Câu Then Việt Bắc giữa lòng Hà Nội

VH- Diễn ra ngày 28.4 tại hai địa điểm: đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội), chương trình diễn xướng dân gian Câu then Việt Bắc là hoạt động tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội để công chúng thủ đô và đông đảo du khách thưởng thức  các giá trị tinh hoa của loại hình nghệ thuật hát then. Chương trình do Nhóm Đình Làng Việt phối hợp với Trường CĐVHNT Việt Bắc, BQL Phố cổ Hà Nội tổ chức.

Câu Then Việt Bắc hứa hẹn sẽ là sự kiện văn hóa ý nghĩa với sự tham gia của 14 nghệ nhân Then đến từ các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn…, trong đó có các nghệ nhân gạo cội như NNƯT Nông Thị Lìm, Nghệ nhân Phạm Văn Quang cùng một số nghệ nhân trẻ triển vọng như Nguyễn Văn Bách (Xuân Bách), Nguyễn Văn Thọ, Hoàng Hữu Năm… Chương trình còn có sự tham gia của một số nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa.

Then là hình thức diễn xướng ca múa nhạc tâm linh đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng Việt Bắc và Thái Tây Bắc. Hát then vốn là những điệu hát phục vụ trong các nghi lễ tâm linh, được các ông Giàng, bà Then hát trong những buổi lễ của gia đình, làng bản như cầu an, giải hạn, mừng nhà mới, chúc thọ người già… với mục đích cầu an, hạnh phúc đến với làng bản và con người. Các nghi lễ then đều gắn với những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người, từ khi sinh ra đến khi về cõi vĩnh hằng. Then cuốn hút và có sức sống bền bỉ bởi ngoài vẻ đẹp ca từ, giai điệu, âm thanh còn hội tụ những quyến rũ trong vũ đạo và vẻ đẹp của các đồ thủ công truyền thống ở trang phục, đạo cụ trong nghi lễ… Mỗi yếu tố đều chứa đựng nét tinh hoa, tài khéo của đồng bào Tày, Nùng vùng núi cao Việt Bắc.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cùng những biến động của lịch sử, Hát then đã đi vào đời sống và trở thành một hình thức diễn xướng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Việt Bắc. Các bài then lời mới thường có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi tình yêu lứa đôi…  Câu then Việt Bắc cũng sẽ đưa người xem đến với những điệu Then cổ cùng một số bài Then mới đặc sắc, qua các nội dung:  Hội Xuân Việt Bắc, Từ trong cõi thiêng, Tình Then vang mãi.

Thể hiện những làn điệu Then cổ trong chương trình có NNƯT Nông Thị Lìm,  người nắm giữ nhiều tinh hoa của hát Then cổ. Cùng với nghệ nhân Nông Thị Lìm, một số nghệ nhân hát then góp mặt trong chương trình như Nguyễn Xuân Bách, Nguyễn Văn Thọ đã được Viện Văn hóa Thế giới Paris mời tham gia chương trình Lễ hội Âm nhạc thế giới tại Paris, Pháp. Nhiểu nghệ nhân tham gia chương trình khác cũng là những gương mặt trẻ  dân tộc Tày, Nùng, Mông, Sán Dìu đến từ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn.

(Nguồn: Phương Anh – Báo Điện tử Văn hóa, Bộ VHTTDL)

Liên hoan Hát văn, hát Chầu văn toàn quốc 2018: Tôn vinh và quảng bá di sản văn hóa

VH- Hát văn, hát Chầu văn là loại hình nghệ thuật độc đáo trong “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trước tình trạng biến tướng của di sản này, ngành văn hóa đã và đang tích cực chấn chỉnh, tuyên truyền để cộng đồng cư dân cùng nâng cao ý thức trong bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của di sản. Và Liên hoan Hát văn, hát Chầu văn là một dịp sinh hoạt, tuyên truyền hiệu quả…

Từ ngày 26 đến 29.4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Liên hoan Hát văn, hát Chầu văn toàn quốc- năm 2018. Liên hoan là hoạt động văn hóa nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2018 nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật của loại hình Hát văn, hát Chầu văn.

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc bảo tồn, thừa kế, giới thiệu với công chúng và du khách về những giá trị nghệ thuật của loại hình Hát văn, hát Chầu văn trong “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ông Nguyễn Công Trung, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho biết, so với liên hoan lần thứ 1 (năm 2017, diễn ra ở Hà Nam) thì liên hoan lần này có nhiều đoàn tham gia hơn. Cụ thể có 17 đoàn, trong đó có 2 đoàn nghệ thuật công lập là Nhà hát Chèo Việt Nam và Đoàn Nghệ thuật chèo Phú Thọ, với 45 tiết mục được dàn dựng và đầu tư tập luyện công phu hơn.

Dựa theo yếu tố nghệ thuật, các tiết mục tham dự liên hoan được chia thành hai nội dung: Hát văn cổ phổ lời mới với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước, con người và truyền thống dựng xây đất nước…; và hát Chầu văn (Hầu văn) là phần diễn xướng 36 giá đồng thường được các thanh đồng sử dụng hầu thánh tại các đền, miếu, phủ với mục đích bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống. “Đây là một di sản vô cùng quý báu mà cha ông ta đã sáng tạo ra, trách nhiệm của chúng ta không chỉ là gìn giữ báu vật này, mà còn phải phát huy giá trị của nó trong đời sống hôm nay. Đó cũng chính là hoạt động nhằm gìn giữ nghệ thuật này cho các thế hệ mai sau”, ông Nguyễn Công Trung nhấn mạnh.

