận diện thiết kế của Việt Nam được chọn ở hiện tại là độc và lạ.

“Trang phục truyền thống, là thông điệp văn hóa, cảm xúc về bản sắc. Khi nhìn hình thì chưa thể có một phát biểu chính xác, vì liên quan đến nhiều yếu tố: thông điệp, chiến lược, quan điểm, sự duy chuyển, vận chuyển. Nhìn tấm hình mà Hoa hậu mặc một loại trang phục có nhiều ổ bánh mì, kết lại hình trái tim, thì rất khó để có 1 ý kiến chính xác. Nhưng qua tấm ảnh thì rất công phu, tỉ mỉ, chắc chắn mất rất nhiều thời gian lao động để hoàn thành mẫu này”, anh Tiến Doãn chia sẻ ý kiến về trang phục của H’hen Niê được chọn tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018. Anh cũng đánh giá khá cao về đại diện Việt Nam trong năm nay.

Hiện, các cuộc tranh cãi vẫn chưa dừng lại trên mạng xã hội và truyền thông. Ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam – đơn vị hỗ trợ và đưa H’hen Niê tham dự cuộc thi quốc tế cho biết trong thời gian tới sẽ có nhiều chia sẻ cụ thể về vấn đề này.

Theo Dân Trí

Việt Nam ghi dấu ấn trên bản đồ golf thế giới

VHO- Vượt qua Thái Lan, Indonesia và các quốc gia khác trong khu vực để  nhận danh hiệu “Điểm đến golf tốt nhất châu Á” tại lễ trao giải thường niên World Golf Awards 2018 tổ chức tại Tây Ban Nha mới đây, Việt Nam một lần nữa ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch golf thế giới.

Năm 2018 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam vinh dự được tổ chức World Golf Awards trao giải thưởng “Asia’s Best Golf  Destination” (Điểm đến Golf tốt nhất châu Á).

Năm nay, có 2 đơn vị của Việt Nam cũng được nhận giải thưởng của World Golf Awards là The Grand, Ho Tram Strip với giải “Asia’s Best Golf Hotel” (Khách sạn Golf tốt nhất châu Á) và Ba Na Hill Golf Club với giải “Asia’s Best Golf Course” (Sân Golf tốt nhất châu Á). Hai đơn vị này đã nhiều năm liên tiếp nhận được các giải thưởng trên.

Sản phẩm du lịch golf đã được xác định là một trong những tiềm năng của du lịch Việt Nam và cũng là sản phẩm có sức phát triển mạnh mẽ ở khu vực châu Á, nơi có nhiều điểm đến golf nổi tiếng và tốt nhất thế giới, với lợi thế có thời tiết thuận lợi cho hoạt động chơi golf quanh năm.

Trong khi đó, khách chơi golf, phần lớn là các doanh nhân, không chỉ đơn thuần là đến đánh golf mà còn là những khách du lịch có chất lượng đối với điểm đến với đặc điểm lưu trú dài ngày và khả năng chi trả cao. Vì vậy, khách du lịch golf luôn được các điểm đến quan tâm, thu hút.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã trao quyết định bổ nhiệm ông Greg Norman, người Úc, huyền thoại golf thế giới là Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2018- 2021 cũng với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn điểm đến Golf Việt Nam trên toàn thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đón tiếp tân Đại sứ Du lịch Việt Nam Greg Norman tại Văn phòng Chính phủ, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ với sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch golf tại Việt Nam nói riêng. Vì vậy, đây là thời điểm mà ngành Du lịch cần xây dựng một chiến lược dài hạn phát triển, truyền thông sản phẩm du lịch golf của Việt Nam và đưa du lịch golf trở thành một động lực thúc đẩy phát triển du lịch và đầu tư vào Việt Nam.

Đại diện Ho Tram Trip nhận giải thưởng Khách sạn Golf tốt nhất châu Á 2018

World Golf Awards được đánh giá là giải thưởng uy tín nhất trong ngành du lịch golf, nhằm vinh danh những sân golf có chất lượng đẳng cấp quốc tế hay những tổ chức có nhiều đóng góp với sự phát triển của lĩnh vực này trên toàn cầu. Kết quả của những đơn vị thắng cuộc tại lễ trao giải World Golf Awards 2018 dựa trên một khảo sát mở trên mạng kéo dài hơn 7 tháng.

Các sân golf ở Việt Nam đa số đều có chất lượng tốt, do những nhà thiết kế hàng đầu thế giới xây dựng. Việt Nam có nhiều sân golf sở hữu cảnh quan đẹp và độ thử thách cao, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực  để thu hút khách du lịch kết hợp chơi golf.

P.V

Cần khơi dậy được sự sáng tạo, giá trị của từng cá nhân

VHO-  “Hoàn cảnh sống khác nhau nhưng mỗi người đều có thể cống hiến, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn”, đó là thông điệp nổi bật trong lễ trao Giải thưởng và học bổng KOVA lần thứ 16-2018, diễn ra vào cuối tuần qua với sự tham dự nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Uỷ ban Giải thưởng KOVA; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng 200 cá nhân, tập thể được nhận giải và học bổng.

Giải thưởng KOVA dành cho những sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, sinh viên có những công trình nghiên cứu triển vọng; những người “sống đẹp”, những nhà khoa học, những người âm thầm, nỗ lực và đam mê nghiên cứu trong các lĩnh vực và những công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng đã và đang phát huy tác dụng, có nhiều cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Trải qua 16 năm, Giải thưởng KOVA đã tôn vinh những người Việt Nam xuất sắc, những tấm gương sáng trên khắp cả nước trong các lĩnh vực của đời sống, kinh tế-xã hội. Đặc biệt, Giải thưởng không hạn chế tuổi tác, đến nay, độ tuổi của người đoạt giải trẻ nhất là 19 tuổi và người lớn tuổi nhất là 101 tuổi…

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự trân trọng, cảm động trước nỗ lực của rất nhiều nhà khoa học, các bạn sinh viên và những con người bình dị đã vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn để sống ý nghĩa hơn, cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội. “Trong mỗi con người luôn có những giá trị vô cùng tốt đẹp nhưng đôi khi bị lãng quên do sự vất vả mưu sinh đời thường, hay lợi ích trước mắt. Hơn lúc nào hết chúng ta phải khơi dậy những điều đó”, Phó Thủ tướng chia sẻ.

Nhắc lại câu hỏi mà nhiều chuyên gia đặt ra khi xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 là đến thời điểm đó đất nước sẽ như thế nào, Phó Thủ tướng nhấn mạnh mong muốn lớn nhất của nhiều người Việt Nam là đất nước không thể mãi nghèo, mãi đi sau. Muốn vậy phải làm rất nhiều việc, trong đó chắc chắn cần khơi dậy được sự sáng tạo, giá trị của từng cá nhân; đặc biệt là hoài bão và niềm tin người Việt Nam cần và nhất định có thể bằng sự sáng tạo để giàu lên. Đó là một trong những mục tiêu của Giải thưởng KOVA và nhiều phong trào, giải thưởng khác hướng tới.

