Ra mắt vở diễn mới ” Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật “

Nhà hát Chèo Việt Nam đang tiến hành dàn dựng vở ” Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật ” để bổ sung vào dàn kịch mục của Nhà hát để biểu diễn phục vụ nhân dân, dự  kiến sẽ ra mắt vào tháng 8 – 2015 tại rạp Kim Mã.

Ekip sáng tạo

– Kịch bản văn học: Giới Hạnh
– Kịch bản Chèo: Lê Thế Song
– Cố vấn: Thượng Tọa Thích Đức Thiện
– Đạo diên: Lê Tuấn Cường
– Thiết kế mỹ thuật: Họa sỹ-NSUT Vương Duy Biên
– Biên đạo múa: NSND Lê Ngọc Cường
– Âm nhạc: NSUT Hoàng Anh Tú- Nhạc Sỹ  Nguyễn Văn Hòa
– Hướng dẫn hát truyền thống: NSUT Khắc Tư

Ra mắt vở diễn mới ” Dòng lệ Tố Như”

img_0421

img_0422 img_0424 img_0425 img_0418 img_0428

Nhân  Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào “ Nguyễn Du” . Nhà hát chèo Việt Nam đang tiến hành dàn dựng vở  diễn : “ Dòng Lệ Tố Như ” dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 5-2015 tại rạp kim mã.

img_0430 img_0426 img_0417img_0431

Ekip sáng tạo :
– Kịch bản:Ts Trần Đình Ngôn
– Đạo diễn: Đoàn Đình Vinh
– Âm nhạc: Nhạc sỹ  Đào Tuấn Hải
– Thiết kế mỹ thuật: Họa sỹ – NSUT Hoàng Song Hào
– Họa sỹ thể hiện: Đậu Quang Anh
– Biên đạo múa: NSUT Nguyễn Thị Chinh ( An chinh )
– Hướng dẫn hát truyền thống: NSUT Đoàn Thanh Bình

Nhà hát chèo Việt Nam chính thức tổng duyêt vở ” Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật” vào ngày 12-8-2015

VỞ CHÈO: NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Nhà hát Chèo Việt Nam công diễn vở mới NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Đạo Phật ra đời cách đây hàng nghìn năm, người  khai sáng ra Đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa của vương quốc Thích Ca. Ngài được sinh bởi Hoàng hậu MaYa và đức Vua Tịnh Phạn. Sống trong cung vàng lộng lẫy, nhưng ngay từ thủa ấu thơ Thái tử Tất Đạt Đa luôn trăn trở, suy tư về những trầm luân đau khổ của kiếp đời, kiếp người trong thế gian. Ẩn chứa bên trong vị Thái tử luôn trầm tư , suy tưởng là hiện thân của Thánh Nhân với đầy đủ những tinh túy thiên bẩm: Đại Đức, Đại Dũng, Đại Trí, Đại Từ Bi.

3 6
img_0163-copy img_0149-copy
img_0160-copy img_0144-copy

Trải qua những gian nan cực nhọc, những thử thách tột cùng của hiểm nguy và cạm bẫy. Trầm mình với những tháng năm tu tập, chiêm nghiệm theo nhiều dòng tu, pháp tu. Thái tử Tất Đạt Đa đã tự mình vượt qua một hành trình Giác Ngộ. Trong 49 ngày nhập tịnh dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài đã chứng ngộ và tự lý giải được tận gốc căn nguyên của vũ trụ, căn nguyên trong bể khổ luân hồi của con người, để từ đó , giác ngộ ra con đường giải thoát và cứu khổ cho khắp cõi chúng sinh. Thái tử Tất Đạt Đa đã Đắc đạo trở thành Phật, ngài chính thức là Đức Thế Tôn Như Lai Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đức Phật sẽ đi hoằng dương Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh khắp cõi, soi sáng con đường diệt khổ cho muôn dân.

Vở diễn: Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Kịch bản văn học: Giới Hạnh

Kịch bản Chèo: Lê Thế Song
Cố vấn: Thượng tọa Thích Đức Thiện.

Đạo diễn: Lê Tuấn Cường

Nhạc sỹ: NSƯT Hoàng Anh Tú- Duy Hòa

Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Vương Duy Biên- Thể hiện Duy Kiên

Biên đạo múa: NSND Kim Chung

Hướng dẫn hát truyền thống : NSƯT Khắc Tư

Ánh sáng: Hà Kiên

Âm thanh: Khắc Đức- Bá Phượng

Chủ nhiệm: Phó giám đốc  Nguyễn Ngọc Kình

Chỉ đạo nghệ thuật: Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, Đạo diễn NSƯT Thanh Ngoan

Tổng duyệt vở diễn vào ngày 12/8/2014

Công diễn từ ngày: 13-8-2015

Vé bán tại rạp: Kim mã
Giá vé: 200,000 / 1 vé

Đặt hàng:0984195833 – 0912016624

Xin trân trọng giới thiệu và xin cảm ơn quý khán giả quan tâm.

Nghệ thuật Chèo tìm đường đổi mới

GD&TĐ – Cũng như nhiều môn nghệ thuật khác, nghệ thuật chèo đang rơi vào tình trạng khó khăn trước cơ chế thị trường và cơn lốc xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai.