NSND Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế chia sẻ, Huế không phải là “cái nôi” của Hát văn, hát Chầu văn như một số tỉnh, thành ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, nhưng loại hình nghệ thuật này được hình thành và phát triển ở vùng đất Cố đô cũng khá lâu đời. Ngoài những nét tương đồng cơ bản chung, thì âm điệu và tiết tấu của hát Chầu văn (Hầu văn) ở tỉnh Thừa Thiên Huế có những nét riêng khác với miền Bắc.

Theo NSND Nguyễn Ngọc Bình, chính vì những nét riêng có trong việc hình thành và lan tỏa của Hầu văn ở Huế, nên khi xây dựng các tiết mục tham dự liên hoan lần này, ông cũng chọn 4 tiết mục được diễn xướng ở các phong cách khác nhau. Đó là hát Hầu văn tại đền, miếu; Hầu văn tại gia; Hầu văn qua diễn xướng trong dân gian; và hát Hầu văn ở phong cách sân khấu hóa chuyên nghiệp. “Trong đó, hai tiết mục ở phong cách hát Hầu văn tại đền và hát tại gia được chính các nghệ nhân ở các làng xã trình diễn. Đó là những người đã gắn bó lâu năm với loại hình nghệ thuật này và nắm giữ các giá trị về cách thức hát Hầu văn chuẩn của dân gian xứ Huế. Qua việc các nghệ nhân này biểu diễn để lưu truyền và bảo tồn loại hình nghệ thuật này tốt hơn…”, ông Bình nói.

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Công Trung cũng nói rằng, cần phải gửi thông điệp đến khán giả những giá trị đặc sắc của loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc này. Ban Tổ chức liên hoan cũng định hướng cho các nghệ nhân, thanh đồng trong quá trình biểu diễn không được phán truyền hoặc thực hiện các hành vi phản cảm, mê tín, dị đoan, không sử dụng tiền để phát lộc cho khán giả. Không sử dụng quá nhiều vàng mã và đồ lễ đắt tiền để chia và phát lộc. Không lợi dụng hầu đồng, lợi dụng niềm tin của khán giả để trục lợi kiếm tiền và làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của cộng đồng. Phải giữ gìn được 36 bài bản hầu văn truyền thống mà ông cha ta đã dầy công sáng tạo.

 Cần phải gửi thông điệp đến khán giả những giá trị đặc sắc của loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc này. Ban Tổ chức liên hoan cũng định hướng cho các nghệ nhân, thanh đồng trong quá trình biểu diễn không được phán truyền hoặc thực hiện các hành vi phản cảm, mê tín, dị đoan; không sử dụng tiền để phát lộc cho khán giả. Không sử dụng quá nhiều vàng mã và đồ lễ đắt tiền để chia và phát lộc. Không lợi dụng hầu đồng, lợi dụng niềm tin của khán giả để trục lợi kiếm tiền và làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của cộng đồng. Phải giữ gìn được 36 bài bản hầu văn truyền thống mà ông cha ta đã dầy công sáng tạo.

(Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Công Trung)

(Nguồn: Sơn Thùy – Báo Điện tử Văn hóa, Bộ VHTTDL)

Festival Huế 2018: “Huế – Tỏa sáng miền di sản”

VH- Đó sẽ là chủ đề của chương trình nghệ thuật khai mạc Festival Huế 2018 sẽ diễn ra vào ngày 27.4. Trong khuôn khổ Festival sẽ có 81 suất biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam và quốc tế, hứa hẹn đưa đến cho công chúng một “đại tiệc” về văn hóa…

Hiện nay, một số nghệ sĩ của Pháp đã đến Huế để chuẩn bị cho các hoạt động văn hóa, triển lãm. Trong ngày hôm nay (25.4), các đoàn nghệ thuật quốc tế tham gia biểu diễn tại đêm khai mạc sẽ có mặt tại Huế. Ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó trưởng ban thường trực BTC Festival Huế 2018 cho biết, đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho Festival Huế 2018 gần như đã hoàn tất, ngành du lịch Cố đô đã sẵn sàng đón khách. 11 sân khấu lớn nhỏ của các chương trình nghệ thuật tại Festival đã được hoàn thiện, trong đó không gian biểu diễn chính vẫn là khu vực di sản Hoàng cung Huế và trung tâm TP Huế. Sẽ có khoảng 2.000 nghệ sĩ của các nhà hát và đoàn nghệ thuật trong nước và gần 380 nghệ sĩ đến từ 19 nước quốc tế biểu diễn trong chuỗi ngày diễn ra Festival Huế. “Trong đó, khán đài của sân khấu khai mạc ở Quảng trường Ngọ Môn sẽ có sức chứa 6.000 người, đồng thời BTC cũng sẽ lắp thêm các màn hình Led gần hai bên sân khấu chính để phục vụ thêm khoảng 4.000 khán giả theo dõi. Tiếp đó, sân khấu của chương trình nghệ thuật “Âm vọng sông Hương” ở bãi bồi ven đường Trịnh Công Sơn cũng được thiết kế với sức chứa hơn 3.000 khán giả…”, ông Đạt thông tin.