Nhưng Việt Nam không chỉ cần phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, bảo vệ môi trường mà còn cần nhân lên các giá trị tốt đẹp trong xã hội, đẩy lùi, loại bỏ những mặt trái của cơ chế thị trường, biểu hiện suy thoái về đạo đức. Người dân có cuộc sống yên bình, hạnh phúc, yêu thương nhau.

Theo Phó Thủ tướng, để tận dụng được cơ hội từ sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0, công tác phát triển nguồn nhân lực nhất thiết phải thay đổi. Yêu cầu đặt ra là đào tạo được những con người nhân ái, có tấm lòng; biết làm hết sức mình, hy sinh vì việc tốt; sáng tạo, dám nghĩ, dám làm khác; có lòng yêu nước thương nòi, có ý thức công dân toàn cầu.

Theo Chinhphu.vn

Khai mạc Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII: Có sức khỏe mới thành công

VHO-Tối 25.11.2018, Lễ khai mạc Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII – năm 2018 được tổ chức tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Dự Lễ khai mạc có  Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng lãnh đạo các Bộ, ngành của Trung ương và Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã hoan nghênh kết quả Đại hội Thể thao các cấp và trân trọng ghi nhận, biểu dương nỗ lực của thành phố Hà Nội, Bộ VHTTDL, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố cùng tất cả các đơn vị, cá nhân đã chuẩn bị tốt cho Đại hội. “Đại hội nhằm góp phần phát triển thể thao thành tích cao mang lại vinh quang cho Tổ quốc và trên hết là nhằm cổ vũ phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: Việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân mạnh khỏe, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe. Như vậy tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Người trẻ tuổi luyện tập thể thao để học cho tốt, lao động cho tốt để lập nghiệp, để cống hiến; người cao tuổi thì luyện tập thể thao để sống khỏe, sống vui, làm chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên cho con cháu. Khỏe để bảo vệ Tổ quốc. Khỏe để kiến thiết đất nước”, Phó Thủ tướng nói.

Sau lời đề nghị của Thủ tướng, Sân vận động quốc gia Mỹ Đình vang lên câu khẩu hiệu: “Rèn luyện thân thể – bảo vệ Tổ quốc, rèn luyện thân thể – kiến thiết đất nước. Thể dục – khỏe”, như một lời hứa của các thế hệ nhằm thực hiện Lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chủ tịch.

Trước đó, Lễ khai mạc đã bắt đầu với màn diễu hành, biểu dương lực lượng của 65 tỉnh, thành, ngành và màn rước đuốc, nghi thức thiêng liêng của Đại hội. Ngọn đuốc của Đại hội đã được 3 VĐV xuất sắc của thủ đô, rước từ Bảo tàng Hồ Chí Minh rồi trao cho 3 VĐV xuất sắc của thể thao Việt Nam. Đó là nhà vô địch Olympic 2016 Hoàng Xuân Vinh, nhà vô địch Asian Games 18 môn Điền kinh Bùi Thị Thu Thảo và nhà vô địch Asian Games 18 môn Rowing Phạm Thị Thảo. Ngọn đuốc cũng đã được VĐV tiêu biểu nhất của thể thao Việt Nam trong lịch sử hơn 70 năm Hoàng Xuân Vinh thắp sáng trên đài đuốc. Và ngọn lửa của lòng yêu nước, của khát vọng chinh phục đỉnh cao sẽ được thắp sáng trong suốt những ngày tranh tài của Đại hội.

Chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc

Bên lề Lễ khai mạc, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao 1, Ủy ban TDTT (nay là Tổng cục TDTT) ông Nguyễn Hồng Minh cho rằng ý nghĩa lớn nhất của việc tổ chức Đại hội là tạo nên một cuộc vận động lớn để người dân quan tâm đến việc rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và thể lực. Với vai trò là Trưởng ban chuyên môn kỹ thuật của 5 kỳ Đại hội, từ Đại hội lần thứ nhất đến Đại hội lần thứ V, ông Minh nhớ lại: “Lần đầu tiên quyết định tổ chức Đại hội vào năm 1985, khi đó Ban Bí thư có ra một chỉ thị nêu lên mục đích, ý nghĩa, vai trò, tác dụng của việc tổ chức Đại hội TDTT toàn quốc. Trong đó nói rõ là mục đích và ý nghĩa to lớn nhất của Đại hội TDTT là một cuộc vận động lớn để toàn dân quan tâm đến việc tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, nâng cao đời sống, văn hóa thể chất và tinh thần, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Ông Minh nói tiếp: “Ở đây chúng ta phải quan tâm đến cụm từ “là một cuộc vận động”. Điều đó có nghĩa là cuộc vận động sẽ phải rộng lớn, sẽ được triển khai trên toàn quốc, sẽ phải lâu dài và có hệ thống, từ cấp cơ sở là các xã, phường, thị trấn, quận, huyện đến cấp tỉnh rồi cấp trung ương là toàn quốc rồi trong cả các ngành như Công an, Quân đội, Giáo dục hay trước đây có thêm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tức là tất cả xã hội phải tham gia vào cuộc vận động nâng cao sức khỏe, góp phần xây dựng, bảo vệ đời sống mới”.

Cũng theo vị chuyên gia đầu ngành về thể thao này, ý nghĩa to lớn thứ hai của việc tổ chức Đại hội là nhằm mục đích tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo, xây dựng lực lượng VĐV để từ đó tuyển chọn ra những VĐV xuất sắc của các tỉnh tham gia Đại hội toàn quốc rồi từ đó phát hiện ra nhân tài cho các đội tuyển quốc gia, chuẩn bị cho các cuộc thi đấu quốc tế của thể thao Việt Nam. Và mục đích, ý nghĩa ấy, theo ông Minh đã được thực hiện qua các kỳ tổ chức Đại hội.

“Ý nghĩa to lớn của việc tổ chức Đại hội, đến giờ không phải ai cũng có thể biết rõ như ngày xưa. Vì thế cũng cần nâng cao công tác giáo dục, tuyên truyền để làm sao cho cuộc vận động lớn vì sức khỏe này được nhân dân hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. Đã có ý kiến cho rằng, điều lệ thi đấu của các môn trong Đại hội giống với các cuộc thi đấu tại giải vô địch quốc gia, vậy thì chúng ta tổ chức Đại hội để làm gì? Tôi xin thưa, đó là quan niệm hết sức sai lệch bởi ý nghĩa lớn nhất của Đại hội là cuộc vận động nâng cao sức khỏe toàn dân để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc chứ không đơn thuần chỉ là cuộc thi đấu của các môn thể thao”, ông Minh nói.