Những buổi diễn vắng khách triền miên khiến cho không ít nghệ sĩ trăn trở, khát khao tìm một lối đi mới cho nghệ thuật chèo.

Vốn cổ mai một

Vào những năm 60, 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước, chèo với đề tài hiện đại này đã góp phần làm nên một thời kỳ cực thịnh của sân khấu. Có thể kể đến “Đường về trận địa” của Tào Mạt, Hoài Giao, “Sợi tơ vàng” của Việt Dung, “Những cô thợ dệt” của Trần Huyền Trân…

Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình giải trí mới ra đời, nhiều người đã không còn mặn mà với sân khấu chèo nữa, sân khấu truyền thống nói chung nghệ thuật chèo nói riêng dần dần mất đi vị thế của mình. Nhiều năm nay, việc bán vé cho các đêm diễn chèo, tuồng truyền thống dường như chỉ còn trong “giấc mơ” của những người làm nghề.

Đã có nhiều giải pháp để “cứu” nghệ thuật truyền thống như Dự án đưa chèo vào trường học, dự án “Long Thành diễn xướng” nhưng đến nay, các môn nghệ thuật này vẫn rơi vào khủng hoảng, nhất là vấn đề nhân lực.

Đạo diễn Lê Tuấn Cường, Phó Trưởng phòng Nghệ thuật Nhà hát Chèo Việt Nam cho rằng, nghệ thuật truyền thống không thu hút được giới trẻ theo học vì người ta nhìn thấy mức sống của anh em nghệ sĩ truyền thống rất khó khăn. Trong khi đó, đào tạo chèo vô cùng khó khăn, vất vả trong nhiều năm trời thế nhưng thu nhập hát một giờ không bằng cát-sê 1/100 ca sĩ thị trường. “Cả đoàn chúng tôi diễn một tối cát-sê 20 triệu đồng với 40 con người, 3 ô tô phục vụ, không bằng cát-sê của một ca sĩ thị trường. Điều này là một trong những nguyên nhân không thu hút được các em học sinh đến với nghệ thuật chèo”.

Nỗ lực vực dậy nghệ thuật chèo

Bộ VH-TT&DL đã có văn bản về việc phối hợp tổ chức thực hiện “Đề án đào tạo diễn viên, nhạc công cho các đơn vị nghệ thuật Tuồng, nghệ thuật Chèo, nghệ thuật Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp trong cả nước giai đoạn 2016 – 2020”. Thông tin này được đưa ra trước thềm mùa tuyển sinh nghệ thuật chuyên nghiệp 2016 – 2017.

Theo đó, Bộ VH-TT&DL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TPHCM, Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam tổ chức thực hiện đào tạo diễn viên, nhạc công cho các đơn vị nghệ thuật tuồng, nghệ thuật chèo trong cả nước theo Đề án đã được Bộ VH-TT&DL phê duyệt.

Trước đó, năm 2013, nhằm giải quyết sự thiếu hụt lực lượng nghệ sĩ, Nhà hát Chèo Việt Nam trực thuộc Bộ VH-TT&DL đã xin cơ chế tổ chức đào tạo diễn viên theo phương pháp truyền nghề tại đơn vị. Hiện nay, Nhà hát Chèo Việt Nam đang rất vui mừng khi đào tạo được khóa học hơn 20 học sinh hệ trung cấp (độ tuổi 15 – 18 ở các tỉnh, thành phía Bắc) với nhiều gương mặt tiềm năng cho nghệ thuật chèo, từ đào, kép cho đến nhạc công… Đây là những nỗ lực cho thấy sự quyết liệt đẩy lùi khó khăn, mở ra nhiều cánh cửa đón người yêu nghệ thuật truyền thống.

Công bằng mà nói, khi người nghệ sỹ còn “mướt mải” lo chuyện cơm áo, làm việc tay trái, “chân ngoài dài hơn chân trong” thì sân khấu truyền thống còn trì trệ, thậm chí là phải đối mặt với nguy cơ thất truyền là điều không quá khó để hiểu. Thiết nghĩ, để các nghệ sĩ sống được bằng nghề và trụ vững trong xã hội hiện đại vốn vô vàn những lựa chọn giải trí… thì chúng ta không chỉ đơn độc trông chờ vào sự nỗ lực và hy sinh không mệt mỏi của các nghệ sĩ, mà Nhà nước và các cơ quan, đơn vị chức năng cần tạo điều kiện và có những chính sách đãi ngộ phù hợp hơn. Đặc biệt, cần lắm sự thay đổi về nhận thức và ứng xử của cộng đồng với nghệ thuật truyền thống.

Theo Đề án, năm 2016 tuyển sinh đào tạo diễn viên, nhạc công sân khấu tuồng và sân khấu chèo, năm 2017 tuyển sinh đào tạo diễn viên, nhạc công đối với cải lương và dân ca kịch. Đối với nghệ thuật tuồng, chèo mỗi đơn vị tuyển 15 diễn viên và 5 nhạc công, đối với nghệ thuật cải lương, dân ca kịch mỗi đơn vị được tuyển 10 diễn viên và 3 nhạc công. Khu vực tuyển sinh tại 35 tỉnh, thành phố trực thuộc trên toàn quốc và mỗi chuyên ngành sẽ lựa chọn địa bàn tuyển sinh theo sự phát triển nghệ thuật truyền thống ở từng khu vực.

(Nguồn: Báo mới)