Trong chương trình nghệ thuật khai mạc của Festival Huế 2018, sẽ có 700 diễn viên và nghệ sĩ tham gia biểu diễn. Sân khấu đêm khai mạc lấy hậu cảnh là di tích Kỳ Đài Huế, được xây dựng với 4 tầng diễn, điểm nhấn là hình ảnh mô phỏng di tích nhà hát Duyệt Thị Đường dưới triều Nguyễn. NSND Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế, tổng đạo diễn của chương trình cho biết, Festival không chỉ quảng bá di sản văn hóa của Huế đến với du khách và bạn bè quốc tế khắp năm châu, mà còn giới thiệu đến mọi người những di sản văn hóa khác của Việt Nam. Chính vì thế chủ đề của đêm khai mạc là “Huế- Tỏa sáng miền di sản” sẽ nhấn mạnh cho những giá trị di sản, văn hóa nghệ thuật độc đáo đó”, NSND Nguyễn Ngọc Bình nói.

Ngoài các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc ở khu vực trung tâm TP Huế, nhiều chương trình trải nghiệm ở các địa phương vùng ven cũng sẽ là điểm đến lý thú của du khách như: chương trình “Hương xưa làng cổ” ở làng cổ Phước Tích; “Chợ quê ngày hội” ở cầu ngói Thanh Toàn; “Sóng nước Tam Giang” hay “Thuận An biển gọi”…

(Nguồn: Tin, ảnh: SƠN THÙY – Báo Điện tử Văn hóa, Bộ VHTTDL)

Lễ hội Phủ Dầy 2018: Tôn vinh giá trị truyền thống tín ngưỡng thờ Mẫu

VH- Lễ hội Phủ Dầy năm 2018 được tổ chức từ 18- 23.4 (tức mùng 3-8.3 âm lịch) tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định với nhiều hoạt động truyền thống như: Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn ; lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ Phủ Vân Cát đến chùa Linh sơn tự; lễ rước đuốc tại Phủ Tiên Hương; thi đấu cờ người, xếp chữ, kéo hoa trượng hội… Như mọi năm, lễ hội thu hút hàng vạn du khách thập phương về với Phủ Dầy- trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của cả nước.

Bảo tồn nét đẹp truyền thống

Lễ hội Phủ Dầy là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt,-di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy với gần 20 điểm di tích đền, phủ, chùa, lăng gắn liền với sự tích về Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội Phủ Dầy được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nổi tiếng với nghi lễ chầu văn – hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu của đạo Mẫu.

Thủ nhang Trần Thị Kim Huệ (Phủ Tiên Hương) cho biết, công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Phủ Dầy năm nay khá kỳ công nhằm tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của tín ngưỡng thờ Mẫu. Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân, du khách đến từ nhiều tỉnh thành tìm về với cội nguồn tín ngưỡng thờ Mẫu. “Chúng tôi đã rất nỗ lực nhằm tổ chức chu đáo, thành công các hoạt động, nghi lễ văn hóa truyền thống, tiêu biểu như lễ rước Mẫu thỉnh kinh, lễ rước đuốc, thi đấu cờ người, xếp chữ…”, bà Kim Huệ cho biết.

Cùng với các hoạt động văn hóa dân gian, năm nay, lễ kiều thỉnh tứ vị Thánh Bà sẽ được tổ chức tại Phủ Tiên Hương trong hai ngày 20-21.3 âm lịch. Đây là hoạt động do Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, Phủ Tiên Hương và 16 thanh đồng uy tín tại các tỉnh, thành tổ chức. Theo bà Trần Thị Kim Huệ, đây là một trong những hoạt động thể hiện nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của tín ngưỡng  thờ Mẫu, đồng thời khẳng định vị trí xứng đáng là trung tâm tín ngưỡng văn hóa  thờ Mẫu của người Việt tại quần thể di tích Phủ Dầy.

Sau một năm kể từ lễ đón bằng vinh danh tín ngưỡng thờ Mẫu của UNESCO, nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản cũng đã được tổ chức. Thông qua các nét đẹp văn hóa truyền thống, lễ hội Phủ Dầy là “chiếc nôi” lưu giữ, tuyên truyền về những giá trị đạo lý tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu trong cội nguồn dân tộc. “Các thủ nhang, thanh đồng tại các di tích ở Phủ Dầy luôn luôn chú trọng, nhắc nhở không cho phép tổ chức các hoạt động biến tướng, mượn danh đạo Mẫu để thực hành các hoạt động sai lệch nghi lễ truyền thống”, bà Trần Thị Kim Huệ cho biết thêm.

Nhiều nghi lễ độc đáo

Điểm nhấn thu hút  tại lễ hội là hoạt động rước đuốc, một trong những nghi lễ quan trọng diễn ra tối ngày 20.4.2018 (tức mùng 5.3 Mậu Tuất). Đoàn rước đuốc kéo dài do các con nhang, đệ tử và người dân trong xã Kim Thái  thực hiện.

Lễ rước đuốc là một trong ba nghi lễ độc đáo ở lễ hội Phủ Dầy. Các đồng đền, thủ nhang tập trung xin ngọn lửa thiêng từ trong cung cấm, sau đó rước ra ngoài và tiếp cho hơn 1.000 ngọn đuốc của con nhang đệ tử, dân thôn bản hạt và du khách thập phương. Dẫn đầu là hình tượng một đầu rồng, hơn 1.000 ngọn đuốc tượng trưng cho thân rồng, và cuối cùng là hình tượng đuôi rồng. Đoàn rước đi vòng quanh khu vực đền, phủ, lăng ở  Quần thể di tích Phủ Dầy. Thanh đồng Trần Thị Kim Huệ cho biết, nghi lễ rước đuốc ở lễ hội Phủ Dầy đã có từ lâu, và càng ngày càng được tổ chức quy mô hơn. Ngọn lửa thiêng trong lễ rước đuốc tượng trưng cho ánh sáng,  niềm tin và sự may mắn cho từng gia đình, con nhang đệ tử, dân thôn bản hạt và du khách thập phương, đồng thời, mong muốn mang lại cuộc sống hòa bình ấm no, tươi vui hạnh phúc cho toàn dân.