 Đại hội nhằm góp phần phát triển thể thao thành tích cao mang lại vinh quang cho Tổ quốc và trên hết là nhằm cổ vũ phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: Việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân mạnh khỏe, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe…

(Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam)

 Nguồn: THU SÂM; ảnh: TRẦN HUẤN – Báo Điện tử Văn hóa

Những món ăn bán đầy vỉa hè Việt bất ngờ “nổi danh” trên báo Tây

VHO- Ngoài phở và bún chả, nhiều món ăn ở Việt Nam như: bánh mỳ, bánh xèo, hủ tiếu… cũng được nhiều chuyên trang ẩm thực uy tín trên thế giới đánh giá là những món ăn đường phố có hương vị độc đáo, thơm ngon.

Bún chả

Bún chả là món ăn được ưa thích ở Hà Nội. Món ăn này liên tục xuất hiện trong những bảng xếp hạng ẩm thực ngon nhất của các báo, tạp chí, website du lịch uy tín trên thế giới. Nguyên liệu làm món ăn này khá đơn giản, thịt nạc vai hoặc ba chỉ thái vừa miếng, nếu làm chả viên thì băm nhỏ thịt sau đó trộn với gia vị, hành, xả và nướng trên than hoa.

Bún chả là món ăn được ưa thích ở Hà Nội. Món ăn này liên tục xuất hiện trong những bảng xếp hạng ẩm thực ngon nhất của các báo, tạp chí, website du lịch uy tín trên thế giới. Nguyên liệu làm món ăn này khá đơn giản, thịt nạc vai hoặc ba chỉ thái vừa miếng, nếu làm chả viên thì băm nhỏ thịt sau đó trộn với gia vị, hành, xả và nướng trên than hoa.

Những miếng thịt chín vàng ruộm thấm đều gia vị, có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Món bún chả được ăn nóng, chấm nước mắm, ăn kèm rau sống và bún. Năm 2016, Tổng thống Mỹ Obama cùng đầu bếp Anthony Bourdain khi đến Việt Nam cũng đã ghé một nhà hàng trên phố cổ Hà Nội thưởng thức bún chả. Một số địa chỉ bán bún chả nổi tiếng ở Hà Nội: bún chả Đắc Kim số 1 Hàng Mành, bún chả Cửa Đông (Hoàn Kiếm, Hà Nội), bún chả 34 Hàng Than, bún chả Hương Liên 24 Lê Văn Hưu…

Những miếng thịt chín vàng ruộm thấm đều gia vị, có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Món bún chả được ăn nóng, chấm nước mắm, ăn kèm rau sống và bún. Năm 2016, Tổng thống Mỹ Obama cùng đầu bếp Anthony Bourdain khi đến Việt Nam cũng đã ghé một nhà hàng trên phố cổ Hà Nội thưởng thức bún chả. Một số địa chỉ bán bún chả nổi tiếng ở Hà Nội: bún chả Đắc Kim số 1 Hàng Mành, bún chả Cửa Đông (Hoàn Kiếm, Hà Nội), bún chả 34 Hàng Than, bún chả Hương Liên 24 Lê Văn Hưu…

Phở

Phở là một món ăn tinh tế, có từ lâu đời và được xem là món ăn tượng trưng cho ẩm thực Hà Nội. Phở được bày bán từ các quán bình dân vỉa hè đến các nhà hàng sang trọng. Khi ăn phở người ta ăn trong những bát sứ. Chỉ cần ngửi mùi thơm của nước dùng cũng đủ để ta cảm thấy lôi cuốn, hấp dẫn. Các hương vị của thịt, xương, rau thơm quyện vào nhau tạo nên mùi thơm đặc biệt đi vào lòng người. Một số địa chỉ bán phở nổi tiếng Hà Nội: Phở Bát Đàn (49 Bát Đàn, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Phở Châm (63 Yên Ninh, quận Ba Đình); Phở Thìn (13 Lò Đúc)...

Phở là một món ăn tinh tế, có từ lâu đời và được xem là món ăn tượng trưng cho ẩm thực Hà Nội. Phở được bày bán từ các quán bình dân vỉa hè đến các nhà hàng sang trọng. Khi ăn phở người ta ăn trong những bát sứ. Chỉ cần ngửi mùi thơm của nước dùng cũng đủ để ta cảm thấy lôi cuốn, hấp dẫn. Các hương vị của thịt, xương, rau thơm quyện vào nhau tạo nên mùi thơm đặc biệt đi vào lòng người. Một số địa chỉ bán phở nổi tiếng Hà Nội: Phở Bát Đàn (49 Bát Đàn, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Phở Châm (63 Yên Ninh, quận Ba Đình); Phở Thìn (13 Lò Đúc)…

Bánh mỳ

Bánh mì là một món ăn dân dã tại Việt Nam. Đây được đánh giá là một trong món ăn mà du khách phải thử khi tới Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh hay phố cổ Hội An. Món bánh mì giòn rụm bên ngoài, mềm và mọng nước bên trong, ăn với thịt lợn, các loại rau sống, chả, xúc xích, pate và nhiều nguyên liệu khác gia giảm tùy theo mỗi vùng miền. Theo bảng xếp hạng từ website du lịch uy tín traveller.com.au của nước Úc, cùng với nhiều món sandwich khác, bánh mì Việt Nam được nhiều du khách cực kỳ yêu thích và có tên trong bảng xếp hạng 10 món sandwich ngon nhất thế giới.

Bánh mì là một món ăn dân dã tại Việt Nam. Đây được đánh giá là một trong món ăn mà du khách phải thử khi tới Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh hay phố cổ Hội An. Món bánh mì giòn rụm bên ngoài, mềm và mọng nước bên trong, ăn với thịt lợn, các loại rau sống, chả, xúc xích, pate và nhiều nguyên liệu khác gia giảm tùy theo mỗi vùng miền. Theo bảng xếp hạng từ website du lịch uy tín traveller.com.au của nước Úc, cùng với nhiều món sandwich khác, bánh mì Việt Nam được nhiều du khách cực kỳ yêu thích và có tên trong bảng xếp hạng 10 món sandwich ngon nhất thế giới.

Cà phê trứng

Thức uống độc đáo của Việt Nam đứng đầu danh sách bình chọn những loại đồ uống được pha chế từ cà phê bạn nên thử khi đi du lịch do Buzzfeed bình chọn. Năm 2017, loại đồ uống này cũng từng được CNN giới thiệu với du khách. Theo đó, món cà phê trứng ở Hà Nội ban đầu khiến nhiều du khách cảm thấy lạ lùng, nhưng khi đã dùng thử đều bị nghiện. Thức uống này là sự kết hợp giữa lòng đỏ trứng gà, sữa, đường, bơ... Tất cả được đánh mịn và sánh lên rồi thưởng thức cùng cà phê nóng. Một số địa chỉ quán cà phê trứng ở Hà Nội: Café Giảng 39 Nguyễn Hữu Huân, Cafe Đinh 13 Đinh Tiên Hoàng, café phố cổ 11 Hàng Gai.