Sau một năm đón bằng vinh danh, năm nay, lễ hội Phủ Dầy đang tiếp tục thu hút hàng ngàn du khách thập phương. Cùng với các hoạt động nghi lễ trang trọng gồm: dâng hương, tế, rước thỉnh kinh, rước đuốc, phần hội cũng rất sôi động với thi hát chầu văn, thả rồng bay, múa rồng, múa sư tử, cờ người, xếp chữ, đấu vật…

(Nguồn: Nguyễn Quốc – Báo Điện tử Văn hóa, Bộ VHTTDL)

Kỷ niệm 1080 năm và 730 năm chiến thắng Bạch Đằng

VH-  Sáng 21.4 tại sân lễ hội đền Trần Hưng Đạo (phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1080 năm (938-1288) và 730 năm (1288-2018) chiến thắng Bạch Đằng gắn với Năm Du lịch quốc gia 2018.

          Năm nay lễ kỷ niệm diễn ra với quy mô lớn hơn so với những năm trước với 2 phần, phần lễ gồm: phần lễ Tế, lễ rước tượng Trần Hưng Đạo từ đền Trần Hưng Đạo về đình Yên Giang và ngược lại; phần hội là chương trình nghệ thuật sử thi với chủ đề Bạch Đằng Giang – Bản hùng ca của dân tộc, sau đó là giải bơi thuyền chải truyền thống Bạch Đằng năm 2018 tại khu vực bến đò cổ nhằm gợi nhớ lại trang sử hào hùng của cha ông ta trên sông Bạch.

          Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long cho biết, khu di tích lịch sử Bạch Đằng là một trong 5 khu di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, là địa điểm ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần đã lập nên Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông ngày 9.4 (tức ngày 8.3 âm lịch) năm 1288. Lễ hội này là hoạt động chính trị, văn hóa quan trọng, là sự tri ân với những cống hiến, hy sinh cho sự bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Đây cũng là hoạt động nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần yêu nước, truyền thống tự hào của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

          Cùng với đó còn có nhiều hoạt động văn hoá, thể thao đặc sắc khác như: Triển lãm tranh, ảnh Thời sự Nghệ thuật chào mừng kỷ niệm và chào mừng Năm du lịch quốc gia 2018 tại Nhà thi đấu thể thao thị xã; khai trương Phố ẩm thực Sông Chanh Bến Ngự tại phố Lê Hoàn, Bắc cầu Sông Chanh; tổng kết, trao giải cuộc thi tìm hiểu truyền thống Bạch Đằng; chung kết hội thi người thuyết minh hay nhất về Quảng Yên… và các hoạt động văn nghệ, ca hát, tổ chức các trò chơi dân gian tại các điểm di tích.

          Việc tổ chức Lễ kỷ niệm 1.080 năm và 730 năm Chiến thắng Bạch Đằng là hoạt động văn hóa lớn hưởng ứng và chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2018. Đây cũng là cơ hội để Quảng Yên quảng bá những giá trị của di tích lịch sử Bạch Đằng tới đông đảo nhân dân trong và ngoài nước.

         (Nguồn: Việt Hưng – Báo Điện tử Văn hóa, Bộ VHTTDL)

Bộ VHTTDL: Tăng cường triển khai tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0

VH-Tại cuộc họp với các đơn vị về tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực VHTTDL vào sáng qua 17.4, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên khẳng định, với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), ngành VHTTDL hoàn toàn có thể vươn đến phát triển như một ngành công nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.

Hiện Bộ VHTTDL đã xây dựng Kế hoạch thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg do Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký ban Quyết định ban hành số 3888/QĐ-BVHTTDL. Một số nhiệm vụ thực hiện CMCN 4.0 đã và đang được chủ động triển khai.

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cho rằng các đơn vị thuộc Bộ cần căn cứ vào nội dung kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 của Bộ VHTTDL ban hành để triển khai thực hiện trong phạm vi, công việc của đơn vị, trong đó đặc biệt là chú trọng tới 4 nhiệm vụ quan trọng : Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cuộc CMCN 4.0, Tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động của Bộ; Ưu tiên ứng dụng công nghệ cốt lõi, thành tựu của CMCN 4.0 tạo ra sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh; Nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng nhấn mạnh, qua quá trình triển khai, ngành VHTTDL nhận thức rõ ràng, toàn diện và vai trò quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời ứng dụng công nghệ, những thành tựu của CMCN 4.0 tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh. CMCN 4.0 đã thay đổi tư duy, cách tiếp cận đối với ngành VHTTDL về một ngành phi vật chất trở thành ngành công nghiệp mang lại giá trị gia tăng.

(Nguồn: Đào Anh – Báo Điện tử Văn hóa, Bộ VHTTDL)

“Bữa sáng chợ phiên” của tay máy người Việt đẹp nhất giải ảnh quốc tế

Dân trí – Trong lịch sử giải ảnh quốc tế Smithsonian, mới chỉ có hai nhiếp ảnh gia người Việt từng vinh dự đoạt Giải thưởng lớn – giải thưởng cao nhất cuộc thi. Năm 2014 có bức “Đan lưới” của Phạm Tỵ và giờ có thêm “Bữa sáng chợ phiên” của Thong Huu.

Giải ảnh quốc tế tổ chức thường niên, uy tín danh tiếng hàng đầu thế giới – Smithsonian Photo Contest – đã vừa công bố những tác phẩm thắng giải. Ảnh “Bữa sáng chợ phiên” của Thong Huu đã giành “Giải thưởng lớn” danh giá nhất cuộc thi.

Bức ảnh giành Giải thưởng lớn của cuộc thi được thực hiện bởi tay máy người Việt - Thong Huu. Nhiếp ảnh gia này đã giới thiệu về tác phẩm rằng: “Ở vùng núi phía bắc Việt Nam, những người dân vùng cao thường đi chợ phiên để trao đổi hàng hóa và sinh hoạt văn hóa. Họ thường thức dậy từ rất sớm để đi tới chợ phiên, đến nơi, trời bắt đầu sáng, người ta bắt đầu ăn sáng”.
Bức ảnh giành Giải thưởng lớn của cuộc thi được thực hiện bởi tay máy người Việt – Thong Huu. Nhiếp ảnh gia này đã giới thiệu về tác phẩm rằng: “Ở vùng núi phía bắc Việt Nam, những người dân vùng cao thường đi chợ phiên để trao đổi hàng hóa và sinh hoạt văn hóa. Họ thường thức dậy từ rất sớm để đi tới chợ phiên, đến nơi, trời bắt đầu sáng, người ta bắt đầu ăn sáng”.
Ngoài ra, bức ảnh “Làm hương” của tay máy Trần Tuấn Việt đã giành chiến thắng ở hạng mục ảnh Du lịch. Ảnh được chụp ở một làng ven đô của Hà Nội. Tác giả ảnh chia sẻ: “Đối với người dân Việt Nam, hương là một phần không thể thiếu trong các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và lễ hội truyền thống”.
Ngoài ra, bức ảnh “Làm hương” của tay máy Trần Tuấn Việt đã giành chiến thắng ở hạng mục ảnh Du lịch. Ảnh được chụp ở một làng ven đô của Hà Nội. Tác giả ảnh chia sẻ: “Đối với người dân Việt Nam, hương là một phần không thể thiếu trong các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và lễ hội truyền thống”.
Trước đây, tại giải ảnh Smithsonian năm 2014, tác giả Phạm Tỵ đã từng giành chiến thắng cao nhất - Giải thưởng lớn “Grand Prize” - với bức ảnh “Đan lưới” chụp hai người phụ nữ đang ngồi sửa lưới đánh cá. Ảnh được chụp ở vịnh Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận.
Trước đây, tại giải ảnh Smithsonian năm 2014, tác giả Phạm Tỵ đã từng giành chiến thắng cao nhất – Giải thưởng lớn “Grand Prize” – với bức ảnh “Đan lưới” chụp hai người phụ nữ đang ngồi sửa lưới đánh cá. Ảnh được chụp ở vịnh Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận.

Năm nay đã là năm thứ 15 giải ảnh Smithsonian được tổ chức. Ban giám khảo của cuộc thi năm nay nhận được hơn 48.000 bức ảnh gửi về bởi các nhiếp ảnh gia đến từ 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Có tổng cộng 6 hạng mục ảnh trao giải, gồm Thế giới tự nhiên, Con người, Du lịch, Ảnh chỉnh sửa, Ảnh điện thoại, và Trải nghiệm Mỹ.

Bức ảnh được người xem bình chọn nhiều nhất với hơn 38.000 lượt, được thưc hiện bởi nữ nhiếp ảnh gia Sara Jacoby. Bức ảnh chụp tại một phòng khám nha khoa ở bang Oklahoma, Mỹ. Trong ảnh là cô bé Maggie.
Bức ảnh được người xem bình chọn nhiều nhất với hơn 38.000 lượt, được thưc hiện bởi nữ nhiếp ảnh gia Sara Jacoby. Bức ảnh chụp tại một phòng khám nha khoa ở bang Oklahoma, Mỹ. Trong ảnh là cô bé Maggie.
Tác giả Seyed Mohammad Sadegh Hosseini giành chiến thắng ở hạng mục Con người với bức “Mưa”. Ảnh chụp một cô gái du mục người Iran có tên Niloofar.
Tác giả Seyed Mohammad Sadegh Hosseini giành chiến thắng ở hạng mục Con người với bức “Mưa”. Ảnh chụp một cô gái du mục người Iran có tên Niloofar.
Chiến thắng ở hạng mục Ảnh chỉnh sửa là tác giả Adam Zadlo chụp những chú cừu tại Ba Lan.
Chiến thắng ở hạng mục Ảnh chỉnh sửa là tác giả Adam Zadlo chụp những chú cừu tại Ba Lan.
Tác giả Mohammad Mohsenifar giành chiến thắng ở hạng mục Ảnh điện thoại.
Tác giả Mohammad Mohsenifar giành chiến thắng ở hạng mục Ảnh điện thoại.
Bức ảnh giành chiến thắng ở hạng mục Trải nghiệm Mỹ được chụp bởi tay máy người Mỹ Dan Fenstermacher.
Bức ảnh giành chiến thắng ở hạng mục Trải nghiệm Mỹ được chụp bởi tay máy người Mỹ Dan Fenstermacher.
Tác giả Oreon Strusinski giành chiến thắng ở hạng mục Thế giới tự nhiên với bức ảnh chụp một ngọn sóng ở vùng biển Malibu, bang California, Mỹ.
Tác giả Oreon Strusinski giành chiến thắng ở hạng mục Thế giới tự nhiên với bức ảnh chụp một ngọn sóng ở vùng biển Malibu, bang California, Mỹ.
Bích Ngọc – Báo Điện tử Dân trí
Theo Smithsonian

Nhà hát Chèo Việt Nam sẽ có buổi trình diễn trong Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội – Huế)

Nhà hát Chèo Việt Nam là trung tâm biểu diễn, nghiên cứu và đào tạo nghệ thuật Chèo, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tiền thân là Tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, thành lập năm 1951 tại Việt Bắc. Trải qua 67 năm hình thành và phát triển, với vai trò là một đơn vị đầu ngành, Nhà hát Chèo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật, với những vở diễn luôn theo sát những nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Bên cạnh đó, Nhà hát đã lưu diễn phục vụ nhân dân khắp mọi miền đất nước, đồng thời cũng có mặt ở nhiều nước trên thế giới, giới thiệu nghệ thuật Chèo truyền thống của Việt Nam với bè bạn khắp năm châu.
 