Thức uống độc đáo của Việt Nam đứng đầu danh sách bình chọn những loại đồ uống được pha chế từ cà phê bạn nên thử khi đi du lịch do Buzzfeed bình chọn. Năm 2017, loại đồ uống này cũng từng được CNN giới thiệu với du khách. Theo đó, món cà phê trứng ở Hà Nội ban đầu khiến nhiều du khách cảm thấy lạ lùng, nhưng khi đã dùng thử đều bị “nghiện”. Thức uống này là sự kết hợp giữa lòng đỏ trứng gà, sữa, đường, bơ… Tất cả được đánh mịn và sánh lên rồi thưởng thức cùng cà phê nóng. Một số địa chỉ quán cà phê trứng ở Hà Nội: Café Giảng 39 Nguyễn Hữu Huân, Cafe Đinh 13 Đinh Tiên Hoàng, café phố cổ 11 Hàng Gai.

Phở cuốn

Món ăn được chế biến từ bánh phở cuộn với thịt bò xào đậm đà với hành tây và rau sống từng được nhiều chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới hết lời ca ngợi. Nếu bạn có dịp đến Hà Nội du lịch, sẽ thật đáng tiếc nếu không một lần nếm thử món ăn độc đáo này. Một số địa chỉ bán phở cuốn tại Hà Nội ngon: phở cuốn Chinh Thắng, số 7 Mạc Đĩnh Chi, Ngũ Xã, Phở cuốn Hương Mai 25 Ngũ Xá, phở cuốn Hưng Bên 35 Nguyễn Khắc Hiếu (quận Ba Đình)...

Món ăn được chế biến từ bánh phở cuộn với thịt bò xào đậm đà với hành tây và rau sống từng được nhiều chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới hết lời ca ngợi. Nếu bạn có dịp đến Hà Nội du lịch, sẽ thật đáng tiếc nếu không một lần nếm thử món ăn độc đáo này. Một số địa chỉ bán phở cuốn tại Hà Nội ngon: phở cuốn Chinh Thắng, số 7 Mạc Đĩnh Chi, Ngũ Xã, Phở cuốn Hương Mai 25 Ngũ Xá, phở cuốn Hưng Bên 35 Nguyễn Khắc Hiếu (quận Ba Đình)…

Bánh xèo

Bánh xèo từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân vùng Nam Bộ và trở thành món đặc sản không thể thiếu mỗi dịp có khách du lịch ghé thăm. Bánh xèo được nhiều chuyên gia ẩm thực thế giới ví như món bánh crepe tuyệt ngon của Việt Nam. CNN đã từng viết những lời ca ngợi dành cho món ăn này: Một chiếc bánh xèo ngon là phải giòn rụm, lớp vỏ ngoài vàng ươm và nở phồng lên với nhân tôm, thịt heo, giá đỗ và được ăn kèm với các loại rau thơm hết sức thú vị”. Tại Sài Gòn bạn có thể ghé thăm các địa chỉ sau để thưởng thức: Bánh xèo Mười Xiềm số nhà 190 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 6, quận 3; Bánh xèo Bà Hai số nhà 64 đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận; bánh xèo NGọc Sơn số nhà 103 đường Ngô Quyền thuộc phường 11 quận 5...

Bánh xèo từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân vùng Nam Bộ và trở thành món đặc sản không thể thiếu mỗi dịp có khách du lịch ghé thăm. Bánh xèo được nhiều chuyên gia ẩm thực thế giới ví như món bánh crepe tuyệt ngon của Việt Nam. CNN đã từng viết những lời ca ngợi dành cho món ăn này: “Một chiếc bánh xèo ngon là phải giòn rụm, lớp vỏ ngoài vàng ươm và nở phồng lên với nhân tôm, thịt heo, giá đỗ và được ăn kèm với các loại rau thơm hết sức thú vị”. Tại Sài Gòn bạn có thể ghé thăm các địa chỉ sau để thưởng thức: Bánh xèo Mười Xiềm số nhà 190 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 6, quận 3; Bánh xèo Bà Hai số nhà 64 đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận; bánh xèo NGọc Sơn số nhà 103 đường Ngô Quyền thuộc phường 11 quận 5…

Cao Lầu

Cao lầu từng được tờ Guardian đánh giá là món ngon chứa đựng được lịch sử của cả Hội An chỉ trong một tô mì. Cao lầu có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mì Quảng, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.

Cao lầu từng được tờ Guardian đánh giá là món ngon chứa đựng được lịch sử của cả Hội An chỉ trong một tô mì. Cao lầu có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mì Quảng, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.

Bún bò Huế

Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo… Đầu bếp Mỹ nổi tiếng Anthony Bourdain khi ăn thử món bún bò Huế đã thốt lên rằng: Bún bò Huế là món súp ngon nhất Thế giới. Theo ông, món bún này có hương vị vô cùng đặc biệt và rất đậm đà.

Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo… Đầu bếp Mỹ nổi tiếng Anthony Bourdain khi ăn thử món bún bò Huế đã thốt lên rằng: “Bún bò Huế là món súp ngon nhất Thế giới”. Theo ông, món bún này có hương vị vô cùng đặc biệt và rất đậm đà.

Hủ tiếu


Vị đầu bếp tài ba và cực kỳ khó tính Gordon Ramsay của Master Chef (Mỹ) từng đến Việt Nam ghi hình cho một chương trình ẩm thực thực tế của Mỹ. Nhân dịp này ông đã có dịp nếm thử món hủ tiếu nổi tiếng của Việt Nam và nhận xét là: Nó thật thú vị, thật ngon và đây là hương vị lần đầu tiên ông được nếm.

Vị đầu bếp tài ba và cực kỳ khó tính Gordon Ramsay của Master Chef (Mỹ) từng đến Việt Nam ghi hình cho một chương trình ẩm thực thực tế của Mỹ. Nhân dịp này ông đã có dịp nếm thử món hủ tiếu nổi tiếng của Việt Nam và nhận xét là: “Nó thật thú vị, thật ngon và đây là hương vị lần đầu tiên ông được nếm”.

Theo Hiệp Nguyễn/Dân trí

Ronaldo đã bứt tốc tiếm ngôi Vương của Messi ở Champions League như thế nào?