Với những đóng góp nổi bật trong sự nghiệp chung của ngành văn hóa, Nhà hát Chèo Việt Nam đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba, hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mĩ hạng Nhì và nhiều Huân chương Lao động

Với những đóng góp nổi bật trong sự nghiệp chung của ngành văn hóa, Nhà hát Chèo Việt Nam đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba, hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mĩ hạng Nhì và nhiều Huân chương Lao động…

Nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ của Nhà hát đã vinh dự được Nhà nước trao tặng những danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật…

Được tham gia và biểu diễn tại Festival Huế lần thứ X năm 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế 1 điểm đến 5 di sản”, đặc biệt là tại nhà hát Duyệt Thị Đường là cơ hội để các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam giới thiệu nghệ thuật Chèo – loại hình nghệ thuật đặc sắc, đại diện và mang dấu ấn vùng miền tới bạn bè trong nước và quốc tế, nhằm tăng cường quan hệ giao lưu về văn hóa.

Chương trình sẽ được biểu diểu lúc 20h00, ngày 26/4/2018

“Cô Ba Sài Gòn”, “Thương nhớ ở ai” thắng lớn tại Cánh Diều 2017

VH- Đêm trao giải Cánh Diều 2017 của Hội điện ảnh Việt Nam (tối 15.4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội) đã khép lại với giải thưởng Cánh diều vàng dành cho “Cô Ba Sài Gòn” ở thể loại phim điện ảnh, Cánh diều vàng cho bộ phim “Thương nhớ ở ai” ở thể loại phim truyền hình.

Cánh Diều vàng cho phim tôn vinh áo dài Việt

Tham dự Cánh diều năm nay có 16 phim truyền hình, 13 phim hoạt hình, 34 phim tài liệu, 9 phim khoa học, 32 phim ngắn và 4 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh được sản xuất năm 2017.

Phát biểu tại lễ trao giải, NSND, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đặng Xuân Hải khẳng định, hơn 100 phim tham dự giải Cánh Diều 2017 ở các thể loại đã khai thác, đề cập đến những đề tài đa dạng, phong phú, mang đậm hơi thở đời sống. Tuy nhiên, theo các BGK,  Cánh Diều từ những mùa giải gần đây đã ngày càng vắng bóng những tác phẩm về đề tài lịch sử, truyền thống cách mạng, thay thế là sự “soán ngôi” ngoạn mục của dòng phim thị trường, giải trí.

“Ẵm” giải quan trọng nhất  cho phim điện ảnh xuất sắc, “Cô Ba Sài Gòn” đã vượt qua “Em chưa 18” và “Cô gái đến từ hôm qua” để giành Cánh diều vàng. Đây là bộ phim mang thông điệp về áo dài truyền thống, về văn hóa Việt Nam – đúng với tiêu chí lễ trao giải năm nay. Các phim “Em chưa 18”, “Cô gái đến từ hôm qua” nhận giải Cánh diều Bạc. Bằng khen phim truyện điện ảnh được trao cho  “Dạ cổ hoài lang”, “Mẹ chồng” và “Đảo của dân ngụ cư”.

Ở hai hạng mục được quan tâm là Nam/ Nữ diễn viên chính xuất sắc phim điện ảnh đã được trao cho diễn viên Kiều Minh Tuấn (phim “Em chưa 18”) và Nhã Phương (Phim “Yêu đi đừng sợ”). Đón nhận giải thưởng, Nhã Phương bật khóc: “Giải thưởng này ở thời điểm này giống như một chiếc phao cứu sinh, giúp Nhã Phương có thêm động lực theo đuổi con đường nghệ thuật”.

Giải nam diễn viên Phụ xuất sắc được trao cho Nhan Phúc Vinh (phim “Đảo của dân ngụ cư”), giải nữ diễn viên phụ xuất sắc trao cho Midu (phim “Mẹ chồng”). Giải diễn viên triển vọng  được trao cho Hà Mi (phim “Cô gái đến từ hôm qua”).

Đạo diễn Lê Thanh Sơn (phim “Em chưa 18”)  được trao giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất. Ở hạng mục Quay phim xuất sắc đã được trao cho NSND Lý Thái Dũng (phim “Đảo của dân ngụ cư”) và giải thưởng biên kịch xuất sắc phim truyện điện ảnh được trao cho Kay Nguyễn và nhóm Biên kịch A Type Machine (phim “Cô Ba Sài Gòn”).

“Thương nhớ ở ai” đại thắng

Ở hạng mục phim truyện truyền hình, phim “Thương nhớ ở ai” thắng lớn với Cánh diều vàng và hai Giải thưởng: Đạo diễn xuất sắc phim truyện truyền hình cho NSƯT Lưu Trọng Ninh- Bùi Thọ Thịnh; Quay phim xuất sắc cho NSƯT Hoàng Tích Thiện.

Cánh Diều bạc phim truyện truyền hình được trao choL “Lặng yên dưới vực sâu”, “Sống trong bóng đêm”, “Tử thi lên tiếng” Bằng khen hạng mục phim truyện truyền hình được trao cho “Lẩn khuất một tên người”.

Diễn viên Trương Minh Quốc Thái (phim “Tử thi lên tiếng”) được  trao giải nam diễn viên chính xuất sắc phim truyện truyền hình. Diễn viên Xuân Văn (phim “Lẩn khuất một tên người”) được trao giải Nữ diễn viên chính xuất sắc phim truyện truyền hình. Nam diễn viên phụ xuất sắc được trao cho NSƯT Trung Anh (phim “Người phán xử)” và Jimmi Khánh (phim “Thương nhớ ở ai”). Nữ diễn viên phụ xuất sắc được trao cho diễn viên Thanh Hương (phim “Người phán xử”).

Lặng lẽ phim khoa học, hoạt hình

Ở hạng mục giải thưởng dành cho phim tài liệu và phim khoa học , Giải thưởng Cánh diều vàng Phim tài liệu được trao cho “Ngày về” (đạo diễn Phạm Thanh Hùng), Cánh diều bạc thuộc về các phim “Đất mặn”, “Một tấc đất không lùi”, “Miền đất hứa”.

Năm nay, hạng mục phim khoa học có 9 phim tham gia nhưng không có giải Cánh diều vàng, giải đạo diễn hay quay phim xuất sắc. Cánh diều bạc được trao cho phim “Ứng dụng kỹ thuật vi phẫu trong điều trị tạo hình bỏng”

Ở hạng mục phim hoạt hình, “Người anh hùng áo vải” được trao Cánh diều vàng, đạo diễn Phùng Văn Hà của phim này giành giải Đạo diễn xuất sắc. Phim “Bí mật của những đứa trẻ “ (Nguyễn Thị Hồng Linh), “Chuyện dưa hấu” (Lê Bình) được trao Cánh diều bạc.

Giải thưởng Cánh diều vàng hạng mục phim ngắn được trao cho phim Vô diện của đạo diễn Nguyễn Phan Thảo Đan. Các phim ngắn khác gồm Câu chuyện về ông Tời (Trương Minh Nhựt), Lẫn (Nguyễn Ngọc Mai), Buông (Trần Minh Ngân – Anh Quân) được trao Cánh diều bạc.

Những hình ảnh tại lễ trao giải 

Cánh Diều Vàng hạng mục Công trình nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh đã được trao cho công trình nghiên cứu giáo trình bậc đại học “Phim tài liệu”, tác giả: PGS.TS Trần Thanh Hiệp, ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

Cũng tại đêm trao giải, Hội Điện ảnh Việt Nam đã  tôn vinh nhà quay phim, NSND Nguyễn Đăng Bảy và nhà quay phim, NSND Trần Thế Dân. Đây là hai nghệ sĩ đã dành cả cuộc đời cống hiến cho nền điện ảnh nước nhà. Nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển của điện ảnh cách mạng VN đã được lưu giữ qua thời gian bằng thước phim của NSND Nguyễn Đăng Bảy và NSND Trần Thế Dân.

(Nguồn: Bảo Anh, ảnh Trần Huấn – Báo Điện tử Văn hóa)

Văn Nghệ ​Thánh đường sân khấu một thời: Đang… “hấp hối”

VH-  Một thời gian dài, cải lương được coi là thánh đường của nghệ sĩ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả từ thành thị đến nông thôn. Các nhà hát sáng đèn liên tục, đấy cũng là nơi tôn vinh nhiều tên tuổi thầy tuồng, các nghệ sĩ đờn, ca… Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, sự chững lại và có nguy cơ bị “diệt vong” của sân khấu cải lương hôm nay khiến không ít người làm nghề chạnh lòng. 

Sinh viên của khoa Kịch hát dân tộc trình diễn vai diễn lịch sử

Ứng xử với tinh hoa cải lương…

Nhìn từ góc độ các vai diễn đề tài lịch sử, sân khấu cải lương có nhiều vở diễn đi vào lòng người: Tiếng trống Mê Linh; Thái hậu Dương Vân Nga; Trần Thủ Độ; Phật hoàng Trần Nhân Tông; Hai Bà Trưng; Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ… Những vai diễn của nhiều nghệ sĩ đã được gắn liền với từng nhân vật được khán giả nhớ mặt, thuộc tên. Đó là những hào quang của quá khứ sân khấu cải lương thời hưng thịnh. Đó cũng như bộ giáo trình lịch sử sống động cho nhiều đối tượng. Ngày nay, sân khấu cải lương không đủ sức cạnh tranh với hàng loạt loại hình văn hóa phương Tây, giải trí đa dạng trên truyền hình. Những vai diễn, vở diễn mới ấn tượng với khán giả gần như thưa vắng và không có sức tồn tại.

Nhìn nhận từ thực tế, sân khấu cải lương hôm nay đang thiếu hẳn những vở diễn hay mới về đề tài lịch sử. Các tác giả trẻ ngày càng “lười” khai thác đề tài lịch sử trong kịch bản của mình. Trong khi đó, trên các chương trình gameshow truyền hình, các thí sinh trẻ dùng các trích đoạn kinh điển của sân khấu cải lương để thi thố. Nhưng không phải ai trong số họ cũng am hiểu nhân vật, tìm hiểu kĩ lịch sử của nhân vật. Diễn như một cái máy hoặc bắt chước các nghệ sĩ đi trước mà không có được thần thái và cái hồn của nhân vật…

Điều này những người làm trong nghề đều cảm nhận được. Thầy Lê Xuân Hiểu – nguyên Phó khoa Kịch hát dân tộc cho rằng: Người nghệ sĩ muốn ca hay thì phải “ca như nói, nói như ca”, không được sửa tiếng, giả thanh.