VHO- Trước mùa giải 2012/13, Lionel Messi đã ghi nhiều hơn Ronaldo 13 bàn ở Champion League. Nhưng CR7 đã có màn bứt tốc tuyệt vời khi ghi đến 83 bàn ở sân chơi số một châu Âu trong 6 mùa giải gần nhất để vươn lên dẫn đầu danh sách ghi bàn trong lịch sử Champions League.

Cristiano Ronaldo đã có thành tích tuyệt vời ở Champions League trong 6 mùa giải gần nhất, bao gồm 6 mùa liên tiếp ghi bàn nhiều nhất giải đấu và 4 lần nâng cao chức vô địch cùng Real Madrid.

Phong độ ổn định tuyệt vời trong một thời gian dài đã giúp Ronaldo vượt qua thành tích của Lionel Messi, cầu thủ ghi bàn số một ở Champions League trong 4 mùa giải liên tiếp từ 2008/09 đến 2011/12.

Trước mùa giải 2012/13, Messi đã ghi 51 bàn ở Champions League, nhiều hơn 13 bàn so với thành tích của Ronaldo.

Ronaldo đã phế truất ngôi Vương của Messi ở Champions League như thế nào? - Ảnh 3.
Trước mùa giải 2012/13, Messi đã sở hữu phong độ ghi bàn tốt ở Champions League

Nhưng trong 6 mùa giải kế tiếp, ngôi sao Barcelona chỉ có một mùa giải duy nhất trở thành Vua phá lưới ở Cúp châu Âu, đó là mùa giải 2014/15 khi anh chia sẻ danh hiệu cầu thủ ghi bàn nhiều nhất Champions League cùng Ronaldo, hai người cùng có 10 bàn thắng.

Tính ra, Messi chỉ có 2 lần ghi ít nhất 10 bàn trong 6 mùa giải gần nhất, trong khi Ronaldo luôn ghi ít nhất 10 bàn trong khoảng thời gian này, trung bình 13,8 bàn/mùa giải.

Ronaldo đã phế truất ngôi Vương của Messi ở Champions League như thế nào? - Ảnh 5.
Ronaldo là Vua phá lưới 6 mùa giải gần nhất ở Champions League

3 mùa giải gần nhất, Messi cũng chỉ có 23 pha lập công, kém đến 20 bàn so với Ronaldo trong cùng khoảng thời gian này.

Phong độ ghi bàn khủng khiếp đã giúp Ronaldo cân bằng thành tích ghi bàn với Messi ở mùa giải 2013/14 (cả hai đều có 67 bàn), trước khi vượt lên dẫn trước đối thủ 20 bàn sau khi kết thúc mùa giải 2017/18.

Ronaldo đã phế truất ngôi Vương của Messi ở Champions League như thế nào? - Ảnh 6.
Thành tích ghi bàn của Ronaldo và Messi ở Champions League

Nhưng Lionel Messi cũng chưa hết hy vọng đuổi kịp thành tích ghi bàn của Ronaldo ở Champions League. Ngoài việc trẻ hơn đối thủ 2 tuổi, Messi cũng sở hữu hiệu suất nhả đạn tốt hơn Ronaldo ở Cúp Châu Âu, cụ thể là 0,83 bàn/trận so với 0,78 bàn/trận.

Hiện tại, Messi cũng đã ghi 5 bàn sau 2 lần ra sân ở Champions League mùa này, trong khi Ronaldo mới có 1 pha lập công sau 3 trận thi đấu cho Juventus ở đấu trường danh giá nhất cấp độ CLB.

Ronaldo đã phế truất ngôi Vương của Messi ở Champions League như thế nào? - Ảnh 8.
Messi đang có phong độ cao ở Champions League mùa này

Nói cách khác, Messi hoàn toàn có thể cải thiện thành tích ghi bàn ở Champions League, nếu Barca tiến sâu, hoặc vô địch nhiều như Real Madrid, trong khi Ronaldo không thể đi xa cùng Juventus.

Top 5 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất lịch sử Champions League

Cầu thủ  Bàn thắng
Cristiano Ronaldo  121
Lionel Messi 105
Raul Gonzalez 71
 Karim Benzema 59
Ruud van Nistelroy 56

Theo WEBTHETHAO

Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam (Vietnam Travel & Tourism Summit) 2018: Giải pháp toàn diện nào đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?

VHO- Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam (Vietnam Travel & Tourism Summit) 2018 nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic Forum- ViEF) 2018 lần đầu tiên được tổ chức, dự kiến diễn ra tại Hà Nội trong các ngày 5-6/12.