Bây giờ nghệ sĩ trẻ chủ yếu khoe giọng, sửa tiếng, dùng giả thanh, không chú ý nội dung lời ca.Việc rèn luyện vũ đạo cũng tốn nhiều công phu với nhiều kỹ thuật rất khó. Tiếc là đa phần nghệ sĩ trẻ ngày nay ít chịu rèn luyện công phu nên gặp khó khăn khi vào vai cổ. Một số em thì thiên về ngoại bộ, hình thức nên biến vũ đạo thành múa may lung tung, không đúng quy củ, không thể hiện tâm trạng nhân vật…

Với kinh nghiệm của một người làm nghề lâu năm, đạo diễn NSƯT Ca Lê Hồng cho rằng: Bài học đầu tiên khi diễn tuồng lịch sử là phải học từ trang phục, cử chỉ nét mặt, bàn tay, đi đứng, chào hỏi. Người nghệ sĩ phải hiểu đúng phân đoạn, xử lý nhân vật đoan trang, hay lẳng lơ, không để phục trang vướng víu… Đặc biệt là người diễn phải hiểu được nguồn cội, nguồn cội của âm nhạc cải lương, không được lai căng, đặc biệt là hạn chế cao nhất ngoại hình và cung cách giống Tàu…

 Nhìn vào sự thật, phải khẳng định rằng cải lương đang hấp hối. Cải lương không “chết” vì già mà do bệnh. Nguyên nhân cơ bản vẫn là cơn lốc văn hóa nghệ thuật thế giới ùa vào Việt Nam. Và từ vài chục năm nay, sân khấu cải lương đã không có cải cách. Trong cải cách là đổi mới nhưng đồng thời phải tận dụng phát huy giá trị cũ. Nguyện vọng của những người trẻ chúng tôi là cần một cuộc “đại cách mạng” với sự tham gia của tất cả các nghệ sĩ, người làm nghề với tinh hoa nghệ thuật cải lương, để cải lương được sống dậy và trường tồn…(Đạo diễn – NSƯT Triệu Trung Kiên)

Thích ứng để phát triển

Khác với các loại hình sân khấu khác, cải lương là sự tiếp nhận cái mới, luôn luôn thay đổi. Ngoài những giá trị truyền thống tinh hoa. Cải lương phát triển nhờ vào sự biến đổi. Điều này NSƯT Trần Minh Ngọc nhấn mạnh: Cải lương dễ dung nạp cái mới. Nó là sân khấu không định hình, luôn thay đổi tiếp biến cái mới, làm phong phú cho cải lương. Cải lương hôm nay đang ở thời suy trào nhưng nó vẫn tiếp tục vận động.

Dưới con mắt của người trẻ đang làm nghề, đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên cho rằng: Nhìn vào sự thật, phải khẳng định rằng cải lương đang hấp hối. Cải lương không “chết” vì già mà do bệnh. Nguyên nhân cơ bản vẫn là cơn lốc văn hóa nghệ thuật thế giới ùa vào Việt Nam. Và từ vài chục năm nay, sân khấu cải lương đã không có cải cách. Trong cải cách là đổi mới nhưng đồng thời phải tận dụng phát huy giá trị cũ. Nguyện vọng của những người trẻ chúng tôi là cần một cuộc “đại cách mạng” với sự tham gia của tất cả các nghệ sĩ, người làm nghề với tinh hoa nghệ thuật cải lương, để cải lương được sống dậy và trường tồn…

 Với những vấn đề đặt ra của sân khấu cải lương hôm nay, Khoa kịch hát dân tộc, Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh TP.HCM đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Những tinh hoa sân khấu cải lương thể hiện qua các vai diễn về đề tài lịch sử, cùng sự tham gia đông đảo các thầy, cô từng giảng dạy, các đạo diễn giỏi nghề… của sân khấu cải lương như: NGND Hà Quang Văn; NSND Lê Tiến Thọ; Đạo diễn-NSƯT Lê Chức; thầy Lê Xuân Hiểu, NSƯT Ca Lê Hồng, Hồng Dung, NSƯT Trần Minh Ngọc…

Nêu lên một thực trạng đáng buồn ở ngay nơi cải lương từng được mến mộ nhất nhưng ông Minh Mẫn, Trưởng đoàn Văn công Đồng Tháp thở dài: “Chúng tôi tự hào đã từng đem quân “chinh chiến” Bắc-Trung-Nam. Có những suất diễn cải lương cả 10.000 khán giả. Sau này cải lương suy chỉ còn bán được vài trăm vé. Nhưng từ 2010, chúng tôi không còn bán được vé nào ngay trên đất của cải lương. Đi lưu diễn theo kinh phí tài trợ. Thật sự đáng buồn, diễn đến đêm thứ 3,4 thì diễn viên nhiều hơn khán giả. Mỗi lần thấy khán giả bỏ về khi mới diễn được vài ba màn, tôi hỏi, tại sao lại về sớm. Họ hồn nhiên trả lời vở hay, diễn viên trẻ đẹp nhưng phải về coi tập tiếp theo của phim truyền hình… Diễn vở cải lương lịch sử xưa còn có người xem chứ tuồng xã hội khán giả không thích”…

MAI LINH