Chương trình do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp cùng VnExpress và Hội đồng tư vấn du lịch TAB tổ chức. Dự kiến, tới dự Diễn đàn có 1.500 khách mời gồm: lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Bộ VHTTDL, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, 30 diễn giả, hơn 500 CEO + CIO, trên 300 chuyên gia du lịch và đại diện hàng trăm cơ quan báo chí trung ương, địa phương. 
Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới tham dự
Để tăng cường hợp tác quốc tế cho du lịch Việt Nam và quảng bá hình ảnh đất nước, BTC Diễn đàn đã mời các nhà sáng lập kiêm Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc các tập đoàn lớn nhất thế giới về du lịch và dịch vụ du lịch thuộc các quốc gia/thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam như: Tập đoàn Flight Centre (Australia), Tập đoàn Virgin (Anh), Tập đoàn H.I.S (Nhật Bản), Tập đoàn TUI Hotels & Resorts (Đức), Tập đoàn Minor (Thái Lan), Tập đoàn Thomas Cook (Anh), Tập đoàn FOX (Hà Lan), Tập đoàn Banyan Tree (Singapore), Tập đoàn Rose Wood Hotel (Hồng Kông)… Đây là các kênh hợp tác chiến lược cả về tăng cường đầu tư phát triển du lịch trong nước cũng như kết nối, mang một lượng lớn du khách quốc tế từ các thị trường có chi trả cao tới Việt Nam. Dựa trên những đánh giá về tiềm năng, thế mạnh của du lịch Việt Nam, một số tỷ phú đã bày tỏ sẽ nỗ lực hợp tác để khai thác các thế mạnh này một cách hiệu quả, bền vững, làm tăng đột biến khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian tới. 
Cùng với đó, BTC đã mời đại diện cấp cao của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lãnh đạo cơ quan phát triển du lịch Australia, cựu Bộ trưởng Du lịch Bồ Đào Nha, hiện là thành viên nội các Bồ Đào Nha, phụ trách cơ quan hợp tác và thu hút đầu tư của nước này, cựu Tổng thống Haiti và Đại sứ các nước là thị trường trọng điểm hoặc thị trường tiềm năng của du lịch Việt Nam để thông qua Diễn đàn quảng bá du lịch Việt Nam đến quốc tế. Đặc biệt, Diễn đàn sẽ có sự góp mặt của lãnh đạo Tập đoàn Google (khu vực châu Á – Thái Bình Dương) và Phó Chủ tịch cấp cao Kênh truyền hình quốc tế CNN (khu vực châu Á – Thái Bình Dương). Đây là các đối tác đặc biệt quan trọng đối với chiến lược marketing, giới thiệu các hình ảnh đẹp, hấp dẫn của Việt Nam cho du khách quốc tế theo những cách tiếp cận hiện đại, hiệu quả dựa trên nguồn dữ liệu khách hàng khổng lồ các đơn vị này đang sở hữu.
Diễn đàn là sự kiện gặp gỡ, đối thoại và hội đàm cấp quốc gia lần đầu tiên của ngành Du lịch; là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm bắt toàn diện hơn các cơ chế, chiến lược, tiềm năng quốc gia cũng như những vấn đề còn tồn tại, thách thức cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. 
Tìm hướng phát triển cho từng điểm đến
Tại Diễn đàn lần này, diễn giả và các đại biểu sẽ bàn luận các vấn đề xoay quanh 9 chủ đề chính là: Tái cấu trúc ngành và phát triển du lịch VN theo hướng chất lượng, bền vững; Quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia; Cải thiện chính sách visa- Giải pháp giúp thu hút khách chất lượng cao; Nâng cao năng lực quản lý điểm đến- Giải pháp cho phát triển du lịch bền vững; Hạ tầng hàng không- Điều kiện cốt lõi để phát triển ngành du lịch; Thu hút đầu tư nước ngoài cho du lịch Việt Nam; Nhân lực ngành du lịch và dịch vụ du lịch; Ứng dụng công nghệ cho phát triển và quản lý du lịch; Môi trường và quản lý chất lượng điểm đến.
Các đại biểu sẽ nghe phát biểu quan trọng của lãnh đạo Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện. Tại phiên thứ nhất, báo cáo dẫn đề về Sự cần thiết tái cơ cấu ngành, phát triển du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng, bền vững của lãnh đạo TCDL; Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam chất lượng, bền vững- Tầm nhìn 2030 của đại diện Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) sẽ làm rõ thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển du lịch bền vững.
Tham luận tại Diễn đàn sẽ phân tích sâu hơn thực trạng, bài học của các nước, cách tiếp cận, giải pháp của các quốc gia thành công, xu hướng làm du lịch trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số, những tư vấn dựa trên tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, để giúp Việt Nam có sự tham chiếu cụ thể nhằm định hình chiến lược, giải pháp trong nước: Hạ tầng du lịch Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững (thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch TAB); Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài cho du lịch Việt Nam (Thomas Pietzka, Tổng giám đốc Tập đoàn TUI Hotels & Resorts, Đức); Đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao, yêu cầu và động lực để phát triển ngành du lịch (Đại diện Đại học Hawaii (Hoa Kỳ)/ Đại học Fulbright Việt Nam). 
Phiên thảo luận với chủ đề: Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam chất lượng, bền vững do đại diện Tập đoàn tư vấn Boston- BCG điều phối có sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương và đại diện khu vực kinh tế tư nhân, các chuyên gia trong nước và quốc tế. 
Theo ông Trần Trọng Kiên, Thành viên Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), Thành viên Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Du lịch Thiên Minh, người phụ trách tổ chức Diễn đàn này cho biết: “Nhờ ảnh hưởng của Diễn đàn, sẽ có nhiều tỷ phú du lịch và hàng không có mong muốn được đến thăm và hợp tác đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Còn trong dịp này, xung quanh Diễn đàn, sẽ có khoảng 7-10 Thỏa thuận hợp tác/Biên bản ghi nhớ đầu tư giữa các tập đoàn/nhà đầu tư lớn quốc tế với các tập đoàn/nhà đầu tư và địa phương trong nước để triển khai từ năm 2019, với tổng mức đầu tư lên tới 2 tỉ đô la Mỹ hoặc cao hơn”. 
Trong số này, dự kiến có các ký kết giữa Tập đoàn Thiên Minh với Tập đoàn Air Asia (Malaysia) về phát triển dịch vụ hàng không giá rẻ tại Việt Nam, với Tập đoàn TUI Hotels and Resorts (Đức) về xây dựng các tổ hợp khách sạn, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Quảng Nam; Thỏa thuận về dịch vụ quản lý khách sạn giữa Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An với Tập đoàn Rosewood Hotel để cung cấp dịch vụ quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế với khu nghỉ dưỡng phức hợp Nam Hội An (Quảng Nam); Thỏa thuận về quảng bá hình ảnh Hà Nội và Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN giữa UBND thành phố Hà Nội và lãnh đạo cấp cao của CNN…
Bên cạnh nguồn đầu tư quốc tế, Ban tổ chức cũng chú trọng việc thu hút đầu tư tư nhân trong nước vào phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Theo đó, gần 1.000 lãnh đạo các doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu về khách sạn, dịch vụ du lịch, dịch vụ lữ hành, vận tải hành khách, các dịch vụ đặc thù (như sân golf…) cùng lãnh đạo 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đều được mời tham dự Diễn đàn để tăng cường hợp tác công- tư, tạo sự kết nối, chia sẻ, tham gia thảo luận trực tiếp tại Diễn đàn để xây dựng các giải pháp phát triển du lịch hiệu quả không chỉ cho quốc gia mà cho từng điểm đến, từng địa phương. 

 THÚY HÀ – Báo Điện tử Văn hóa

 

Ngất ngây với cung đường Măng Đen

VHO-  Quốc lộ 24 uốn lượn theo triền núi từ Kon Tum về Quảng Ngãi, Quảng Nam như đắm chìm trong cõi mộng vào buổi sáng tinh sương và trầm luân khi ráng chiều khuất núi. Đối với các phượt thủ và người thích du ngoạn, chỉ một lần vượt cung đường này, bạn sẽ nhớ hoài, nhớ mãi.

Hai du khách làm dáng chụp ảnh trên con đường thông vắng vẻ tuyệt đẹp

Tôi quyết định lấy điểm xuất phát từ ngã ba Thạch Trụ huyện Mộ Đức. Thời tiết đang rất thuận lợi, ít mưa, nắng nhẹ, vì vậy không có gì thú vị bằng đi xe máy bon bon dưới tán rừng, đường tuyệt nhiên vắng bóng xe qua lại. Điểm giữa của cung đường dài gần 200 km là địa danh Măng Đen nằm ở độ cao 1.200 mét so với mực nước biển. Hơn 100 năm trước, người Pháp đã chọn Măng Đen như một Đà Lạt thứ 2 để công chức và binh lính nghỉ dưỡng, chạy trốn cái nóng được họ diễn tả là thứ khủng khiếp ở xứ An Nam.

Sáng sớm tinh mơ, sương và giá lạnh rít bên tai khi xe băng băng đi từ ngã ba Thạch Trụ. Lúc 8 giờ sáng, chân đèo Vi ô lắc đã hiện ra trước đầu xe. Quán ăn cuối cùng dưới chân dốc bán món thịt trâu và lòng đắng. Chị chủ quán nói năng có vẻ bình dân và diễn tả, thứ lá đắng này được hái từ núi cao giống lá răm ray ở Tây Giang tỉnh Quảng Nam. Khi hái lá đắng phải đi bộ khoảng 10 km và trèo lên vách núi, gần các mạch nước. Loại lá này khi nấu với lòng và thịt trâu sẽ tạo ra hương vị thơm, hơi đắng, hậu ngọt. Nhiều người ít ăn nội tạng động vật nhưng rồi khi đến vùng rừng rú này thì tự dưng sở thích ẩm thực giống với dân bản địa.

Trước đây, nhiều người đứng dưới chân đèo nhìn lên ngọn núi cao 1.300 mét phủ đầy mây trắng, lòng ước ao có ngày được đi xuyên Kon Tum – Quảng Ngãi. Giờ đường đèo đã thông, tại sao không thử một chuyến, khi sức vóc vẫn còn tráng kiện và tạo ra chất men say về thú khám phá, trút bỏ sau lưng những bụi bặm của cuộc đời bon chen. Đèo Vi ô lắc là bức tường ngăn đôi thời tiết ở đông và tây Trường Sơn. Vì vậy, nhiều khi phía Quảng Ngãi nắng vàng, bên Kon Tum mây trắng.

Bon bon trên đèo Vi ô lắc, nhờ có công nghệ vệ tinh thì mọi người mới nhận ra được rằng, mình đang đi trên con đường có hình chữ M khổng lồ. Thôn Tà Ê được xem như giao điểm chia cắt 2 tỉnh nằm cuối chân chữ M đầy kỳ thú. Không khí mát rượi làm lồng ngực căng tràn khí trời, vì bên cạnh chữ M kia là cánh rừng xanh thẳm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được cắt đôi 2 nửa thuộc về 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum. Vài trạm kiểm soát ngăn vận chuyển gỗ và động vật quý hiếm của Kiểm lâm nằm ngay dốc đèo đã mang lại cảm giác rừng đang rất gần và con đường phía trước còn đầy kỳ thú.

Đi được khoảng 20 km, rừng hiện ra mỗi lúc một dày. Thoang thoảng bóng dáng của Đà Lạt là những rặng thông già nằm cheo leo trên vách núi, có lúc phủ tán dày đặc bên lối đi, đưa khách bộ hành vào một thính phòng thiên nhiên hoang dã. Chiếc xe máy dường như “khản tiếng” vì phải liên tục giảm tốc độ và bóp còi khi xe đi qua những góc cua không thể quan sát con đường trước mặt. Hiếm hoi lắm mới gặp một chiếc xe ô tô để bảng chở khách đi Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Những địa danh xóm làng đìu hiu hiện ra bên đường với chút buồn tẻ – Vi K’lung, Vi Chong, xã Hiếu. Có lẽ xã Hiếu với những cụm nhà thưa thớt nhưng so ra lại là điểm dừng chân “sầm uất” nhất trên tuyến đường hành trình. Cô chủ quán lập một chòi nhỏ để bán buôn lặt vặt và trở thành “cây xăng” cho xe qua đường. Cô gái xinh đẹp với ánh mắt hơi hoang dã chào mời khách dừng chân, ghé tệ quán uống trà và cho biết, “mọi người đã quen rồi, đi qua tự hỏi xăng thì mới bán”.

Qua khỏi xã Hiếu là chạm vào ngã tư đường Đông Trường Sơn. Tuyến đường này chưa rõ có thông được toàn tuyến, nhưng trên bản đồ chỉ dẫn thông về huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi và chạm với cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Khi qua khỏi xã Hiếu, những con đường cùi chỏ hiện ra càng nhiều. Cảm giác cô độc và bí hiểm bủa vây khi đi qua lưng núi không một bóng người và nhìn xuống chân bên đường là khóm nhà nhỏ, bóng người cheo leo với gùi nặng thấp thoáng dưới bóng mây trôi.

Một ngã ba hiện ra dưới rừng thông và được cắm bảng đường 676 dẫn về Quảng Nam. Con đường này nằm song song với sông Đắk Bla, hướng về khu núi Ngọc Linh và trên bản đồ chỉ dẫn, đường kết thúc khi vừa tới điểm giáp ranh giữa Kon Tum với Quảng Nam. Những cung đường kết thúc sớm đã biến núi rừng nơi đây càng trở nên vắng vẻ.

Đi thêm 20 km, con đường dày đặc rừng thông hiện ra phía trước. Không khí mát lạnh báo hiệu đang ở độ cao trên 1.000 mét. Cuối cùng, một thị trấn trong mơ hiện ra với bảng chỉ dẫn đường vào khu du lịch Măng Đen. Đây là địa danh rất hấp dẫn nhưng lại xa lạ với nhiều người. Ở Quảng Ngãi, chỉ người dân ở các địa phương nằm cách đèo Vi ô lắc vài chục km thì mới đi về hướng Măng Đen. Còn ở các địa phương nằm về phía đông thì Măng Đen là cái tên xa lạ.

Măng Đen cách TP Kon Tum 50 km, cách Quảng Ngãi 137 km. Người M’Nông từng gọi nơi này là T’măng Deeng với hàm nghĩa là vùng đất rộng lớn và bằng phẳng. Khi vào giữa Măng Đen, không khí se lạnh và nhiệt độ vào mùa này luôn ở ngưỡng 18 – 27 độ C. Khung cảnh đẹp tuyệt trần của thị trấn yên bình này là hồ Đắk Ke soi bóng liễu rủ, hồ Toong Đam, nhà thờ Đức Mẹ, sân bay, đồi sim, hoa nở rực rỡ trước những ngôi nhà ẩn mình dưới rừng thông reo…

Trong quá khứ, Măng Đen rất nổi tiếng và luôn in dấu chân của nhiều người Pháp. Nhưng 50 năm sau, những dãy biệt thự ẩn hiện trong rừng thông đầy rong rêu, thỉnh thoảng có vài chiếc xe chở khách đến hồ Đắc Ke đã nói lên một điều – nàng công chúa Măng Đen xinh đẹp vẫn đang chìm trong giấc ngủ.

Lê Văn Chương – Báo Điện tử Văn hóa

Tuyển Việt Nam vẫn còn cần nhiều điều để soán ngôi người Thái

VHO- Hòa đội chủ sân Thuwanna đã cho Việt Nam một bài học về “đường dài mới biết ngựa hay”. Chiến thắng 2-0 trước đội tuyển Malaysia không đồng nghĩa với việc đội tuyển Việt Nam sẽ có một chiến thắng nữa ngay trên sân Myanmar vốn được đánh giá không cao ở bảng A.

Việt Nam gặp Myanmar được nhận định là cuộc so tài khá không cân sức khi đội khách được đánh giá cao hơn hẳn. Tinh thần các học trò HLV Park Hang Seo đang rất tốt, nhất là sau chiến thắng ấn tượng trước Malaysia. 
Tuy nhiên, Myanmar đã cho các cầu thủ Việt Nam bài học lớn khi họ không hề chịu thua trong tư tưởng khi đối đầu với đội được cho là sẽ có vé đầu bảng A. Họ nhập cuộc mạnh mẽ với ưu thế sân nhà và HLV Antoine Hey đã rất thận trọng cho các cầu thủ chơi chậm rãi. Myanmar chọn lối chơi chắc chắn tương tự Việt Nam của HLV Park Hang Seo, và đó chính là lý do đội khách không thể phát huy hết phẩm chất của mình. Họ thậm chí còn tổ chức khá nhiều lần lên bóng lợi hại khiến khung thành Văn Lâm không ít lần chao đảo.

Trong hiệp 1, Văn Lâm suýt chút nữa vào lưới nhặt bóng sau quả phạt góc của đội bạn. May mắn, bóng đã không chui vào lưới. Chỉ sau đó không lâu, phút 36, Văn Đức bỏ lỡ cơ hội mười mươi khi cú sút của tiền đạo SLNA lại đưa bóng vào cột dọc. HLV Park Hang Seo buộc phải nâng cao sự an toàn trong hiệp 2, không thể đánh giá thấp đối thủ bằng việc tung 2 cầu thủ có sức vóc vào sân. Đó là Xuân Trường ra nghỉ nhường chỗ cho Trọng Hoàng còn Hùng Dũng thay Văn Quyết. 
Nhờ đó, cục diện hiệp 2 tốt hơn khá rõ khi các đợt lên bóng của Myanmar đa số không đi đến đích. Điều tiếc nuối nhất chính là Việt Nam tiếp tục phung phí cơ hội. Ngoài Văn Đức, Công Phượng từ chỗ được chờ đợi sẽ liên tiếp rỏa sáng đã không có một trận đấu như ý. Công Phượng tịt ngòi, HLV Park Hang Seo cho thấy ông không có thêm sự lựa chọn khã dĩ khác để “nhử” đối phương. 
Cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Ngọc Thanh cho biết: “Một kết quả hòa xứng đáng vì Việt Nam khó dốc sức trên sân Myanmar thể hiện rõ quyết tâm. Tôi đã dự đoán trước tỷ số hòa khi phần lớn người cho rằng Việt Nam sẽ thắng được họ. Thực tế là một HLV người ta sẽ tính toán xem mình đang ở đâu và phải làm gì. Myanmar không dám phủ đầu Việt Nam vì họ cũng sợ thua và họ cũng xác định trận cuối với Malaysia trên sân khách sẽ là thời điểm họ dốc toàn bộ sức lực. Còn trận đá với Việt Nam thì họ ít ra cũng đặt mục tiêu hòa để giữ lợi thế. Hiện tại họ cũng đang xếp trên Việt Nam. Trận cuối, Việt Nam của HLV Park Hang Seo sẽ thắng đậm Campuchia để giành vé vào bán kết. Và với Việt Nam, hòa trên sân Myanmar cũng không phải điều gì ghê gớm”.
Việt Nam không thể thắng Myanmar, tuy nhiên vấn đề cũng không quá lớn khi lúc này, thầy trò HLV Park Hang Seo vẫn đang xếp thứ 2 với 7 điểm như đội đầu bảng Myanmar. Nếu thắng Campuchia đậm, khả năng cao thầy trò HLV Park Hang Seo sẽ có vé nhất bảng A bởi cùng giờ, Malaysia (5 điểm) sẽ quyết đấu Myanmar trên sân nhà. 

Điều người hâm mộ Việt Nam lăn tăn nhất lúc này với đội bóng họ yêu thích là sự vô duyên của các chân sút trong một ngày đối thủ chơi tương tự sở trường. HLV Park Hang Seo vẫn cần thêm những miếng đánh đa dạng để đương đầu với các đội tuyển nặng ký hơn hẳn Myanmar. Bài học về sự tập trung chưa bao giờ là thừa và nhìn pha ăn mừng hụt bàn thắng của Văn Toàn cuối hiệp 2, người ta cảm nhận Việt Nam sẽ cần rất nhiều điều để soán ngôi người Thái.

HLV Park Hang-seo không hài lòng về trọng tài

Tỏ rõ vẻ không vui, phát biểu sau trận đấu, HLV Park Hang seo cho biết, ông không hài lòng với trọng tài trong trận đấu vừa diễn ra giữa tuyển Myanmar và tuyển Việt Nam. “Chúng tôi sẽ kiểm tra lại băng hình để xem tình huống bị từ chối của Văn Toàn có đúng hay không. Tôi đứng trên sân không rõ tình huống nên sẽ phải xem lại”.

Ông Park Hang seo cũng cho biết ông cũng không hài lòng về màn trình diễn của đội bóng: “Chúng tôi đã đưa nhiều cầu thủ tốt vào sân để giành trọn 3 điểm. Giờ thì Việt Nam chỉ xếp thứ hai trong bảng với 2 bàn ít hơn đối thủ. Trận cuối Việt Nam gặp Campuchia, còn Myanmar làm khách ở Malaysia. Chúng tôi cần hồi phục thật tốt, cố gắng giành 3 điểm trên sân nhà và vị trí nhất bảng”.

VÂN LINH – Báo Điện tử Văn hóa

Nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Đã 36 năm kể từ khi ngày 20/11 hàng năm trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam. Cứ đến ngày này, lớp lớp các thế hệ học sinh lại bồi hồi nhớ về và tri ân những thầy cô của mình.

Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.
Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Ngày 20/11 trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam?
Trong ngày 20/11/1958, lễ kỷ niệm không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo.
Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…
Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.
Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam, thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ – Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà…
Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam.
Hàng năm vào kỷ niệm ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của giáo viên kháng chiến nói chung.
Khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 167-HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1982 về Ngày Nhà giáo Việt Nam
Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Điều 2.- Để ngày 20 tháng 11 có ý nghĩa thiết thực, hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam , rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hình thức sinh hoạt phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3.- Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4.- Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức hàng năm là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Với ngày này, là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy cô giáo. Trong ngày 20/11, ngoài việc bày tỏ tình cảm bằng tinh thần thì những người học trò cũng mang đến bó qua tươi và món quà ý nghĩa để tri ân các thầy cô. Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Ý nghĩa ngày 20/11 hàng năm giống như một ngày hội truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, với truyền thống hiếu học và tôn sự trọng đạo.
Nguồn: Internet